Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Điểm tin ::..

..:: Điểm tin ::.. Tin tức Long An, tin trong và ngoài nước

..::..Chân trời kiến thức ..::..

..::..Chân trời kiến thức ..::..

this thread has 24 replies and has been viewed 12293 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #21
Hồ sơ
An Nhiên
Super Moderator
 
An Nhiên's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 782
Tiền: 25
Thanks: 284
Thanked 202 Times in 130 Posts
An Nhiên is on a distinguished road
Default

Thần giao cách cảm - sự thật hay tưởng tượng?
Có lần khi đang làm việc gì đó trong nhà thì bất ngờ bạn nghe như có tiếng nói bên trong con người bạn bảo bạn hãy gọi điện thoại đến một người nào đó.

Lúc nghe giọng nói của người bạn bên kia đầu dây, người ấy nói rằng anh ta cũng mới nghĩ đến chuyện phải gọi điện thoại cho bạn. Đó là một ví dụ đơn giản về thần giao cách cảm hay cảm từ xa.

Công việc nghiên cứu có hệ thống hiện tượng này đã được bắt đầu ngay từ năm 1882 tại Anh. Các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề này. Năm 1926, giáo sư L.L Vasyliev, Giám đốc Hội Nhân đạo Leningrad xuất bản cuốn sách nhan đề “Hiện tượng bí ẩn của tâm lý con người”.

Trong đó, tác giả mô tả một vài trường hợp gọi là thần giao cách cảm tự phát. Một vài cố gắng để ghi nhận trường điện từ xung quanh đầu người đã không thành công do thiếu sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại nhạy cảm. Tuy nhiên, ngày nay các nhà khoa học đã xác định được sự tồn tại của các sóng điện từ như thế.

Trước đây Liên Xô quan tâm đặc biệt đến hiện tượng thần giao cách cảm.

Vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX, một phòng thí nghiệm bí mật của viện sĩ Joseph Aideiman ở Liên Xô đã cố gắng chứng minh một cách khoa học sự tồn tại của thần giao cách cảm. Bộ Quốc phòng Liên Xô sau đó thành lập một đơn vị - gọi là “Phòng 241” - bao gồm 12 nhà khoa học trong các lĩnh vực: toán học, vật lý, sinh lý và y học để thực hiện các nghiên cứu trên người và thú vật.

Theo lời kể lại của Kirill Leontovich, một trong số 12 nhân vật này, có một vài kẻ lừa đảo trong các “nhà cận tâm lý”. Tuy nhiên, không ai muốn từ bỏ lãnh vực nghiên cứu của mình. Và để tránh khả năng lừa đảo từ phía người được thí nghiệm, các nhà khoa học bắt đầu tiến hành thí nghiệm trong khi các đối tượng hoàn toàn cách xa nhau.

Ngày nay, các nhà khoa học đã có các đánh giá khách quan hơn đối với vấn đề ngoại cảm từ xa. Ví dụ, giáo sư Natalya Bekhtereva không loại trừ khả năng “thần giao cách cảm có thể là một trong các năng lực siêu nhiên của tâm thần con người”. Các nhà khoa học khác của Nga đưa ra giả thuyết rằng, “thần giao cách cảm có thể tồn tại trong phạm vi các khoảng cách ngắn đối với các đối tượng”. Bởi vì, các tiến trình hóa-sinh và lý-sinh cùng liên kết với các tiến trình tâm thần trong não. Chúng lần lượt có thể phát ra bức xạ điện từ.

Các nhà khoa học nhận định rằng, hiện tượng thần giao cách cảm thường xảy ra giữa các cá nhân có quan hệ thân thiết, giữa vợ chồng. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng đã chứng minh điều đó





__________________
Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
An Nhiên is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #22
Hồ sơ
An Nhiên
Super Moderator
 
An Nhiên's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 782
Tiền: 25
Thanks: 284
Thanked 202 Times in 130 Posts
An Nhiên is on a distinguished road
Default

Tại sao khỉ thích bắt bọ chét?
Thực tế, trên mình khỉ chẳng có mấy bọ. Hành động hý hoáy trên lưng con khác của chúng là để tìm muối ăn.

Khỉ sau khi ra mồ hôi, nước bị bay hơi, còn đọng lại chất muối. Lâu dần, lớp muối này kết hợp thành cáu ghét ở trên da, trên chân lông con vật, tạo thành những hạt muối. Các món ăn của khỉ cũng chẳng được thêm muối vào, dần dần chúng cảm thấy thiếu chất muối, cho nên con nọ nhặt những hạt muối trên lưng con kia, hình thành nên một thói quen mà nhìn qua ta tưởng chúng bắt bọ chét.





__________________
Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
An Nhiên is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #23
Hồ sơ
An Nhiên
Super Moderator
 
An Nhiên's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 782
Tiền: 25
Thanks: 284
Thanked 202 Times in 130 Posts
An Nhiên is on a distinguished road
Default

Sử dụng điện thoại di động có an toàn hay không?
Cuộc tranh luận vẫn đang diễn ra gắt gao và đến nay, không ai có thể trả lời câu hỏi trên một cách xác đáng. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy điện thoại di động (ĐTDĐ) có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng về lâu dài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ĐTDĐ vô hại mà vì nó là một công nghệ còn quá mới mẻ, chưa tồn tại đủ lâu để các nhà khoa học có thể nghiên cứu kỹ lưỡng.
Nguy cơ tiềm ẩn

Người ta vẫn lo ngại rằng sóng điện từ do ĐTDĐ phát ra có thể gây hại cho tế bào, não bộ hoặc hệ miễn dịch của người sử dụng, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm, từ chứng mất trí nhớ Alzheimer cho đến bệnh ung thư. Các cuộc nghiên cứu trên chuột cho thấy sóng điện từ của ĐTDĐ có thể gây tổn hại cho sức khỏe con vật một cách tổng thể, nhưng chưa rõ điều này có đúng ở người hay không. Một cuộc nghiên cứu tại Phần Lan hồi năm 2002 gợi ý rằng sóng điện từ có thể gây hại cho các mô não, nhưng chính nhóm tác giả này đã cảnh báo rằng cần phải nghiên cứu thêm mới có thể khẳng định điều này. Trong khi đó, một nhóm các khoa học gia Thụy Điển thì kết luận những người sử dụng ĐTDĐ thế hệ đầu tiên có nguy cơ bị u não cao hơn người không sử dụng đến 30%. Tuy nhiên, kết quả này đã gây nhiều tranh cãi và đến nay chưa có cuộc nghiên cứu tương tự nào đối với những thế hệ điện thoại hiện đại sau này. Năm 2004, Viện Karolinska của Thụy Điển điều tra trên 750 người sử dụng ĐTDĐ trên 10 năm với kết quả: nguy cơ bị khối u trong tai ở những người này tăng gấp 4 lần. Ngoài ra, hàng loạt báo cáo khác cho rằng ĐTDĐ làm cho người ta mệt mỏi, đau đầu và mất tập trung. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tất cả các cuộc nghiên cứu đều chưa đủ chứng cớ khoa học, bề dày, bề sâu để đi đến một kết luận xác đáng.

Những đối tượng dễ bị tổn hại

Các nhà khoa học khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng ĐTDĐ trong trường hợp khẩn cấp. Họ cho rằng sóng ĐTDĐ gây hại nhiều nhất cho trẻ em vì não bộ của chúng đang phát triển trong khi hộp sọ lại mỏng hơn người lớn. Tuy nhiên trên thực tế, khuynh hướng trẻ em sử dụng ĐTDĐ ngày càng trở nên phổ biến.

Hạ thấp nguy cơ

Cách tốt nhất là... không sử dụng ĐTDĐ. Tất nhiên, khó có ai có thể thực hiện theo lời khuyên này bởi 1.001 lý do khác nhau. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng khi nói chuyện bằng ĐTDĐ, chúng ta chỉ nên nói vắn tắt, càng ngắn càng tốt. Nhiều người khác gợi ý nên sử dụng tai nghe hoặc loa để khỏi phải áp sát điện thoại vào tai khi nói chuyện, từ đó hạn chế sóng điện từ vào não bộ. Ngoài ra, người sử dụng còn được khuyên không nên mua những loại ĐTDĐ có chỉ số "SAR" cao vì điều này đồng nghĩa với việc nó phát ra nhiều sóng điện từ.

__________________
Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
An Nhiên is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #24
Hồ sơ
An Nhiên
Super Moderator
 
An Nhiên's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 782
Tiền: 25
Thanks: 284
Thanked 202 Times in 130 Posts
An Nhiên is on a distinguished road
Default


<span style=\'color:red\'>Tại sao ếch không ăn côn trùng chết?

Nhãn cầu của ếch không điều tiết được. Đối với cái gì động đậy thì nó nô cùng mẫn cảm, ngược lại đối với những thứ bất động, nó rất khó nhìn thấy.

Côn trùng chết không động đậy, vì thế cho dù có nằm ngay bên cạnh ếch, nó cũng không phát hiện được. Cho nên ếch không ăn côn trùng chết.


__________________
Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
An Nhiên is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #25
Hồ sơ
An Nhiên
Super Moderator
 
An Nhiên's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 782
Tiền: 25
Thanks: 284
Thanked 202 Times in 130 Posts
An Nhiên is on a distinguished road
Default

Tại sao cá sống trong biển mà không mặn?
Nước biển vừa mặn vừa chát, song những con cá bắt ở biển về lại ngọt ngào bình thường. Thì ra trong vẩy của chúng có một lớp tế bào đặc biệt gọi là tế bào phân tiết clorua.



Tế bào này giống như một cái máy lọc nước, có thể lọc nước biển vừa mặn vừa chát thành nước ngọt. Chính vì thế nước biển khi qua vẩy cá vào trong cơ thể đều là nước ngọt. Do vậy tuy sống ở biển cả mà cá không mặn.

Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao

__________________
Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
An Nhiên is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:59 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps