Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > Góc "Tám"

Góc "Tám" Giao lưu, Kết bạn,Chuyện trò,Tán gẫu

Giờ mới biết Ông Diệm và Ông Giáp cùng quê

Giờ mới biết Ông Diệm và Ông Giáp cùng quê

this thread has 0 replies and has been viewed 2293 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 14-06-2010, 04:48 PM   #1
Hồ sơ
Huy90A
CEO LQDFF
 
Huy90A's Avatar
 
Tham gia ngày: Jun 2008
Số bài viết: 288
Tiền: 25
Thanks: 31
Thanked 339 Times in 104 Posts
Huy90A is on a distinguished road
Default Giờ mới biết Ông Diệm và Ông Giáp cùng quê

Trích bài của Trương Duy Nhất:

Ngôi nhà tướng Giáp được phục dựng năm 1977 trên chính nền nhà xưa của thân phụ- cụ Võ Quang Nghiêm, thuộc làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Một ngôi nhà đặc trưng của cư dân vùng Lệ Thủy: 3 gian 2 chái 5 lồng. Người nhận trách nhiệm trông coi “ngôi nhà Đại tướng” là ông Võ Đại Hàm, cháu gọi tướng Giáp bằng ông (ông nội ông Hàm và tướng Giáp là anh em chú bác).
An Xá là vùng đất linh. Tiền khai khẩn làng An Xá là cụ Ngô Quí Công. Tương truyền xưa hai làng An Xá và Đại Phong là một. Đến triều nhà Mạc, trong lần đi ngang An Xá, một ông thầy phong thủy người Tàu phát hiện mạch đất này sẽ sớm sinh người tài, có cơ đứng dậy lật đổ nhà Mạc, bèn tìm cớ tấu xui nhà Mạc cho đào một con hói chạy ngang từ sông Kiến Giang vào để cắt long mạch. Nhờ con hói này, triều mạc vững và trị vì được suốt 66 năm.
Con hói đó vẫn còn mãi đến ngày nay với cái tên Hói Đợi. Ban đầu, nó chỉ là một cái mương nhỏ (hói, người miền Trung gọi là mương) với chức phận “cắt long mạch”. Sau đó, cứ mỗi mùa lúa, cư dân trong vùng lại cơi thêm để dẫn nước về đồng. Đào cơi mãi, con hói Đợi càng ngày thêm rộng và sâu hơn. Và có lẽ vì sự khoét thêm này đã tạo ra sự cắt chia hai mạch đất linh An Xá- Đại Phong. Để rồi trên hai mạch đất linh bị cắt khoét kia sinh ra hai vĩ nhân: Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm (dù người theo nghĩa cộng, kẻ theo nghĩa trừ). Bờ bắc hói Đợi là làng An Xá sinh ông Giáp. Bờ nam hói Đợi là làng Đại Phong sinh ra ông Diệm.
Ông Giáp không sinh trong nhà. Nơi ông cất tiếng khóc chào đời là tại gốc mít trước sân. Khi sinh hạ, thân mẫu ông nằm ở một cái trại (lán) nhỏ nơi gốc mít. Ông Hàm kể vậy. Còn vì sao thì ông Hàm bảo không biết.
Phía làng ông Diệm giờ chỉ còn 2 nhà trong họ Ngô Đình, tương đối gần với ông Diệm. Nền nhà cũ ông Diệm thuộc xóm Đội 3. Ngay trên khu nền đó giờ là nhà anh Ngô Đình Dũng, người cháu xa trong họ. Anh Dũng đi bộ đội, phấn đấu “trầm trầy trầm trật” mãi sáu bảy lần cho mãi đến năm 1982 mới vào Đảng được. Dũng kể: Gia phả nhà họ Ngô bị xé đốt sạch từ năm 1960. Sau này, họ Ngô Đình đổi hết sang Ngô Đức, Ngô Quốc, Ngô Minh…
Cách quê ông Diệm, ông Giáp không xa là một ngọn núi linh tên An Mã. Tương truyền ngôi mộ tổ của nhà họ Ngô vốn được xây trên đó. Nhiều người kể rằng đầu năm 1963, một đại đội lính Cụ Hồ được cử về cắm tại ngay chân núi này. Không biết làm nhiệm vụ gì, dân trong làng chỉ thấy quanh năm suốt tháng họ ôm cuốc xẻng đào khoét quanh chân núi. Ròng rã hơn 10 tháng trời, khi quanh chân núi An Mã bị khoét thành một con mương sâu hoắm thì nhà họ Ngô đổ và bị sát hại ngày 2-11-1963.
Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng việc bộ đội đào “giao thông hào” quanh núi An Mã chính là phép cắt long mạch nhà họ Ngô. Thậm chí có người còn cho rằng đó là chỉ đạo của cụ Hồ. Không biết đúng sai bao phần, nhưng vết tích của “giao thông hào” dưới chân An Mã vẫn còn.
Nhưng ông Hàm (người trông giữ nhà tướng Giáp) thì bảo không nghe chuyện này. Theo ông Hàm, xưa kia khi phát hiện ra dấu tích một khu mộ uy nghi trên đỉnh An Mã, cư dân trong vùng tin rằng đó là khu mộ tổ nhà họ Ngô. Mà mộ tổ nhà Ngô thì chắc phải lắm của. Thế là đêm đêm người này kẻ nọ rủ nhau lén đào trộm tìm... của!
Thôi thì mỗi người một tích. Tin hay không và đoán thế nào tùy ở cách nhìn.
Lần này về quê tướng Giáp cùng tôi có thêm nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Tôi thích dòng này của gã đầu bạc: “Dòng Kiến Giang vẫn chảy muôn đời. Những người dân bình thường, vô danh vẫn sống cuộc sống giản dị hàng ngày của họ. Nhưng chính họ làm ra đất nước. Chính họ làm nên lịch sử. Áo bẩn chính tay họ giặt”.

Hói Đợi

Bên bờ nam là làng Đại Phong quê ông Diệm

Phía bờ bắc là làng An Xá quê ông Giáp

Phạm Xuân Nguyên trước cổng nhà tướng Giáp


Nhà tướng Giáp
Anh Ngô Đình Dũng (bên phải) trước ngôi nhà của mình được xây trên chính khu nền xưa của nhà ông Diệm (ảnh chụp năm 2000)

Trước tấm bảng vào nhà tướng Giáp, “dòng Kiến Giang vẫn chảy muôn đời. Những người dân bình thường, vô danh vẫn sống cuộc sống giản dị hàng ngày của họ. Nhưng chính họ làm ra đất nước. Chính họ làm nên lịch sử. Áo bẩn chính tay họ giặt”.
__________________
Làm trai, gõ phím bình thiên hạ.
Anh hùng, click chuột định giang sơn.
Huy90A is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Huy90A vì bạn đã đăng bài:
H2o100 (15-06-2010), trongbangpham (17-06-2010)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi nhk Chuyện trẻ thơ 0 16-04-2009 11:44 AM
Chuẩn trẻ 5 tuổi phanphuong ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 8 28-02-2009 02:26 PM
Chat đêm tieunhoc Góc "Tám" 93 14-11-2008 01:06 AM
Óc thán thưởng là gì? raykid2 Nghệ thuật sống 0 01-01-1970 07:00 AM
Liên Thanh Quyết Ngo Tuan Hiep Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 4 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:19 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps