Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > Chia sẻ kinh nghiệm > Tư vấn - Hướng nghiệp

Vào phòng thi trắc nghiệm: nên chuẩn bị gì?

Vào phòng thi trắc nghiệm: nên chuẩn bị gì?

this thread has 0 replies and has been viewed 16973 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 23-04-2007, 12:43 PM   #1
Hồ sơ
LeGiangLA
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2006
Số bài viết: 26
Tiền: 25
Thanks: 1
Thanked 4 Times in 3 Posts
LeGiangLA is on a distinguished road
Default Vào phòng thi trắc nghiệm: nên chuẩn bị gì?

Vào phòng thi trắc nghiệm: nên chuẩn bị gì?

TT - Trong phòng thi TS nên làm bài thi trắc nghiệm như thế nào? Làm sao để tránh phạm quy, cần mang theo những gì ngoài bút mực, bút chì, tẩy? Tô bài thi như thế nào để máy có thể đọc dễ dàng tránh thiệt thòi? Làm sao tránh hoang mang khi làm bài thi, có nên bỏ bài thi giữa chừng...
25 lưu ý khi làm bài thi và 11 lưu ý trước khi vào phòng thi của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) là điều cần phải tham khảo, trước khi TS bước vào phòng thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ....
1. Thí sinh (TS) thi các môn trắcnghiệm tại phòng thi mà TS thi các môn tự luận. Mỗi TS có số báo danh gồm 6 chữ số: 2 chữ số đầu là mã số Hội đồng/ Ban coi thi; 4 chữ số sau là số thứ tự của TS trong danh sách, từ 0001 đến hết.
2. Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy chế quy định, để làm bài trắc nghiệm, TS cần mang bút mực (hoặc bút bi), bút chì đen, gọt bút chì, tẩy vào phòng thi; nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.
3. Trong phòng thi, mỗi TS được phát 1 tờ phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) có chữ ký của 2 giám thị và 1 tờ giấy nháp. TS giữ cho tờ phiếu TLTN phẳng, không bị rách, bị gập, bị nhàu, mép giấy bị quăn; đây là bài làm của thí sinh, được chấm bằng máy.
4. TS dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ vào các mục để trống (từ số 1 đến số 9: Tỉnh, thành phố hoặc trường đại học, cao đẳng; Hội đồng/ Ban coi thi v.v...); chưa ghi mã đề thi (mục 10). Lưu ý ghi số báo danh với đầy đủ 6 chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục số 9 trên phiếu TLTN). Sau đó, dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột.
5. Khi nhận đề thi, TS phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép.
6. Khi cả phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị, TS bắt đầu xem đề thi:
a) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, TS phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
b) Ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Đề thi có mã số riêng, TS xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi (mục số 10 trên phiếu TLTN); sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.

7. Trường hợp phát hiện đề thi bị thiếu trang, TS được giám thị cho đổi bằng đề thi dự phòng có mã đề thi tương ứng (hoặc mã đề thi khác với mã đề thi của 2 TS ngồi hai bên).
8. Theo yêu cầu của giám thị, TS tự ghi mã đề thi của mình vào 2 danh sách nộp bài. Lưu ý, lúc này (chưa nộp bài) TS tuyệt đối không ký tên vào danh sách nộp bài.
9. Thời gian làm bài thi là 60 phút đối với bài thi tốt nghiệp THPT và 90 phút đối với bài thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
10. Trường hợp khi làm bài, 2 TS ngồi cạnh nhau có cùng mã đề thi, theo yêu cầu của giám thị, TS phải di chuyển chỗ ngồi để đảm bảo 2 TS ngồi cạnh nhau (theo hàng ngang) không có cùng mã đề thi.
11. Chỉ có phiếu TLTN mới được coi là bài làm của TS; bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.

12. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi.
13. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn; ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, TS dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn.
14. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, TS tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
15. Khi làm từng câu trắc nghiệm, TS cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu TLTN. Chẳng hạn TS đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì TS tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu TLTN.
16. Làm đến câu trắc nghiệm nào TS dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu TLTN, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu TLTN, vì dễ bị thiếu thời gian.
17. Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu TLTN. Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này máy sẽ không chấm và câu đó không có điểm.
18. Số thứ tự câu trả lời mà TS làm trên phiếu TLTN phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu TLTN.
19. Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này TS nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.
20. TS không ra ngoài trong suốt thời gian làm bài. Trong trường hợp quá cần thiết, phải báo cho giám thị ngoài phòng thi hoặc thành viên của Hội đồng/Ban coi thi biết; không mang đề thi và phiếu TLTN ra ngoài phòng thi.
21. Trước khi hết giờ làm bài 10 phút, được giám thị thông báo, một lần nữa, TS kiểm tra việc ghi Số báo danh Mã đề thi trên phiếu TLTN.
22. TS làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.
23. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, TS phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống; đặt phiếu TLTN lên trên đề thi; chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. TS không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, TS phải ký tên vào danh sách TS nộp bài.

24. TS chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép TS ra về.
25. TS được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình sau khi đã làm các thủ tục theo quy chế.
(Còn tiếp)
(N.P. tổng hợp)
Mẫu phiếu TLTN dùng cho TS thi tốt nghiệp THPTMẫu phiếu TLTN dùng cho TS thi tuyển sinh ĐH

Vào phòng thi trắc nghiệm: nên chuẩn bị gì?
TT - Trong phòng thi TS nên làm bài thi trắc nghiệm như thế nào? Làm sao để tránh phạm quy, cần mang theo những gì ngoài bút mực, bút chì, tẩy? Tô bài thi như thế nào để máy có thể đọc dễ dàng tránh thiệt thòi? Làm sao tránh hoang mang khi làm bài thi, có nên bỏ bài thi giữa chừng...
25 lưu ý khi làm bài thi và 11 lưu ý trước khi vào phòng thi của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) là điều cần phải tham khảo, trước khi TS bước vào phòng thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ....
1. Thí sinh (TS) thi các môn trắcnghiệm tại phòng thi mà TS thi các môn tự luận. Mỗi TS có số báo danh gồm 6 chữ số: 2 chữ số đầu là mã số Hội đồng/ Ban coi thi; 4 chữ số sau là số thứ tự của TS trong danh sách, từ 0001 đến hết.
2. Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy chế quy định, để làm bài trắc nghiệm, TS cần mang bút mực (hoặc bút bi), bút chì đen, gọt bút chì, tẩy vào phòng thi; nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.
3. Trong phòng thi, mỗi TS được phát 1 tờ phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) có chữ ký của 2 giám thị và 1 tờ giấy nháp. TS giữ cho tờ phiếu TLTN phẳng, không bị rách, bị gập, bị nhàu, mép giấy bị quăn; đây là bài làm của thí sinh, được chấm bằng máy.
4. TS dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ vào các mục để trống (từ số 1 đến số 9: Tỉnh, thành phố hoặc trường đại học, cao đẳng; Hội đồng/ Ban coi thi v.v...); chưa ghi mã đề thi (mục 10). Lưu ý ghi số báo danh với đầy đủ 6 chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục số 9 trên phiếu TLTN). Sau đó, dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột.
5. Khi nhận đề thi, TS phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép.
6. Khi cả phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị, TS bắt đầu xem đề thi:
a) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, TS phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
b) Ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Đề thi có mã số riêng, TS xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi (mục số 10 trên phiếu TLTN); sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.

7. Trường hợp phát hiện đề thi bị thiếu trang, TS được giám thị cho đổi bằng đề thi dự phòng có mã đề thi tương ứng (hoặc mã đề thi khác với mã đề thi của 2 TS ngồi hai bên).
8. Theo yêu cầu của giám thị, TS tự ghi mã đề thi của mình vào 2 danh sách nộp bài. Lưu ý, lúc này (chưa nộp bài) TS tuyệt đối không ký tên vào danh sách nộp bài.
9. Thời gian làm bài thi là 60 phút đối với bài thi tốt nghiệp THPT và 90 phút đối với bài thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
10. Trường hợp khi làm bài, 2 TS ngồi cạnh nhau có cùng mã đề thi, theo yêu cầu của giám thị, TS phải di chuyển chỗ ngồi để đảm bảo 2 TS ngồi cạnh nhau (theo hàng ngang) không có cùng mã đề thi.
11. Chỉ có phiếu TLTN mới được coi là bài làm của TS; bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.

12. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi.
13. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn; ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, TS dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn.
14. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, TS tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
15. Khi làm từng câu trắc nghiệm, TS cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu TLTN. Chẳng hạn TS đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì TS tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu TLTN.
16. Làm đến câu trắc nghiệm nào TS dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu TLTN, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu TLTN, vì dễ bị thiếu thời gian.
17. Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu TLTN. Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này máy sẽ không chấm và câu đó không có điểm.
18. Số thứ tự câu trả lời mà TS làm trên phiếu TLTN phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu TLTN.
19. Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này TS nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.
20. TS không ra ngoài trong suốt thời gian làm bài. Trong trường hợp quá cần thiết, phải báo cho giám thị ngoài phòng thi hoặc thành viên của Hội đồng/Ban coi thi biết; không mang đề thi và phiếu TLTN ra ngoài phòng thi.
21. Trước khi hết giờ làm bài 10 phút, được giám thị thông báo, một lần nữa, TS kiểm tra việc ghi Số báo danh Mã đề thi trên phiếu TLTN.
22. TS làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.
23. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, TS phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống; đặt phiếu TLTN lên trên đề thi; chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. TS không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, TS phải ký tên vào danh sách TS nộp bài.

24. TS chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép TS ra về.
25. TS được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình sau khi đã làm các thủ tục theo quy chế.
(Còn tiếp)
(N.P. tổng hợp)
Mẫu phiếu TLTN dùng cho TS thi tốt nghiệp THPTMẫu phiếu TLTN dùng cho TS thi tuyển sinh ĐH
LeGiangLA is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
câu chuyện Bát Mì MinhTien Nghệ thuật sống 3 02-11-2018 08:32 AM
Kỹ năng apply for Master & PhD? solidity Chia sẻ kinh nghiệm 9 09-07-2007 02:21 PM
Bộ GDĐT công bố môn thi tốt nghiệp THPT Vinh Loc 90A Dùi Mài Kinh Sử 0 30-03-2007 10:46 AM
3. Viết cho đàn em magicboy Nội san 7 16-03-2007 10:48 PM
Ý nghĩa ngày Tết và các phong tục MarsNIIT ..:: Điểm tin ::.. 2 13-02-2007 02:39 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:56 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps