PDA

View Full Version : Ăn xin: cho hay không?


phanphuong
05-03-2010, 09:53 AM
Thử đặt câu hỏi: Bạn có cho ăn xin hay không?
Thường sẽ gặp một trong ba câu trả lời sau:
1- Không bao giờ.
2- Luôn luôn.
3- Tùy theo người ăn xin đó ra sao.
---
pp là người đầu tiên trả lời: 1-Không bao giờ.

cobemongmo
05-03-2010, 09:57 AM
Câu trả lời của em là tùy theo người. Đa số em sẽ cho những cụ già lớn tuổi, những người tàn tật. Đối với những trẻ em xin ăn, nếu có thể chỉ cho ăn không cho tiền. Hết:tounge_smile:

nobipotter
05-03-2010, 10:01 AM
hên xui... nếu xét đúng nghĩa của việc bố thí thì không quan tâm đến người ăn xin đó.. ai xin thì cho.

TheDeath
05-03-2010, 10:18 AM
Ăn xin là xin chuyên nghiệp... sống bằng nghề ngửa tay là không cho! TheDeath chỉ cho mấy đứa bán dạo... Mời vé số cho tiền, mời mua báo cho tiền, mời đánh giày cho tiền... nhưng xin tiền lại không cho tiền!

nobipotter
05-03-2010, 10:24 AM
Làm sao biết đứa nào chuyên nghiệp đứa nào bán chuyên nghiệp...
Đứa nào nghèo thiệt đứa nào nghèo giả...http://a.abcnews.com/images/Health/rt_dede_080415_ssv.jpg

ANh này xin tiền cho hox???

TheDeath
05-03-2010, 10:31 AM
Thực tế là anh này không xin tiền! Chưa thấy trường hợp nào ngửa tay xin tiền mà không phải là xin tiền chuyên nghiệp nên tạm thời xếp như vậy! Mai mốt có bán chuyên thì tính tiếp!

phanphuong
05-03-2010, 11:02 AM
Nhìn cái hình thấy gớm quá, chạy không kịp ở đó còn dừng lại cho tiền! :))
---
Mới đọc loạt bài báo, hiện giờ có 2 loại ăn xin phổ biến, toàn là của dân chuyên nghiệp:
1. Luồng từ campuchia tràn sang. Có cả gia đình đi ăn xin. Chẳng những ở những thành phố lớn mà có cả tỉnh lẻ như Long An ...
2. Bọn chăn dắt, có thể gọi đó là bọn đầu gấu. Kiếm người già từ những vùng quê nghèo, tập trung lại và cho đi xin. Sáng chở đi, chiều lại về. Quan trọng là: TIỀN ăn xin phần lớn vào túi của bọn đầu gấu.
---
Thiết nghĩ cũng xét sơ qua về "động cơ" của hành động cho tiền. Theo cá nhân pp, rất là phức tạp:
1- Do tín ngưỡng, đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Bố thí là một hành động rất đẹp, pp không rành lắm. Nhờ các bác khác giải thích thêm.
2- Do giáo dục. Hồi nhỏ đi học, học đọc truyện cổ tích. Hay có vụ, một bà tiên/ông phật nào đó giả dạng thành người ăn xin, thế rồi tay nghèo rớt mồng tơi giúp và trở nên...giàu sụ.
3- Do tâm linh. Giúp người khác để tạo phúc đức!?
4- Hoặc đơn giản. Là do không muốn bị quấy rầy. Dùng tiền để xua đuổi phiền phức mà mình vô tình vướng phải. Mấy cặp tình nhân ôm ấp nơi công cộng hay bị vụ này.
5- Muốn tỏ ra là rộng rãi!? Đừng bất ngờ nghen bà con, pp đã quan sát và thấy rõ một anh chàng, trước đó đuổi như tà ma một em bé ăn xin, và sau đó cho 10k một thằng nhóc đến xin vì bạn gái vừa kịp tới! :))
6- Cuối cùng, lòng tốt. Muốn giúp được gì đó cho người bất hạnh. Tại sao lại xếp cuối cùng. Vì, pp nghĩ đa số các trường hợp, đồng tiền này không thực hiện được mục đích của nó (đã vào tay bọn đầu gấu, vào rượu ....).

Đặt câu hỏi, nếu cả xã hội, nhỏ hơn là một thành phố, không ai cho hết thì có người ăn xin không?
Có người trả lời, không thể nào có chuyện đó. Luôn luôn có người cho tiền, xã hội quá phức tạp.
Có người sẽ giận dữ, thế thì sẽ có người chết đói trên đường phố.
Chợt nhớ đến Pôn Pốt! :)

saurieng
05-03-2010, 06:15 PM
Mình là mình ko cho ai một xu. Tiền của ông đố thằng nào lấy được! :shades_smile:

phanphuong
06-03-2010, 02:31 PM
Yếu tố văn hóa là quan trọng nhất trong việc quyết định hành vi ...cho tiền. Trung Quốc là một ví dụ.
Ăn mày ở xứ họ thậm chí được ca ngợi, cụ thể là huyền thoại về Cái Bang. Cái Bang là gì, là ban hội tập hợp những người ăn mày. Trong truyện Kim Dung cũng hết sức ca ngợi Cái Bang, lãnh tụ của họ là Hồng Thất Công được mô tả như một anh hùng kinh bang tế thế. Hoặc chàng Tiêu Phong đẹp trai, anh hùng khí phách trong Thiên Long Bát Bộ.
Mới đây, ở xứ họ đã lên một cơn sốt vì một người ăn mày ....đẹp trai có dáng như Tiêu Phong trong kiếm hiệp.
http://w11.vnexpress.net/GL/Vi-tinh/Giai-tri/2010/03/3BA19527/
Phải nói tay nào khéo chụp hình thiệt
http://w11.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/95/27/0-1.jpg
Chưa đến TQ nhưng có thể đoán mơ hồ rằng xứ họ chắc có nhiều ăn mày. :thumbs_up:

Độc Cô Cầu Bại
08-03-2010, 09:55 AM
Không cho. Phần lớn là giả ăn xin. Cho, hại nhiều hơn lợi. Hiện tại dọc tuyến đường Cộng Hòa dán mấy biểu ngữ về nạn ăn xin. Cũng nên vậy.

lbt90B
08-03-2010, 09:36 PM
Không cho, nhưng thỉnh thoảng dao động, đổi ý. Mà lúc nào thì dao động? Hên xui.
Nhưng luôn có qui tắc bất di bất dịch (cho tới bây giờ vẫn còn giữ), là khi đi với người khác, nhất là khác phái, luôn chủ động tỏ thái độ khi rõ khi nhẹ, đủ để ăn xin và người khác biết, đối với tui, nhóm đàn ông không có gì phải xấu hổ khi không cho tiền ăn xin trước mặt tui (đừng có mà lợi dụng tui để xin tiền người khác nhe :) )

lbt90B
08-03-2010, 09:44 PM
Từ nhỏ tới lớn chỉ thấy duy nhất 1 bà ăn xin đáng cho, và đáng trân trọng.
Bà đi xe bus vô thị xã, đi xin mỗi nhà 1 ít, đủ ăn là thôi, về, 1 thời gian sau hết mới đi xin lại. Không hề ghé nhà người ta lúc đang có khách. Có khi ghé nhà xin ly nước uống. Lúc nào mẹ mình cũng lấy ly nước, mời ngồi ghế nghỉ, cho ít tiền, nhưng bà chỉ ngồi bệt xuống hiên nhà, nhận ly nước, cám ơn, tiền thì khi nhận khi không, và rất ý tứ, có khi đi qua nhà luôn không ghé.
Sau này, lúc bệnh nhiều, bà đi thường xuyên hơn, nhưng tuyệt nhiên không mở miệng xin thường xuyên, không kể khổ. Khi mẹ mình cho thường xuyên hơn, thì bà vẫn nhận nhưng có vẻ rất áy náy.

nobipotter
08-03-2010, 11:29 PM
Đọc bài này thấy rất hay: http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/3043-ve-hanh-bo-thi.html gửi anh em xem thử.
Có một nhận định rất hay là đạo Phật trả lời được tất cả các câu hỏi mà tôn giáo khác chưa chắc trả lời được. Do đó, nếu có 1 thắc mắc nào nên thử tìm trong đạo Phật, đôi khi câu trả lời làm mình giật mình, vì tư tưởng của Phật đi quá xa.

Độc Cô Cầu Bại
09-03-2010, 08:23 AM
Từ nhỏ tới lớn chỉ thấy duy nhất 1 bà ăn xin đáng cho, và đáng trân trọng.
Bà đi xe bus vô thị xã, đi xin mỗi nhà 1 ít, đủ ăn là thôi, về, 1 thời gian sau hết mới đi xin lại. Không hề ghé nhà người ta lúc đang có khách. Có khi ghé nhà xin ly nước uống. Lúc nào mẹ mình cũng lấy ly nước, mời ngồi ghế nghỉ, cho ít tiền, nhưng bà chỉ ngồi bệt xuống hiên nhà, nhận ly nước, cám ơn, tiền thì khi nhận khi không, và rất ý tứ, có khi đi qua nhà luôn không ghé.
Sau này, lúc bệnh nhiều, bà đi thường xuyên hơn, nhưng tuyệt nhiên không mở miệng xin thường xuyên, không kể khổ. Khi mẹ mình cho thường xuyên hơn, thì bà vẫn nhận nhưng có vẻ rất áy náy.

Hồi nhỏ ở dưới quê L cũng từng gặp người ăn xin vậy. Ngày đó nghèo khổ lắm nhưng cũng nhín chút tí gạo, chén nước mưa cho họ. Cái đó không có gì để nói. Bây giờ giả ăn xin mà cho gì. Cho là dung túng cho những kẻ chây lười lao động, tiếp tai bóc lột và đối xử tàn nhẫn với người già, trẻ em. Bực nhất là những kẻ đội lốt thầy tu đi bán nhang (điều này nhà chùa đã cấm từ lâu). Muốn làm từ thiện có nhiều cách để làm. Ủng hộ QHB, giúp đỡ người khó khăn cũng là cách mà.

phanphuong
09-03-2010, 08:57 AM
Đọc bài này thấy rất hay: http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/3043-ve-hanh-bo-thi.html gửi anh em xem thử.
Có một nhận định rất hay là đạo Phật trả lời được tất cả các câu hỏi mà tôn giáo khác chưa chắc trả lời được. Do đó, nếu có 1 thắc mắc nào nên thử tìm trong đạo Phật, đôi khi câu trả lời làm mình giật mình, vì tư tưởng của Phật đi quá xa.
Có khi nào đại ca ...giác ngộ rồi lập chùa hông! Đừng nhe anh! :))
---
Để rộng đường dư luận, pp muốn đề cập thêm những người ăn xin ...cao cấp.
Họ là những người ăn mặc lịch sự, ngồi ở các góc đường, nhà ga để xin tiền. Nhưng họ không lấy tiền, mà muốn nhận tiền bố thí bằng sức lao động. Đó là những "nghệ sĩ" đường phố.
Từ chơi đàn, hát, đánh trống, biểu diễn xiếc, nhảy múa ... đến các môn nghệ thuật đương đại như xếp đặt, tượng người ...
Đa phần họ thật sự kiếm tiền trên phố, nhưng cũng có người muốn ra đường phố để thể hiện nỗi khát khao nghệ thuật, tính nghệ sĩ của mình.
Ở VN ít thấy, nhưng cũng có những nghệ sĩ ăn xin hát trên đường phố, thường là người tàn tật. Nhớ hồi nhỏ ở Tân An, có đôi vợ chồng ăn xin hát vọng cổ cực kỳ mùi. Ông mù, đàn không điêu luyện nhưng cực kỳ mùi. Bà vợ (hình như khuyết tật ở tay) vừa dắt ông vừa cất lời ca tiếng nhạc:
- "Anh hỏi em sao, đời mình vui khi đời sầu..."
Hết tân đến vọng cổ, luôn não nề và truyền cảm. Đôi vợ chồng đi đến đâu, cả xóm con nít bu ra xem. Nhớ bà ngoại hay lấy tiền ra cho ...
(đây là clip tình cờ tìm được trên youtube, đàn ca bình thường, chứ không tuyệt vời như đôi vợ chồng mù ngày xưa đâu!)
MBi6hBrpgqQ
Có những người bán vé số, cho tiền không lấy. Dấm dúi tiền lắm họ mới lấy (vì không biết sao từ chối).
Đó là ngày xưa, xưa lắm rồi.
---
Nhưng.
Cũng có những "nghệ sĩ" khủng khiếp hơn, đàn rất dở, hát rất kinh khủng, cũng dắt díu đi xin ăn. Thường làm khiếp vía các thực khách. Hát xin rồi xin tiền, ai không cho thì họ...hát tiếp. :))

phanphuong
10-03-2010, 08:47 AM
Ăn mày tuyển thư ký.
Ăn mày nuôi con học đại học.
Ăn mày kiêm luôn quảng cáo.
Ăn mày khỏa thân để xin.
Ăn mày có tờ báo riêng của mình.
Thế giới muôn mặt thật. http://www.vtc.vn/311-240893/quoc-te/sung-sot-chuyen-an-may-tuyen-thu-ky-va-di-quang-cao.htm

Độc Cô Cầu Bại
10-03-2010, 10:39 AM
Có khi nào đại ca ...giác ngộ rồi lập chùa hông! Đừng nhe anh! :))
---
Để rộng đường dư luận, pp muốn đề cập thêm những người ăn xin ...cao cấp.
Họ là những người ăn mặc lịch sự, ngồi ở các góc đường, nhà ga để xin tiền. Nhưng họ không lấy tiền, mà muốn nhận tiền bố thí bằng sức lao động. Đó là những "nghệ sĩ" đường phố.
Từ chơi đàn, hát, đánh trống, biểu diễn xiếc, nhảy múa ... đến các môn nghệ thuật đương đại như xếp đặt, tượng người ...
Đa phần họ thật sự kiếm tiền trên phố, nhưng cũng có người muốn ra đường phố để thể hiện nỗi khát khao nghệ thuật, tính nghệ sĩ của mình.
Ở VN ít thấy, nhưng cũng có những nghệ sĩ ăn xin hát trên đường phố, thường là người tàn tật. Nhớ hồi nhỏ ở Tân An, có đôi vợ chồng ăn xin hát vọng cổ cực kỳ mùi. Ông mù, đàn không điêu luyện nhưng cực kỳ mùi. Bà vợ (hình như khuyết tật ở tay) vừa dắt ông vừa cất lời ca tiếng nhạc:
- "Anh hỏi em sao, đời mình vui khi đời sầu..."
Hết tân đến vọng cổ, luôn não nề và truyền cảm. Đôi vợ chồng đi đến đâu, cả xóm con nít bu ra xem. Nhớ bà ngoại hay lấy tiền ra cho ...
(đây là clip tình cờ tìm được trên youtube, đàn ca bình thường, chứ không tuyệt vời như đôi vợ chồng mù ngày xưa đâu!)
MBi6hBrpgqQ
Có những người bán vé số, cho tiền không lấy. Dấm dúi tiền lắm họ mới lấy (vì không biết sao từ chối).
Đó là ngày xưa, xưa lắm rồi.
---
Nhưng.
Cũng có những "nghệ sĩ" khủng khiếp hơn, đàn rất dở, hát rất kinh khủng, cũng dắt díu đi xin ăn. Thường làm khiếp vía các thực khách. Hát xin rồi xin tiền, ai không cho thì họ...hát tiếp. :))

Cái này không phải là ăn xin. :tounge_smile:

Gem
10-03-2010, 01:37 PM
cô bạn Rox của Gem nói ăn mày nước ngoài cũng hay lắm nhe, họ không có ăn bận rách rước bò bò lết lết như dân Châu Á đâu, rất lịch sự , họ tự sơn vào người như những bức tượng hoặc trình diễn những điệu nhảy như robot hoặc đơn giản chỉ cần cây đàn violon là đủ, dễ thấy phía trứoc sẽ có cái nón để khách qua đường cho tiền, họ không làm phiền lòng bất cứ ai, ai thích thì cho tiền.

Còn ở bên mình, tối tối ở các quán nhậu lề đường, có mấy anh chàng làm xiếc khạc lửa , nuốt rắn, cũng là ăn xin đó nhưng chuyên nghiệp hơn, và có lẽ là làm phiền hơn ví dụ ở trên nên cũng ít người cho tiền hơn, nếu tìm hiểu về " văn hóa ăn mày " cũng là một công trình nguyên cứu chứ chẳng chơi đâu à nha. :regular_smile: