Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Văn Thơ ::..

..:: CLB Văn Thơ ::.. Văn học , Thơ , Truyện , tùy bút , ..

The Godfather - Bố Già

The Godfather - Bố Già

this thread has 32 replies and has been viewed 31412 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-09-2006, 03:17 PM   #31
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 30

Bữa nay Albert Neri ngồi nhà – một căn phòng trên một chung cư ở khu Bronx – o bế, chải chuốt lại bộ đồ nỉ xanh Cảnh-sát ngày xưa. Chiếc huy hiệu cũ được lột ra đánh lại cho thật bóng, bao súng dây đeo súng thứ đặc biệt của Cảnh sát cũng được lấy ra treo tòn ten sẵn trên tay ghế. Lâu lắm mới có dịp làm lại cái vụ đánh bóng thường lệ này, Albert lấy làm khoan khoái thật tình. Từ gần hai năm nay, từ ngày con vợ bỏ nhà ra đi đời nó có mấy khi biết đến hứng thú, hăng say nữa đâu?

Hồi đó mới khoác bộ đồ Cảnh sát, Albert lập gia đình với Rita, lúc bấy giờ còn là một nữ sinh non choẹt. Con nhà làm ăn buôn bán đàng hoàng, gốc Ý hơi cổ một chút nên cô bé tính tình rụt rè, nhút nhát quá, bao giờ được đi chơi khuya quá 10 giờ đâu? Rita ngây thơ, duyên dáng mớ tóc đen mun lại ngoan ngoãn, đàng hoàng như vậy bảo sao Albert không hết lòng thương yêu?

Phải nói là hồi mới lấy nhau, Rita một lòng thần phục anh chồng trẻ tuổi hào hùng có sức mạnh như voi và tính nết thẳng như ruột ngựa. Có lẽ vì quá thẳng, quá thực đâm thiếu tế nhị, thô lỗ... nhưng không ai không ngán Albert ở chỗ phải trái phân minh, đã cho là đúng là nhất định phải làm kỳ được. Gặp chuyện trái ý lập tức ngậm miệng, nhưng đã mở miệng phản đối là lớn tiếng, là có chuyện ầm ĩ ngay. Khỏi có vụ ôn hoà từ tốn. Nói chung thì tính tình Albert Neri là thứ thuần tuý, chính hiệu Sicily... mỗi lần nổi giận ông trời coi cũng nhỏ. Tuy nhiên với con vợ Rita thì nó chưa bao giờ phải nặng lời.

Mới 5 năm khoác áo lính, Albert Neri đã nổi danh hung thần của đám bất lương cả Nữu-Ước biết tiếng và nghiễm nhiên được liệt vào hạng những thằng cớm sạch nhất nước. Lề lối làm việc của Albert đặc biệt dễ nể: mấy thằng du đãng, cao bồi, đầu trộm đuôi cướp nhè gặp nó là hết thời. Lập tức Albert đặt thành đối tượng triệt hạ ngay với cả một sức mạnh khủng khiếp trời cho. Nhiều khi chính nó cũng phải phát hoảng, không hiểu tại sao mình có thể xuống tay dữ dằn như vậy!

Một đêm ngồi xe tuần tiễu khu Central Park, nó bắt gặp một đám du đãng nhóc con 6 đứa đang giở trò mất dạy, phá làm phá xóm. Lập tức Albert vọt ngay xuống. Thằng đồng nghiệp biết tính nó quá rồi, ngồi lỳ trên xe, không muốn dính vô với Neri cho phiền phức. Chỉ một thoáng là nó đã nắm đầu đủ 6 thằng ranh diện áo vét lụa đen, chưa thằng nào quá 20 tuổi. Bọn này chưa phải thứ trộm cắp mà chỉ tụ họp nhau phá chơi... Đàn ông thì chúng nắm cổ lại hỏi “xin” tí thuốc, tí lửa mà đàn bà con gái thì chọc ghẹo buông ra những thứ ngôn ngữ, những cử chỉ mất dạy.

Nhờ khoẻ như voi Albert nắm đầu từng đứa, bắt đứng dựa lưng dọc bờ tường, đứng rõ thật thẳng. Thấy tay nó vung cây đèn pin tổ bố, mặt hầm hầm nạt nộ và khổ người đồ sộ hùng hổ trong bộ đồ lính là cả 6 đứa cùng run, ríu rít tuân lệnh.

Đi tuần thì súng luôn luôn đeo ngang hông nhưng chẳng bao giờ Albert phải dùng đến. Cây đèn pin quá đủ. Sau khi bắt 6 đứa sắp hàng một dài dài, nó cật vấn từng thằng một, hỏi tên tuổi rành rẽ. Thằng thứ nhất nghe tên có vẻ Ái-Nhĩ-Lan. Nó quát lên: “Đây là lần chót. Thấy mặt mày thò ra ngoài đường là tao treo cổ gấp. Cút mau!” Nó vung cây đèn pin chỉ đường cho thằng nhóc biến lè lẹ. Hai thằng sau cũng được đuổi về gấp. Nhưng thằng thứ 4 trông rò ràng gốc Ý... cũng như thầy đội Neri vậy. Do đó, cu cậu tưởng bở... gặp người cùng xứ sở “bồ bịch” chắc nên tự cho phép có quyền ngó lên và cười ngỏn ngoẻn. Chừng nghe hỏi “Mày người Ý hả” còn cười cầu tài, gật đầu một phát.

Thế là Albert vung tay, khện cho cu cậu một phát đèn pin giữa trán gục liền, máu đổ tùm lum. Không đến nỗi bể sọ nhưng máu có vòi coi ghê quá! Nó xách cổ lên nạt: “Mày làm nhơ danh dân Ý... Dân Ý đâu có thứ người như mày? Đứng thẳng lên coi.” Cu cậu khom lưng thì lãnh nguyên một cú lên gối gập đôi người kèm theo một lời cảnh cáo: “Cút về nhà ngay. Cấm láng cháng ngoài đường. Lần sau gặp tao mà còn mặc cái thứ áo quái gở này thì đi nhà thương gấp. May cho mày không phải con cháu tao đó!”

Dĩ nhiên hai thằng còn lại sợ xanh mặt. Khỏi cần nạt nộ mà chỉ cần đá đít đuổi về, cấm không được đi thả rong ngoài đường.

Những mục cảnh cáo như trên Albert có lối làm thật lẹ, giải quyết gọn cái một. Bà con chung quanh chưa hay chuyện gì thì đã xong chuyện, có phản đối cũng chẳng kịp. Chỉ một loáng nó đã vọt lên xe để thằng đồng nghiệp nhấn ga tạt qua ngả đường khác. Lâu lâu cũng đụng ba thằng cô hồn dám giở võ hay rút dao hăm. Hầu hết đều hối tiếc vì chống cự chỉ tổ rước thêm tai hoạ: Albert đã điên lên thì chỉ có nước máu me đầy người, nằm xe về bót để sau đó còn ra toà lãnh thêm bản án đả thương nhân viên công lực! Mà thông thường còn nằm bệnh viện chán rồi mới được ra toà.

Có lần vì mất lòng xếp Albert bị đổi sang một khu suốt ngày chỉ có tuần tiễu quanh quanh trụ sở Liên Hiệp Quốc. Mấy bố có chân trong các phái đoàn Liên Hiệp Quốc ỷ quyền bất khả xâm phạm của ngoại giao đoàn nên có lối đậu xe kềnh càng, bạ đâu tấp đấy có coi luật lưu thông và lệnh Cảnh sát ra gì? Báo cáo về Ty thì được cấp trên ra lệnh xếp hồ sơ, đừng có dây dưa mất công. Albert đã bực nhè một đêm xe đậu ẩu quá nhiều, kẹt cứng lưu thông làm xe dồn lại cả đống. Nửa đêm rồi, biết mấy đấng chủ nhân ở đâu mà kêu phạt vạ, buộc xách xe đi chỗ khác? Nó bực bội vung cây đèn pin đập bể kính chắn gió, bao nhiêu xe đậu vi luật đập hết. Có tiền đưa sửa gấp cũng phải mất mấy bữa chờ đợi. Mấy ông ngoại giao phản đối tùm lum với ty Cảnh sát sở tại, yêu cầu trừng trị “bọn lưu manh phá hoại.” Nạn bể kính xe kéo dài cả tuần cấp trên mới hay đó là công trình độc đáo của thầy đội tuần tiễu Albert Neri. Do đó đương sự bị tống về ty hắc ám Harlem.

Sau đó ít lâu một buổi sáng Chúa nhựt Albert đưa vợ đi thăm bà chị ở Brooklyn. Bà chị goá chồng nên đúng theo truyền thống Sicily, cậu em Albert có bổn phận gánh đỡ phần nào trách vụ của người quá cố nghĩa là lâu lâu xuống thăm một lần coi gia đình chị có chuyện gì không. Hồi này ông em cần xuống luôn vì thằng cháu 20 tuổi mồ côi cha, mẹ không dạy bảo nổi đã có triệu chứng hoang đàng, phá phách. Có lần ông cháu Thomas đua đòi chúng bạn đi hoang đã dám “ăn hàng” bậy một cú suýt ở tù, nếu cậu Albert không nhờ vả các anh em “bỏ qua cho nó một lần.” Dĩ nhiên ông cậu cũng dằn lòng cho Thomas hưởng cái án treo với một lời cảnh cáo vắn tắt: “Tha cho mày lần này! Mày còn làm cho má mày buồn một lần nữa, một lần nữa thôi là tao đập chết!” Ở một gia đình nào khác có lẽ đó chỉ là một khuyến cáo cậu cháu thân tình, dằn mặt sơ sơ. Nhưng với ông cậu Albert thì phải hiểu là một đe doạ thiết thực vì tuy nổi danh sừng sỏ trong đám nhóc con khu Brooklyn, thằng Thomas xưa nay vẫn ngán ông cậu hung thần lắm lắm.

Đêm hôm trước – đêm thứ Bảy mà – Thomas theo mấy thằng bạn đi chơi gần sáng mới mò về nên ngủ miết đến trưa chưa thèm dậy. Má nó vô phòng khe khẽ đánh thức, dậy đi mặc quần áo đàng hoàng ra ăn cơm trưa, bữa nay Chúa nhật có cậu mợ Albert xuống chơi ở lại dùng bữa luôn. Nó càu nhàu: “Má để tôi ngủ. Ai cũng thây kệ họ!” Cửa phòng mở he hé nên ngôn ngữ của nó lọt sao nổi cặp tai ông cậu Albert? Nhưng thấy bà chị đi ra có vẻ sượng sùng Albert đành phải lờ đi như không nghe thấy gì để ngồi ăn cho vui vẻ cả nhà.

Hỏi bà chị “hồi này thằng Tommy có láo lếu gì không” thì bà ấy lắc đầu. Nhưng không may cho thằng khốn là lúc vợ chồng Albert sắp sửa ra về thì nó ở trong phòng khật khưỡng mò ra, lừng khừng chào một phát lấy lệ rồi mò xuống bếp và sau đó ré lên:

- Coi, đói bụng quá xá mà má không để phần cơm hả? Có cái gì ăn đâu?

- Cơm thì có bữa, dậy mà ăn. Không có lệ để phần những thằng ngủ nửa ngày mới dậy!

Thực ra sự cằn nhằn mất nết của Thomas chỉ có tính cách “ngôn ngữ thời đại” chớ chẳng phải nó dám hạch sách bà mẹ hay cố tình làm xấu mặt cả nhà. Nhưng có lẽ vì ngủ chưa đã giấc hay đói bụng đâm cáu kỉnh sao đó nên lỡ buột miệng chửi thề một câu, quên béng ngay sự hiện diện của ông cậu Albert nãy giờ đang hầm sẵn:

- ĐM... không để phần thì thôi! Đây đi ăn nhà hàng... thiếu gì...

Nó vừa buột miệng có thế chưa kịp hối tiếc thì đã bị ông cậu Albert chồm tới vồ cứng... như mèo vồ chuột vậy. Ra thằng này bây giờ mất dạy quá. Dám chửi thề, dám đối đáp với mẹ nó hỗn láo tới cỡ này sao? Hàng ngày nó vẫn mở miệng ăn nói với mẹ nó như vậy chắc? Chẳng cần biết là bữa nay nó mới trở chứng hỗn láo... hay ăn nói mất dạy đã quen nhưng trừng trị một trận ngay tại chỗ là việc phải làm ngay.

Phải nhìn nhận là Thomas gặp ngày xui xẻo nên lãnh nguyên vẹn một trận đòn trừng trị đích đáng, thẳng tay và đúng phương pháp. Hai người đàn bà đứng ngoài sợ hết hồn, không dám lên tiếng can ngăn khi hung thần Neri quần thằng cháu. Nó đập cách nào mà cu cậu mới đâu còn chống đỡ qua loa... nhưng liền sau đó chỉ có lạy. Môi, má, mặt, chỗ nào cũng sưng phồng, đổ máu... Đầu bị dộng vào tường cồm cộp. Người gập đôi lại sau mỗi cú thôi sơn vào bụng. Cuối cùng nằm bò càng cũng vẫn bị dộng sấp mặt huỳnh huỵch xuống sàn nhà.

Sau đó Albert biểu: “Đợi tôi một chút” và xách cổ thằng cháu xuống đường, tống vô xe nạt cho một hồi nữa:

- Mày nhớ nghe... tao mà nghe mày ăn nói mất dạy với mẹ mày một lần nữa là mày sẽ bị tao lôi cổ đi cho một trận nhớ đời chớ không phải nhẹnhàng, đồ bỏ như trận vừa rồi đâu nghe? Mày không đàng hoàng là biết tay tao. Bây giờ lên nói với vợ tao là tao chờ dưới này, mau!

Hai tháng sau, một đêm đi trực về Albert không thấy con vợ đâu. Ra Rita lén mang hết đồ đạc, quần áo dông về nhà ông già nó! Ông bố vợ đau khổ cho chàng rể hay tại nó quá sợ, quá khiếp hãi sự dữ dằn của Albert nên không dám sống chung chớ không phải vì một nguyên do nào khác hết. Lời giải thích làm Albert há miệng ngạc nhiên. Nó có bao giờ đụng đến con vợ, nó có nói nặng hay xử tệ với Rita một lần nào đâu? Trái lại một mực yêu quý, cưng chìu hết mình. Thái độ Rita làm nó chưng hửng nên Albert tính đợi một vài hôm nữa, chờ cho tình hình lắng dịu đã... rồi thế nào cũng phải gặp mặt con vợ một lần hỏi cho ra lẽ.

Sự đời trớ trêu ở chỗ ngay đêm sau đi tuần tiễu như thường lệ trong khu Harlem thì Albert gặp chuyện rắc rối. Xe tuần tiễu của nó 12 giờ khuya thình lình nhận được tín hiệu cấp cứu phải phóng ngay tới nơi can thiệp một vụ đổ máu. Về vụ này Albert lẹ lắm: xe chưa ngừng hẳn nó đã phóng xuống, tay vung vẩy chiếc đèn pin. Nó hối hả rẽ đám đông, xông thẳng vô phạm trường, theo tay chỉ của một mụ già da đen: “Nó ở trỏng... nó rạch mặt con nhỏ coi ghê quá!”

Mới vô đến hành lang, thấy chỗ ánh sáng đèn hắt ra là tai Albert đã nghe thấy tiếng người rên rỉ. Tay còn cầm đèn pin, nó nhảy vô căn phòng xém đụng 2 thân hình nằm ngã nghiêng trên nền nhà. Hai con đen, một cỡ 25 tuổi, một con 12 tuổi là nhiều đang nằm chịu hình phạt rạch mặt, rạch thân bằng lưỡi dao cạo máu tuôn đỏ người. Hung phạm khỏi cần chạy, thấy thày đội Albert nó vẫn đứng như trời trồng. Nó là thằng ma cô Wax Baines, khách hàng quen của Albert.

Dân Harlem còn ai không biết thằng dân chơi ngỗ ngược ghiền nặng ma tuý này? Nó dắt gái, bắt mối bạch phiến và đâm chém cũng lỳ lắm. Thấy mặt người nhà nước nó giương mắt ngó, cặp mắt phi ma tuý đỏ ngầu dễ sợ, tay lăm lăm con dao bén dính đầy máu. Mới 2 tuần trước Albert vừa túm cổ nó về bót về tội hành hung một trong những con điếm “bồ bịch” của nó ngay ngoài đường. Thằng khốn Wax Baines bữa đó điềm nhiên la: “Ê... không phải việc mấy ông nghe!” Thằng đồng nghiệp đi cùng với Albert thực sự cũng nghĩ vậy. Mấy thằng đen thì thây kệ cho chúng lụi nhau, thịt nhau chết bỏ dính vô làm cho cho mất công? Đâu được, Albert nhất định xúc nó về bót lập biên bản truy tố ra toà. Có điều chưa đầy 24 giờ sau đã có luật sư đóng tiền thế chân cho nó tự do tạm rồi!

Xưa nay Albert đâu có cảm tình với bọn đen? Phụ trách tuần tiễu trong khu Harlem, có dịp đụng chạm nhiều nó còn tối kỵ. Thứ người gì đâu chỉ biết ăn nhậu và chơi bạch phiến cho đã, vợ con đi làm đĩ thây kệ! Mấy thằng khốn đó quả hết xài. Vậy mà thằng Wax Baines chó chết này dám công khai phạm pháp, rạch mặt hành hạ hai con ghê tởm gớm ghiếc đến thế kia? Được rồi, lần này khỏi xúc về bót mất công ra toà rồi về... nó lại nhởn nhơ coi pháp luật chẳng ra gì!

Thực tình Albert đã nghĩ vậy. Nó tính ra tay thì mấy người lối xóm kéo vô chật nhà. Thằng đồng nghiệp của Albert cũng bỏ xe tuần tiễu chạy vô coi nữa. Albert nhìn thằng ma cô quát lớn: “Buông đao ra! Mày phạm pháp quả tang hết chối cãi.”

Thằng Baines cười hềnh hệch: “Mày bắt tao? Muốn bắt tao... phải rút súng ra kìa... Hay mày muốn nếm thử một mũi này?”

Thằng khốn đưa con dao lên hăm he... Nhanh như cắt Albert xông tới làm thằng bạn chới với, không kịp rút súng ra. Đâu phải doạ miệng, Baines ngang nhiên sấn tới, lia nhanh một đường dao nhưng Albert còn nhanh hơn nhiều. Chỉ một cái gạt tay chính xác đã cho nó hụt đã... rồi thuận tay mặt dộng cho nó một cú đèn pin tàn nhẫn cái đốp vào đầu. Cú quật ngắn, gọn vào một bên sọ làm thằng khốn chới với như người say rượu loạng choạng, khuỵu đầu gối xuống dao văng cấp kỳ. Chỉ một cú này cũng quá đủ. Nhưng hăng máu lên Albert thật lực bồi cho nó một phát nữa vào đúng giữa đỉnh đầu cực kỳ ác độc. Nghe cái “rốp”... (Mãi sau này khi ra toà, mấy nhân chứng và ngay thằng đồng nghiệp của nó cũng phải khai là Albert đã ra tay một cách quá hung hãn, độc ác và thực sự là không cần thiết.)

Kết quả là chiếc đèn pin bằng nhôm đồ sộ và chắc chắn như vậy mà phần đầu văng rời ra, bể kính bóng đen tan tành từng mảnh vụn văng tùm lum. Cả cây đèn cứng rắn như vậy mà đập một cú cong vòng, nếu không có mấy cục pin lót trong đã gẫy rời mấy mảnh.

Một cú như vậy giáng ngay đỉnh đầu thì xương cốt nào chịu cho nổi? Gã nhân chứng da đen ra toà khai thằng Baines quả thực cũng là týp vô cùng cứng đầu nhưng gặp thày đội Albert Neri chơi quá cứng, và cây đèn pin còn cứng nữa nên cái sọ của nó chịu không nổi. Nó vỡ toang ra nên nạn nhân lãnh đủ và đưa vô nhà thương Harlem cấp cứu tức khắc cũng chỉ sống thêm được có hai giờ.

Đó là lý do Albert Neri bị đưa gấp ra toà và có lẽ cũng chỉ một mình nó ngạc nhiên khi thấy mình bị nhà nước truy tố về tội “sử dụng bạo lực một cách quá đáng, không có lý do giải thích cần thiết.” Tội nặng như vậy thì máng áo là chuyện tất nhiên, còn bị toà ghép tội sát nhân là khác. Từ 1 đến 10 năm tù giam chắc!

Lúc bấy giờ 1 năm hay 10 năm Albert cũng bất kể! Nó sôi sục căm thù cả cái xã hội đểu giả, dám nghiễm nhiên truy tố một thằng hành xử công quyền như nó về tội giết người, nghĩa là xúc phạm đến sinh mạng của một thằng người đốn mạt hạ cấp cùng cực là thằng ma cô Wax Baines! Lại máng áo lính, lại ra thân phận tù tội nữa mới đau. Pháp luật là như vậy đó. Pháp luật đâu cần biết đến số phận của 2 nạn nhân của thằng khốn, 2 đứa con gái mang thương tật vĩnh viễn trên mặt và còn nằm nhà thương vì sự hành hạ của chính thằng Wax Baines đó?

Albert Neri thực sự không ngán tù tội. Chẳng gì nó cũng từng khoác áo lính và có lỡ can án sát nhân cũng chỉ vì đã quá mạnh tay trong khi hành sự. Đâu có ai nồ nạt, trừng trị mà lo? Mấy thằng đồng nghiệp bồ bịch của nó cũng rỉ tai cứ yên chí, thế nào cũng có lời gởi gấm. Nhưng có một người thực sự không yên chí chút nào.

Người ấy là ông già vợ của Albert, một chủ vựa cá gốc Ý có cửa hàng ở khu Bronx, một tay sành đời quá xá. Ổng biết chắc một thằng tính tình như Albert sơ sẩy lọt vô tù một năm cũng đủ chết mất xác. Nóng tính, thẳng ruột ngựa như nó nhè ở vào những chỗ bất lương trắng trợn như nhà tù thì không giết người cũng bị người giết... dễ chết như chơi!

Vì vậy ông chủ vựa cá quyết định phải can thiệp cho thằng rể. Con gái mình đã ngu dốt, không biết người biết của... nên làm khổ một thằng chồng đàng hoàng như nó thì lẽ nào để nó bỏ mạng oan trong ngục mà không cứu? Nghĩ vậy ông già vợ Albert bèn chạy ngay lại gia đình Corleone nhờ cậy. Lâu nay ổng vẫn nạp đều lệ phí bảo vệ cho cánh nhà này và lâu lâu có của ngon vật lạ đều mang tới biếu người cùng xứ sở mà?

Dĩ nhiên người cùng xứ sở với nhau thì gia đình Corleone có xa lạ gì Albert Neri? Bà con đều biết nó xưa nay nổi danh một thằng cớm sạch, dám làm dám chịu và thuộc vào một số ít những tay chớ có coi thường mà mang hoạ. Một týp người hùng gan dạ, bặm trợn như Albert Neri thì chỉ cá nhân nó cũng làm nhiều thằng phát khiếp chớ chưa cần đến bộ đồ lính và khẩu súng nhà nước vội! Cánh Corleone luôn luôn coi trọng và đặc biệt lưu ý đến những thằng dám chơi và chơi ngon như vậy. Nó có lỡ mặc áo lính cũng chẳng sao. Thiếu gì thằng vào đời chọn lầm nghề, không đi đúng con đường của vận mạng? Chỉ cần một cơ hội tốt sau này là cuộc đời thay đổi cái một chớ gì?

Người có công phát giác và giới thiệu trường hợp của Albert Neri cho Tom Hagen còn ai ngoài lãocaporegime Peter Clemenza? Xưa nay lão mập đánh hơi nhân tài lẹ lắm! Tom Hagen cũng từng biết tiếng Neri và tin ở sự giới thiệu của lão lắm... nhưng vẫn cứ phải cho lệnh điều tra mật hồ sơ nội vụ ở ngay văn khố Cảnh sát cái đã. Sau cùng Hagen bỗng có linh tính không biết chừng dám có 1 thằng Luca Brasi nữa lắm. Nó lẩm bẩm:

- Thằng này in hệt Luca Brasi hồi đó...

Lão mập nhanh nhẹn gật đầu như máy, tuy người bề bộn mà cử động của lão chẳng chậm chạp chút nào:

- Thì tao cũng nghĩ in hệt! Để biểu thằng Michael lo cái vụ này coi?

Đó là lúc Albert Neri đang nằm khám tạm chờ ngày gởi đến một trung tâm cải hối và được cho hay hồ sơ của nó vừa được Toà mang ra tái thẩm trên căn bản của nhiều sự kiện mới mà các giới chức Cảnh sát cao cấp vừa đệ trình. Quả nhiên bản án bị huỷ bỏ. Được hưởng án treo nên Albert được trả tự do cấp kỳ.

Albert đâu phải là thằng ngây thơ đi tin ở chuyện đèn trời soi xét? Phải có một thế lực nào đó can thiệp ngầm và vụ này chắc phải có ông già vợ nó dính vô. Đúng vậy, sau khi dò hỏi ra nó bèn tới cảm ơn ổng và ký giấy thoả thuận ly dị vợ để gọi là đền ơn. Sau đó mới nhờ người đánh tiếng trước và sắp đặt để nó sang tận cư xá Long Beach cảm ơn gia đình Corleone. Dĩ nhiên nó được Michael đích thân đón tiếp niềm nở trong văn phòng. Mới đầu nó còn khách sáo nhưng nghe Michael thân mật nói chuyện, Albert chịu ngay. Và nó cảm động thực tình. Không cảm động sao được khi nỗi lòng oan khuất được người cởi mở? Hôm ấy Michael nói thẳng:

- Chú khỏi phải cám ơn cái điệu khách sáo. Mình người cùng xứ sở với nhau mà? Không biết thì thôi... mà đã biết thì đâu thể chấp nhận để cho họ hành hạ, ngược đãi chú vô lý như vậy? Thay vì tù tội... họ phải gắn huy chương cho chú mới đúng. Mà mấy ông nhà nước thì vậy đó, chỉ ngán có áp lực mà thôi! Sự thực tôi không dính vô chuyện này đâu, nếu tôi không cho đi điều tra cặn kẽ về tình trạng kẹt oan cũng như tư cách đàng hoàng của chú xưa nay. Đối với bà chị và thằng cháu cũng như đối với ông bố vợ, chú đã cư xử rất chững chạc, chính họ công nhận vậy.

Dĩ nhiên Michael vô cùng tinh tế, cố tình lờ tuốt cái vụ vợ bỏ nên xưa nay Albert rất ít nói, có thể gọi lì lợm mà bữa đó hai người chuyện trò rất hạp. Chưa bao giờ Albert cởi mở như vậy và cũng chẳng hiểu sao Michael hơn nó có 5 tuổi mà trong cung cách đối xử nó sẵn sàng chấp nhận như một anh lớn, một bậc chú. Nghĩa là già dặn hơn nó nhiều!

Sau cùng Michael mở đường cho nó:

- Dĩ nhiên đã can thiệp cho chú khỏi tù tội thì tôi đâu có tiếc gì một công việc làm? Sẽ có công việc thích hạp cho chú, một chân phụ trách an ninh cho lữ quán dưới Las Vegas chẳng hạn. Nếu chú muốn ra làm ăn, cần đến một số vốn thì cũng dễ, tôi có thể giới thiệu một nhà băng...

Albert Neri nói thẳng:

- Về vụ công việc làm hay... mượn vốn thì tôi cảm ơn ông nhiều. Nhưng tôi xét chưa thể được nên tôi chưa dám nhận lời. Tôi muốn đền ơn ông lắm... nhưng còn cái án treo đó, tôi còn phải tự đặt mình dưới sự giám hộ của pháp luật. Vậy làm ăn không tiện chút nào...

- Ồ, cái vụ án treo thì huỷ bỏ đâu khó? Được, tôi sẽ có cách thu xếp cho cái “sổ vàng” của chú biến luôn... để sau này có làm ăn gì cũng dễ.

Bao nhiêu năm làm lính Albert còn lạ gì sự tai hại của “sổ vàng” cũng như tệ nạn đút lót để tiêu huỷ bằng hết án tích ghi trong tư pháp lý lịch? Trước khi tuyên án, ông toà nào chẳng lo đếm từng “phích” do Cảnh sát đệ nạp theo hồ sơ nên công việc hối lộ để tẩy uế sạch sẽ tư pháp lý lịch quả là một “ma nớp” sơ đẳng bậc nhất. Vấn đề làm nó bận tâm là không ngờ có người vui lòng chiếu cố đến nó, vận động, lo lót dùm nó. Vì vậy Albert cảm động nhận lời:

- Dạ, nếu vậy thì chừng nào cần đến... tôi sẽ nói để ông lo dùm.

Michael “OK” và dợm nhìn đồng hồ. Nó tưởng đâu đó là dấu hiệu “Hãy từ biệt là vừa” nên mau mắn đứng dậy, xin phép ra về. Nào ngờ Michael giữ lại:

- À, giờ cơm rồi. Tiện bữa chú dùng cơm với gia đình tôi chớ? Ông già tôi chắc muốn gặp chú lắm. Mà bà già tôi làm mấy món truyền thống Sicily thì phải biết, hôm nay chắc có món hột gà chiên xúc-xích rắc tiêu lên, thật nhiều tiêu! Cơm gia đình, chú chẳng phải vẽ vời từ chối. Mình chỉ bước mấy bước là tới phòng ăn, ở ngay nhà bên cạnh đây.

Có lẽ chẳng bao giờ Albert Neri quên được bữa cơm đầu tiên trong gia đình Corleone. Lâu lắm rồi nó chưa được ăn một bữa cơm gia đình thân mật sung sướng như vậy. Có lẽ từ năm mồ côi cha mẹ, từ hồi nó 15 tuổi. Đâu thể ngờÔng-Trùm Corleone vui tính, tử tế đến thế? Làm như ổng vô cùng khoái chí nghe ông Albert kể lại gốc tích ở quê nhà: thì ra làngÔng-Trùm với làng ông già nó ở kề nhau, đi bộ cũng chỉ vài phút là tới!

Cơm ngon, rượu chát đúng gu, trò chuyện như pháo rang... điều làm Albert Neri cảm động nhất là cảm giác “đây mới đích thực là gia đình mình”. Rõ ràng nó có cảm giác người nhà, con cháu nhà chớ chẳng phải là một người xa lạ, mới gặp gỡ lần đầu. Rõ ràng nó có ấn tượng có thể ở lại với gia đình này lâu dài, sung sướng...

Khi về đích thânÔng-Trùm đưa nó ra xe, có Michael đi một bên. Ổng nắm tay nó nói:

- Mày được lắm, cháu! Thằng Michael đây... tao đã truyền nghề cho nó và bây giờ tao già rồi, tao muốn về hưu nghỉ ngơi. Nó có nói với tao chuyện “tai nạn” của cháu, nó muốn can thiệp dùm cháu. Tao bảo nó hãy cứ lo chuyện làm ăn buôn bán của mình cho xong đi đã thì nó có trình bày rõ ràng về trường hợp cháu bị chúng bỏ rơi, bội bạc tàn tệ như thế nào. Nó cứ nài nỉ nói mãi rốt cuộc chính tao cũng phải để ý đến. Nói vậy cho cháu hiểu là Michael đã biết người, lựa đúng người. Chừng gặp cháu tao thấy ngay là nó nhìn không lầm và sự can thiệp của tao không uổng, biết chưa? Vậy cháu muốn gì cứ việc nói ra, tao và Michael thế nào cũng giúp cháu thực hiện ý nguyện. Cháu hiểu chưa? Đã biết nhau thì cái gì cũng xong hết.

(Nhớ những lời ân cần, tử tế củaÔng-Trùm bữa đó, Albert Neri cứ tiếc hùi hụi. Phải chi trời cho ổng sống thêm ít ngày thì khoái biết mấy? Nó sẽ có dịp chứng minh là chính ổng nhìn người cũng không lầm và “đã biết nhau thì cái gì cũng xong hết!” Hẳn ổng sẽ khoái lắm thấy nó làm xong hết công việc, gọn ghẽ nội trong ngày hôm nay.)

Nội 3 ngày là Albert có quyết định dứt khoát. Làm gì nó chẳng biết gia đình Corleone kết týp người như nó? Cùng lúc đó nó cũng hiểu là hành động của nó bị xã hội lên án nhưng vói gia đình này thì đó lại là một việc nên làm, đáng làm. Xã hội đó coi nó ra gì đâu? Nhưng ở “giang sơn” nhà Corleone nó được trọng vọng, nó được hưởng thụ đích đáng. Vả lại xã hội Corleone tuy nhỏ bé nhưng có thực lực hơn nhiều.

Bữa sang thăm Michael, nó cho biết ý kiến ngay. Nó nhận làm, nhưng không phải ở Las Vegas mà ở ngay Nữu-Ước này. Vấn đề trung thành thì khỏi nói vì Michael biết rồi. Công việc làm được bàn tính xong ngay... nhưng trước khi làm nó được lãnh lương trọn tháng, xuống Miami ở lữ quán nhà ăn chơi miễn phí cho thoả thích đã.

Đời nó có bao giờ được hưởng những ngày sống hách như vua chúa cỡ đó? Chỉ cần nói “bạn ông Michael” là được tôn xưng như thượng khách. Ăn ở miễn phí thật nhưng chẳng phải bị tống vô một căn phòng “bà con nghèo” bằng lỗ mũi mà là cả một dãy phòngdeluxe . Ông chủ câu lạc bộ trực thuộc lữ quán còn vui lòng giới thiệu cho vài ba em thật chiến cho nên du hý ở Miami về là Albert nhìn đời tươi đẹp hẳn lên.

Thoạt đầu Michael gởi nó vô băng Clemenza để lão xếp mập thử thách đã. Phải cải tạo kỹ càng, thận trọng huấn luyện lại lề lối làm ăn của nó vì lẽ giản dị Albert gốc cớm. Từ bên kia chiến tuyến nhảy qua bên này cú một chẳng phải chuyện dễ dàng nhưng với týp người bặm trợn của nó thì bên nào xét ra cũng vậy, nó vẫn là một thằng chơi dữ, xuống tay mạnh không hề ngần ngại. Chưa đầy một năm nó đã lập xongđầu danh trạng để chẳng bao giờ quay cổ trở lại nếp sống cũ được.

Còn “huấn luyện viên” nào cừ khôi bằng Clemenza? Lão hết lời ca ngợi và theo lão đánh giá thì Albert Neri quả là một “của hiếm”, một phát giác thời buổi này không dễ gì kiếm! Nó không thua Luca Brasi ở điểm nào và còn có thể bảnh hơn nhiều! Nội sức mạnh tuyệt vời và phản ứng thần tốc, chính xác của nó cũng đã ngon lành không thua vuabaseball Joe DiMaggio. Nó là thứ ngựa hay, nhưng cũng là ngựa chứng mà xếp Clemenza tự nhận là cầm cương không nổi. Phải đặt nó trực thuộc Michael, với Tom Hagen làm trái độn.

Vì là thứ nhân viên đặc biệt nên Albert cũng lãnh lương thật đặc biệt, dù chưa phải cỡ được chia chác cơ sở làm ăn riêng là một sòng bài, bao đề hay một cơ sở để lãnh “tiền bảo vệ”. Đối với ông chủ Michael, nó cho thấy cả một sự ngưỡng mộ thực tình nên có lần Tom Hagen đã nửa đùa nửa thực bảo:

- Ông già có Luca Brasi... thì mày có Albert Neri rồi đó!

Michael gật đầu. Albert Neri là thằng nó không đào tạo ra nhưng chắc chắn sẽ trung thành cho đến chết. Đó là bí quyết đích truyền củaBố-Già! Những ngày theo bố “học nghề” có lần Michael hỏi thẳng:

- Tại sao bố có thể dùng một thằng hung ác như Luca Brasi? Tại sao nó thần phục bố đến thế?

Ông-Trùmkhông ngần ngại cắt nghĩa cho thằng con:

- Trên đời này có những thằng liều mạng đến độ chỉ mong có người ra tay giết dùm. Mày phải để ý. Đó là những thằng vô đám bạc là gây gổ đập lộn, lỡ bị đụng xe sây xát cây cản chút xíu cũng nhào xuống đòi ăn thua đủ, chưa biết đối phương là ai thế lực cỡ nào cũng cứ hạ nhục bừa, hùng hổ láo. Đã trơ thân cụ lại cố tình chọc giận cả đám cô hồn. Làm như nó chơi vậy để thử coi có dám giết nó không vậy! Dĩ nhiên là trước sau thế nào chẳng có thằng sẵn lòng cho nó được như ý? Những thằng muốn chết cách đó xã hội này không thiếu. Đó là những phần tử nguy hiểm... làm hại lây nhiều người khác.

Thằng Luca Brasi ngang ngược vậy đó... mà bao nhiêu lâu sau chẳng thằng nào giết được nó. Vì nó hung dữ đặc biệt thiên hạ lo né không! Dùng được nó như một món võ khí thì còn gì lợi hại bằng? Bí quyết là ở chỗ nó đã không sợ chết, nó đã dám coi chết như không thì mày phải làm cách nào cho nó tin rằng mày là người duy nhất trên đời này không muốn giết nó, dù có thể giết được! Nó không sợ chết... nhưng chỉ sợ mày ra tay giết nó. Cái đó nó sợ nhất. Chừng đó thì nó hoàn toàn là người của mày.

Bí quyết đóÔng-Trùm truyền cho Michael trước khi chết và sau đó nó đã ứng dụng liền để có một Albert Neri.

oOo

Cũng vì bí quyết đó nên Albert Neri hoan hỷ ngồi nhà, cắm cúi chải rõ sạch bồ đồ lính lâu không rớ tới. Chải quần áo xong mới tới dây lưng bao súng. Cái nón kết cũng phải chùi cho láng chỗ vành, rồi mới đến đôi giày da đen thô lỗ. Công việc thật giản dị nhưng Albert để hết tâm trí vô. Vì nó cho là đã chọn đúng người đúng việc. Trên đời này mấy ai tin nó bằng Michael Corleone? Hôm nay nó sắp chứng minh ai tin nó sẽ không thất vọng.

(...)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2006, 03:36 PM   #32
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 31

Cũng ngày hôm ấy trong sân cư xáLong Beachcó hai chiếc xe du lịch mui kín chờ sẵn. Một cái đưa Bà Trùm, vợ chồng Connie và hai đứa con nhỏ ra phi trường đáp máy bay xuốngLas Vegas. Gia đình Carlo đi nghỉ mát ít ngày trước khi dọn xuống ở hẳn dưới. Đó là lệnh của Michael, dù Connie không bằng lòng Carlo cũng ép đến phải chịu. Dĩ nhiên nó đâu cần phải giải thích là không muốn thấy ai ở lại nhà này trước ngày hội diện với Barzini? Vụ gặp gỡ tối quan trọng đó chỉ hai lãocaporegime được quyền biết.
Chiếc xe kia chở Kay và 2 đứa nhỏ vềNew Hampshirechơi vài bữa với ông ngoại bà ngoại. Michael còn bận nhiều việc quá, bỏ đi ngang đâu được?
Nhưng tối hôm trước Michael rỉ tai riêng với Carlo: để vợ con mày xuống trước vài bữa đi. Mày ở lại có chuyện giao phó, làm xong xuống cũng vừa. Connie phản đối quá xá nhưng mấy lần phôn sang Michael nó đều đi khỏi và lúc có nhà thì lại bận bàn chuyện làm ăn với Tom Hagen, không thế nào gặp được. Sau cùng Connie đành phải để chồng ở lại và lúc ra xe nó còn quay lại hăm:
- Hai bữa mà không thấy anh xuống... là tôi về nhà nắm đầu anh nghe!
Carlo đành cười gượng gạo:
- Được... xong việc trên này là người ta xuống liền... làm gì bấn lên vậy?
Connie thò cổ ra ngoài cửa xe hỏi vớt. In hình nó lo lắng, bồn chồn điều gì nên coi mặt già hẳn đi, xấu ỉnh:
- Mà anh biết anh Michael giữ anh lại có chuyện gì không?
- Biết được nó! Hôm trước biểu có một chân quan trọng dưới đó giao cho tao... thì chắc vụ đó chớ còn gì? Thì tao chỉ thấy Michael có vẻ vậy thôi.
- Có thật không, Carlo?
Nó gật đầu một phát cho xong, để nó đi cho rồi. Xe Connie bèn vọt khỏi cổng cư xá. Thực sự Carlo đâu biết quái gì? Ngay tối nay có buổi gặp gỡ với Barzini quan trọng là thế mà nó có hay trời trăng gì?
Đợi cho xe Connie đi khuất, Michael mới ló mặt ra để tiễn chân vợ con. Carlo cũng chạy ra chào bà chị Kay, chúc thượng lộ bình an. Khi xe Kay chạy khuất, Michael mới quay sang nói:
- Tao phải giữ mày ở nhà một hai hôm đừng buồn nghe? Để tính toán công việc mày cho xong, rồi xuống cũng được chớ gì?
- Đâu có sao anh!
- Được, chừng nào cần bàn vụ của mày tao sẽ phôn sang. Đừng đi đâu lỡ hết việc, tao còn vài chuyện phải làm xong cái đã...
- Được mà anh tôi đợi được...
Sự thực thì con vợ đi trước vài bữa Carlo còn khoái chí là khác. Nó vô nhà phôn gấp cho con nhân tình vẫn bao tháng ở Westbury, biểu tối nay thế nào cũng tới. Thủng thỉnh lôi ra chai huýt-ky, nó ngồi canh máy nhậu lai rai đợi anh Michael phôn qua. Thời gian chờ đợi có khác, lâu quá! Từ xế trưa Carlo để ý thấy xe vô ra cư xá như mắc cửi. Nó thấy lão mập Clemenza xuống xe, lát sau có cả Tessio nữa. Carlo lấy làm lạ, đứng lên ngó. Cả hai lãocaporegime được bọn cận vệ của Michael đưa vô tận nhà. Vài giờ sau thấy một mình lão mập đi ra còn Tessio mãi chưa thấy.
Ngồi chờ lâu quá cũng mệt, Carlo bước ra ngoài sân đi quanh quẩn cho đỡ buồn... nhưng cỡ 10 phút lại lo trở vô. Michael đã dặn canh máy mà? Mấy thằng phụ trách canh gác cư xá nó biết mặt hết và còn bồ bịch vài đứa nữa, Carlo tính tới nói dóc chơi cho qua thời giờ. Bỗng Carlo giật mình: ô hay bọn cũ đi đâu hết? Bữa nay toàn mặt lạ không, toàn những thằng Carlo chưa hề thấy mặt bao giờ! Coi ai như đàn anh Rocco Lampone đang canh cửa? Đúng nó rồi! Một thằng có cỡ như Rocco mà làm gác-dan thì kỳ cục quá? Không lẽ sắp có chuyện gì quan trọng đến nỗi đích thân xếp lớn Rocco phải ra gác cửa lớn mới xong?
Thấy Carlo xề tới, Rocco Lampone cười hề hề, bắt-sua thân thiết. Nó tính hỏi thăm thì Rocco hỏi trước:
- Ủa, mày cũng ở lại đi sau vớiÔng-Trùm ? Tao tưởng mày đi từ sáng rồi.
- Thì Michael biểu ở lại vài ngày thì ở lại. Coi nó có việc gì biểu làm thì làm...
- Đúng đấy. Cứ sai đâu làm đấy cho rồi! Đây này... biểu tao ra đây gác cửa thì tao ‘OK’, ra gác. Xếp sòng biểu mà?
Dù nó không nói ra nhưng Rocco Lampone không dấu vẻ bất mãn, bực bội. Làm như bắt buộc thì nó phải tuân lệnh vậy thôi chớ sức mấy Michael bằng được ông già về vụ sử dụng người!
Tuy nhiên Carlo không phụ họa. Nó biểu Michael làm gì cũng có lý do hết, cứ việc ‘OK’ cho xong. Không thấy Rocco nói gì nó bỏ đi vô nhà. Điệu này là nhất định có chuyện gì quan trọng đến nơi... nhưng Rocco Lampone cũng chỉ đoán vậy chới sức mấy biết?
oOo
Lúc Carlo tà tà bách bộ trong sân cư xá làm gì Michael không thấy? Nó đứng cửa sổ văn phòng, vén rèm nhìn xuống thấy hết.Hagenmang tới một lybrandy pha đậm uống thật đã. Nó đang cần hơi men. Đứng dằng sau, Tom Hagen ôn tồn nhắc:
- Đúng lúc rồi đấy. Mày khởi sự là vừa.
- Phải lắm. Tôi tiếc ông già không sống được ít lâu nữa để chứng kiến cái vụ này. Không sớm quá đấy chớ?
- Đâu có! Mày sắp đặt đến thế là tuyệt vời. Tao còn “bị mà” thì sức mấy chúng kịp trở tay? Chắc chắn sẽ đạt bằng hết mục tiêu, tin tao đi!
- Phải nói là ông già hoạch định hầu hết, tôi không ngờ ổng tính toán, tổ chức cừ đến như thế. Phải nói là hết xẩy! Về vụ này anh biết ổng hơn tôi.
- Ông già thì khỏi nói. Nhưng cả một cú đại quy mô ổng hoạch định ra mà mày tiến hành được tới cỡ này... cũng đã quá đẹp rồi. Chẳng thể làm hơn được đâu, Michael!
- OK... Vậy thì khởi sự. Nào, Clemenza và Tessio hiện có mặt ở đây đấy chớ?
Hagengật đầu. Michael cạn lybrandy một hơi nói khẽ: “Anh biểu Clemenza vô đây. Tôi sẽ cho lão biết phải làm gì... nhưng Tessio thì tôi không muốn nhìn thấy mặt. Anh ra cho lão hay là sắp đặt sẵn đi, cỡ nửa giờ nữa lão sẽ đưa tôi đi gặp Barzini là vừa. Anh cứ nói thế, còn mọi việc sau đó tôi đã có chỉ thị rõ rệt để bọn đàn em Clemenza giải quyết êm.”
Hagenbỗng ngao ngán. Nó không thể không hỏi lại một câu nhưng cố tình canh giọng cho thật khách quan, tuyệt đối không có vẻ can thiệp hoặc thương hại gì hết:
- Mày thấy không còn cách nào khác để giải quyết vụ Tessio?
- Đúng, không còn cách nào.
oOo
Cũng ngày hôm đó ở khúc đường xép thị xãBuffalocó một tiệm bán bánh mì chiên nhỏ nhưng buổi trưa chật cứng khách ăn. Cả giờ đồng hồ sau khách mới vãn dần, thằng ngồi quầy mới có thì giờ rảnh rang thu dọn mấy cái mâm khách ăn thừa chất từng chồng trên trốc lò. Nó ngó vô lò xem chừng mẻ bánh đang chín dần nhưng chưa được, lớp phó mát chưa nổi lên đều. Phía quầy ngoài đường lại có khách, nó tất tả chạy ra. Bên kia quầy đứng sừng sững một gã coi bặm trợn quá “Ê, cho dĩa bánh chiên coi?”
Thằng bán hàng lấy cái đòn dài xúc một miếng bánh đẩy vô lò những ông khách không chịu ngồi quầy ngoài ăn mà đẩy cửa bước vô. Bên trong quán chẳng còn mạng nào. Nó lấy miếng bánh đang nướng trong lò ra, đặt trên cái đĩa giấy đẩy tới trước mặt khách. Đáng lẽ phải lấy tiền ra trả thì ông khách cứ đứng ngó lom lom thật khó chịu... rồi đặt câu hỏi vu vơ:
- Ê, nghe nói bồ có xâm ngực ngon lành lắm, phải không? Kìa, nhìn chỗ cổ áo cũng thấy phần trên? Mở cho coi chút xíu được không?
Thằng bán hàng chợt rùng mình ớn lạnh. Tự nhiên nó đứng ngay như trời trồng. Ông khách hối om xòm. “Mở cho anh em thưởng ngoạn chút xíu” làm nó bấn lên, lắp bắp chối. Thứ tiếng Anh nó nói đặc sệt giọng Ý:
- Tôi đâu có xâm mình ông? Thằng đứng bán ban đêm mới có... ông lầm với tôi rồi!
- Thì có hay không cứ mở mẹ nó nút áo ra là thấy chớ gì?
Ông khách vừa nói vừa cười hềnh hệch thật nham nhở, nghe độc và đểu kỳ lạ.
Thằng bán hàng choáng người vội nhanh chân lùi ngay lại, tính rút lui vòng qua ngả cái lò bánh khổng lồ. Nhưng ông khách thản nhiên đưa tay đặt lên quầy mà tay gã lại thủ khẩu súng nữa. Gã nổ một phát trúng giữa ngực nó văng bật vô thành lò rồi nổ bồi phát nữa làm nó té lăn ra nền nhà. Ông khách vòng qua quầy bước vô, cúi xuống giựt tung ngực áo sơ-mi. Dù ngực nó đỏ lòm những máu nhưng vết xâm vẫn thấy rõ rành rành: một cặp trai gái ôm nhau gắn bó với một lưỡi dao xuyên qua mình cả cặp. Thằng bán hàng cố đưa tay lên che ngực nhưng tay nó yếu quá rồi.
Ông khách cúi xuống tuyên bản án: “Michael Corleone gởi lời hỏi thăm mày đó... Fabrizzio.” Khẩu súng được kê sát màng tang, thảy thêm phát nữa. Xong việc gã lẹ lẹ bước ra khỏi quán, đi mấy bước tới ngã tư... Nơi đây có chiếc xe mở cửa sẵn, gã thót lên và xe phóng như bay.
Ở bên cư xáLong Beachthì đàn anh Rocco Lampone đang gác cổng lớn bỗng có phôn kêu. Nó bước tới chiếc máy đặt ngoài trạm canh. Nghe vắn tắt có mấy tiếng: “Hàng có sẵn rồi” là nó thót ngay lên chiếc xe riêng đậu kế bên, lái đi cấp tốc. Nó cũng chạy ngả đường nổi John Beech – con đường Sonny Corleone bị phục kích đêm nào – dông tuốt qua ga xe lửaWantagh. Nó tốp, để xe lại đây để lên một xe khác có hai đứa chờ sẵn.
Ba đứa phóng xe lên xa lộ Bình-Minh và cỡ 10 phút sau ghé vô một lữ quán bên đường để một mình Rocco Lampone nhanh nhẹn băng tới một căn nhà cất theo lốibungalow . Nó bung một đá văng cánh cửa, nhào vô như giông như gió.
Giữa phòng có một cái giường và đứng sừng sững trên giường làÔng-Trùm Phillip Tattaglia, 70 tuổi đầu nhưng trần truồng như trẻ sơ sinh! Giữa giường một em bé mặt non choẹt nằm chình ình, cũng trần truồng luôn. Coi, lão Phillip già đầu như vậy mà mớ tóc còn rậm đen, da dẻ hồng hào coi tốt tướng đáo để. Không nói không rằng, Rocco Lampone đẩy một hơi 4 viên nhằm chỗ da thịt mềm mại nhất là bụng dưới rồi dông ra xe tức khắc.
Chiếc xe lại tà tà phóng về nhà gaWantaghđể Rocco đổi xe, lái về cư xá một mình. Về đến nhà nó lên gặp ngay Michael, cho biết qua sự thể rồi lại đi trở xuống bước ra cổng ngoài làm gác-dan như lúc nãy.
oOo
Vậy là Albert Neri đã o bế xong bộ đồ lính. Rất chậm rãi nó mặc bộ đồ vô, đúng thứ tự như mọi lần, trước khi đi làm. Này xỏ quần, mặc sơ-mi, thắt cà-vạt... rồi khoác áo ngoài, đeo thắt lưng bao súng vô là xong... Tất cả lệ bộ trên người nó đều là thứ nhà nước phát hồi đó. Hồi “bị treo áo lính” chỉ khẩu súng là phải nạp trả nhà nước gấp chớ Sở đâu có đòi lại mấy thứ phụ tùng vặt vãnh?
Khẩu súng hôm nay cũng đúng thứ ru-lô,38 Police Special dân cớm vẫn xài nhưng do xếp Clemenza cung cấp với bộ phân nòng đặc biệt “vô danh” khỏi sợ truy cứu ra. Rất cẩn thận Albert lắc trái khế ra, chấm chút dầu rồi đóng vô, nhấn thử cò nhẹ nhàng “cắc... cắc” ngon lành. Chắc ăn rồi nó mới lắp đầy đạn, nhét vô bao. Có thể lên đường được rồi...
Chiếc nón kết Cảnh sát nó để trong bao giấy và mặc thêm chiếc áo vét ra ngoài che đỡ bộ đồ lính. Cỡ 15 phút nữa mới có xe tới đón. Thừa ít thời giờ, Albert Neri ra đứng trước gương ngó tới ngó lui coi dáng dấp có giống cớm thứ thiệt, cớm tuần tiễu không. Giống quá trời, in hệt còn gì!
Nó thong thả đi xuống. Ngoài đường, chiếc xe vừa tốp, băng trên có 2 thằng đàn em lão Clemenza. Albert thót lên băng dưới. Xe chạy ra khỏi khu vực nhà mới cởi bỏ chiếc áo vét, lấy nón ra đội lên đầu đàng hoàng.
Xe chạy tới đường 55, sắp tới ngã tư Đại lộ số 5 thì tốp lại để “thày đội” Albert Neri nhảy xuống, bắt đầu đi tuần. Khỏi cần điệu bộ, nó tà tà bách bộ trên đại lộ đông nghịt người. Ra dáng lính đi tuần lắm, bao nhiêu năm đi tuần hàng ngày mà? Sự thực lâu nay không làm công việc này nó cũng thấy hơi ngượng một chút lúc đầu.
Albert tiếp tục đi bách bộ tới khu Rockefeller, chỗ trông sang thánh đường Saint Patrick. Đi chút xíu nữa là nó thấy ngay chiếc xe định kiếm. Đúng nó rồi! Chỉ có nó mới dám ngang ngược đậu một mình một lề đường... vì cả dãy bên này mọc chi chít những bảng “Cấm đậu” và “Cấm ngừng lại”. Toàn bảng đỏ không!
Cứ để nó đấy. Nhìn đồng hồ thấy còn sớm, Albert chậm bước lại, dáo dác ngó... lấy sổ tay ra cắm cúi ghi chép rồi lộp cộp bước tới nữa. Đúng giờ hành sự rồi! Nó làm bộ ngạc nhiên ngó chiếc xe nghênh ngang đậu giữa khoảng cấm, không coi luật lệ ra gì. Đưa cây dùi cui gõ nhẹ nhẹ vào cây cản xe thì đến lượt thằng lái xe ngước lên nhìn. Coi bộ nó cũng ngạc nhiên, không ngờ có thằng cớm dám đụng tới xe này! Đúng điệu nhà nghề, nó múa dùi cui chỉ bảng cấm và đưa tay ra hiệu làm ơn dông gấp gấp dùm. Nào ngờ thằng tài xế quay mặt ngó lơ!
Albert Neri điềm đạm bước xuống đường, đi vòng ra đằng trước để có chuyện “hỏi thăm” thằng lái xe. Coi, mặt mũi thằng này đầy chất cô hồn, đúng là týp nó thích đập xưa nay! Cố tình kiếm chuyện, Albert sủa một câu rõ ra kẻ cả, nghiễm nhiên coi nó cóc có ký-lô nào:
- Ề, mày... tao đã làm ngơ đuổi đi mà mày còn ỳ thần xác ra đấy hả? Bộ mày khoái tao tống cho vài cái giấy phạt chắc?
Thằng tài xế trả lời ngang:
- Bồ về Ty hỏi lại gốc cái xe này đi! Còn khoái xé giấy phạt thì cứ việc xé đi... đưa đây cho rồi. Khỏi nói nhiều...
-... Nói nhiều cái gì? Mày không đi liền tức thời... tao kéo cổ xuống đánh thấy mẹ chớ tưởng ngon hả?
Không hiểu nó khéo tay cách nào mà chỉ loáng một cái thằng tài xế đã một tay gấp gọn tấm giấy 10 đô-la thành 1 miếng thật xinh rồi lo le đưa ra, toan nhét khẽ vô túi thày đội. Albert Neri bèn làm mặt giận, hùng hục leo lên lề, đưa một ngón tay ngoắc ngoắc, ra hiệu cho nó tới. “Ê, đưa tao coi bằng lái xe... Thẻ chủ quyền nữa...”
Nó bước tới. Đúng như kế hoạch đã vạch sẵn. Albert tính bắt nó đi vòng ra tuốt góc đường lận. Nhưng bây giờ coi bộ không kịp nữa rồi! Khẽ liếc mắt một phát nó đã thấy từ cao ốc Plaza kế đó hùng hục bước ra 3 thằng coi tướng tá bặm trợn, dễ nể. Tụi nó đang tới gần. Đi đầu là Barzini và sát ngay sau lưng nó là nguyên cặp vệ sĩ. Thầy trò nó lên đường “gặp gỡ” Michael Corleone mà? Thấy thằng tài xế đứng đó đang có chuyện với Cảnh sát tuần tiễu, một thằng vệ sĩ vọt lên trước miệng sủa: “Có chuyện gì đó, mày?”
Thằng tài xế tỉnh bơ: “Có quái gì! Phạt vạ đậu xe vi luật... Chắc thằng cha này mới ở đâu đổi về Ty này...”
Đúng lúc đóÔng-Trùm Barzini cũng vừa đi trờ tới. Nó cằn nhằn: “Lại có chuyện hả?” Không cần nhìn lên, Albert Neri xé giấy phạt đưa cho tài xế... trả lại nó bằng lái xe, giấy xe luôn. Rất thong thả, nó đưa tay sau đít để nhét túi sau cuốn sổ phạt, nhét mãi. Nhưng lúc tay nó vung phía trước thì khẩu38 Special đã nhảy theo nhanh như máy.
Mũi súng hướng ngay lồng ngực đồ sộ của Barzini, đẩy 3 phát liên tiếp làmÔng-Trùm nhào ngay, nhào trước khi 3 thằng đệ tử cuống cuồng nhảy tìm chỗ núp. “Thày đội” Albert Neri cũng biến nhanh như gió vào đám đông, đi rảo mấy bước đã quẹo cua gấp để thót lên một chiếc xe mở máy sẵn. Xe dông về hướng Đại lộ số 9, đi vào trung tâm thành phố. Chạy tới gần vườn hoaChelseathì trên xe, Albert đã lột nón, lột đồ... đổi nguyên bộ đồ mới. Nó xuống xe, nhảy qua xe khác. Tất cả những “đồ nghề” để lại, đã có thằng có nhiệm vụ đưa đi thủ tiêu lẹ.
Cỡ một giờ sau Albert Neri đã có mặt ở bên trong cư xáLong Beach, chuyện trò tỉnh queo với Michael.
oOo
Tessio đang nhâm nhi ly cà-phê ngồi đợi ở dưới bếp căn bên nhàÔng-Trùm thìHagenbước vô cho hay: “Michael chuẩn bị xong rồi đó. Thử phôn cho Barzini, bảo nó lên đường giờ này chắc vừa rồi.”
Tessio đứng dậy ra sử dụng chiếc điện thoại treo trên vách. Nó quay số văn phòng Barzini ở Nữu-Ước nói vắn tắt: “Tụi này lên đường sangBrooklynliền đấy.” Nó gác phôn quay sangHagencười nói: “Tao cũng hy vọng nội đêm nay thằng Michael giàn xếp cho xong, cho bọn mình khoẻ một chút!”
“Dĩ nhiên là nó làm xong.”Hagenđáp bằng một giọng nghiêm trang và đứng lên biểu Tessio cùng đi qua nhà Michael. Mới đến cửa ngoài đã đụng đầu một thằng vệ sĩ đứng hờm sẵn. Nó thản nhiên nói: “Ông chủ vừa cho hay là ổng sẽ đi bằng xe riêng. Ổng nói hai ông cứ việc đi trước.”
Mặt lão Tessio nhăn nhó đến thảm hại. Lão than vớiHagen: “Coi, điệu này đâu có được? Làm vậy đâu được... hư hết trơn mọi dự tính của tao rồi!” Lão vừa dứt câu là thêm 3 thằng vệ sĩ khác ở đâu thò ra, đứng bao quanh.Hagencũng từ tốn thoái thác: “Thôi, chú đi một mình vậy. Tôi không thể đi cùng.”
Lãocaporegime nhỏ con khựng lại. Lão hiểu ngay, hiểu hết mọi sự việc trong một nháy mắt. Làm sao bây giờ... phản ứng cách gì được? Đành chịu bó tay thua cuộc. Lão nhột nhạt người, đứng không muốn nổi nhưng trấn tĩnh được tức thời. Tessio nói vớiHagen: “Làm ơn nói dùm với Michael... vụ này thuần tuý công việc, một chuyện bất đắc dĩ... chớ tôi vẫn có cảm tình với nó.”
Hagengật đầu: “Cái đó tôi tin là nó biết.”
Ngừng một lát, lão quay sang năn nỉ: “Tom... mày có thể gỡ dùm tao cái vụ này được không? Tụi mình với nhau, bao nhiêu năm nay...”
Hagenlắc đầu từ chối: “Chịu. Tôi không thể làm được.”
Nó ngao ngán nhìn Tessio bị đám cận vệ của Michael bao quanh, đưa lên một chiếc xe chờ sẵn. Đau khổ thiệt tình. Từ hồi nào đến giờ lãocaporegime cáo già này vẫn là tay cừ khôi nhất trong cánh Corleone, bao nhiêu năm nay! Có lẽ hồi sinh thờiÔng-Trùm không tin cậy ai bằng lão Tessio. Có lẽ nhất Luca Brasi nhì Tessio. Đau khổ biết chừng nào, một con người khôn ngoan như Tessio... đi gần hết cuộc đời mà vấp ngã một cú thảm thương. Nhận định lầm có chút xíu mà lãnh trọn tai hoạ.
oOo
Phần Carlo Rizzi đợi phôn của Michael gần hết ngày, thấy kẻ ra người vô tấp nập quá đâm sốt ruột. Hiển nhiên đang có một diễn biến gì vô cùng quan trọng và nó... nó dám bị bỏ rơi lắm lắm. Không chờ đợi được nữa Carlo đành phôn sang hỏi thẳng Michael song thằng vệ sĩ nghe máy biểu chờ một chút và lát sau nó chuyển lời Michael biểu cứ đợi chút xíu nữa thế nào cũng đến nó.
Michael biểu chút xíu nữa thì chắc gần đến giờ rồi. Có bàn bạc công chuyện gì cũng chỉ 1 giờ đồng hồ... hay 2 giờ là cùng chớ gì? Nó tính ngay trong đầu từ đây lái xe sang Westbury chỉ 40 phút, còn thừa thì giờ chán. Carlo phôn cho em bé lần nữa, bảo em ráng đợi thế nào anh cũng đến và hai đứa sẽ đi ăn nhà hàng rồi du dương đêm nay. Để em bé khỏi buồn nó ráng dỗ ngon dỗ ngọt trước khi gác phôn. Trong khi chờ đợi tội gì không mặc đồ sẵn để lát nữa xong việc là đi thẳng, đỡ tốn thời giờ biết mấy?
Carlo đứng lên đi thay đồ. Vừa kịp xỏ tay vô chiếc sơ-mi mới toanh đã nghe thấy tiếng gõ cửa. Nó lý luận ngay, chắc Michael ngại phôn sang kẹt đường dây phải chờ đợi mất công nên sai thằng nào qua gọi nó chớ gì? Bèn hối hả chạy ra mở cửa và đứng khựng lại, hồn vía bay lên mây vì đứng ngay bực cửa chẳng phải thằng đàn em nào hết mà chính ông anh vợ Michael Corleone! Nó hoảng quá, nó không dám nhìn mặt nữa. Vì rõ ràng bộ mặt lạnh lùng, khủng khiếp đó đã “hù” nó quá nhiều lần trong những cơn ác mộng. Carlo nằm mơ thấy nhiều quá rồi!
Sau lưng Michael còn có Tom Hagen và Rocco Lampone. Trời đất, cả hai thằng này nữa... mặt đứa nào cũng khủng khiếp như sứ giả của tử thần, tới kiếm ai chỉ mang rặt tin chết chóc! Ba đứa không đợi Carlo mời mà long trọng, lừ lừ bước vô phòng khách. Cố gắng trấn tĩnh cho bớt run, Carlo không ngờ nó hoảng đến đờ đẫn người như vậy. Thì đúng vào lúc đó Michael lạnh lùng choang một câu làm nó choáng váng:
- Hôm nay mày phải trả lời vụ Santino...
Thôi đành vậy, Carlo đành vờ ngớ ngẩn làm ra bộ không hiểu nó nói cái gì. Coi kìa, nó chưa biết nói gì thì hai thằng Tom và Rocco đã đứng trấn mỗi thằng một bên vách để bắt buộc nó phải diện đối diện với Michael. Giọng nó trầm trầm thấy ghê:
- Mày đã bán đứng mạng Sonny cho cánh Barzini. Mày đóng kịch hành hạ con em tao... thằng Barzini biểu mày cứ làm như vậy thì thế nào thằng Sonny cũng nổi hung lao đầu vào chỗ chết chớ gì?
Carlo sợ cuống cuồng. Nó còn biết đối đáp gì mà chỉ phân bua năn nỉ. Vô cùng hèn hạ... chẳng còn chút tư cách.
- Anh Michael... em thề độc là không hay biết gì về vụ ấy. Em dám thề trên đầu các con em vậy đó. Anh... anh đừng... đừng đối với em như vậy.
Michael thản nhiên nói:
- Thằng Barzini chết rồi. Lão Phillip Tattaglia cũng hết sống. Nội nhật ngày hôm nay tao sẽ thanh toán bằng hết mọi công việc ân oán. Mày đừng nói ngây thơ, không biết gì. Tốt hơn đã dám làm thì dám nhận còn có chỗ khả dĩ.
Hagenvà Lampone đưa mắt nhìn nhau, ngạc nhiên quá. Ra thằng Michael vẫn còn ngây ngô, vẫn chưa thể so sánh vớiBố-Già về khoản dứt khoát! Một thằng hèn hạ như Carlo Rizzi thì còn buộc, còn ép nó nhận tội làm gì cho mất công? Tội phản bội đã rành rành, đã rõ quá rồi! Không lẽ thằng Michael còn e ngại xử sự có phần độc đoán có thể kết oán oan một thằng vô tội? Bộ nó nghĩ là Carlo rất có thể có phần nào oan ức, chỉ có cách tự miệng nó nhìn nhận mới hoàn toàn tin tưởng được?
Đúng là Michael đã nghĩ vậy. Không thấy Carlo trả lời nó ôn tồn dẫn dụ:
- Mày khỏi sợ hoảng! Mày sợ tao giết mày để con em tao goá chồng... và hai đứa cháu tao mồ côi cha chắc? Không đời nào có chuyện đó đâu, mày đừng quên tao vừa nhận đỡ đầu cho một đứa xong! Cùng lắm là mày từ nay không được hưởng một tí quyền lợi gì trong gia đình, có vậy thôi. Tao sẽ cho chúng nó đưa mày lên máy bay điLas Vegas, về với vợ con mày. Mày sẽ ở luôn dưới đó, tháng tháng tao sẽ gởi tiền cấp dưỡng cho Connie. Tao có thể giải quyết êm cho mày... nhưng mày đừng nói không biết gì. Mày nói không biết gì có nghĩa mày chửi lên đầu tao, chỉ làm tao nổi sùng thêm. Thế nào, đứa nào biểu mày sắp đặt... Barzini hay Tattaglia?
Lời dẫn dụ quả đã mở đường sống cho Carlo Rizzi, đã xô đẩy hết những ý nghĩ chết chóc đang hành hạ nó nãy giờ nên Carlo thở phào ra nhẹ nhõm. Vậy là có đường sống, môi nó mấp máy: “Barzini!”
Michael chỉ chờ có thế. Nó cũng nhỏ nhẹ, ngọt ngào: “Vậy có phải hơn không? Vậy là xong rồi! Bây giờ mày có quyền đi. Có xe đợi sẵn đưa mày ra phi trường.”
Theo hiệu lệnh của Michael, Carlo Rizzi bước ra khỏi nhà. Cả ba thằng cùng đi ra theo, sát sau lưng. Trời tối khuya rồi nhưng trong cư xá đèn rọi sáng như ban ngày. Một chiếc xe chạy trờ tới. Xe của nó chớ đâu phải xe lạ? Không hiểu thằng nào lái... mà băng sau cũng có 1 thằng ngồi tuốt trong góc cùng, nhất thời Carlo chưa nhận ra. Lampone mở cửa trước, ra hiệu cho Carlo lên xe ngồi cạnh tài xế. Nó run rẩy bước lên, chiếc sơ-mi lụa bên trong áo vét ướt đẫm những mồ hôi. Michael còn dặn với theo: “Tao sẽ phôn cho vợ mày... nói mày xuống khuya nay.”
Xe chuyển bánh, băng ra cổng lớn. Lúc bấy giờ Carlo Rizzi mới thủng thẳng quay đầu lại coi đứa nào ngồi băng sau. Cùng lúc đó thằng ngồi băng sau nhoài mình tới. Lão mập Clemenza chớ ai? Lão đưa chiếc dây lụa mềm xèo, nhẹ nhàng đi một đường quanh cổ Carlo, điệu bộ như một nàng con gái thắt chiếc nơ nhung tô điểm cho chú miu cưng vậy! Hai bàn tay hộ pháp xoắn mạnh một phát để sợi dây lụa nghiến chặt, nghiến thắt sâu vô cần cổ... làm khi không thân hình Carlo Rizzi nhảy dựng lên như cá mắc câu. Nhưng dẫy dụa sao nổi, dẫy dụa vô ích! Sợi dây giữ cứng nó nguyên vị ở băng trên... cho đến lúc thân hình Carlo bỗng mềm oặt ra.
Một mùi thối hoăng xông lên điếc mũi: bao nhiêu cứt đái trong bụng nó nhất loạt tuôn ra bằng hết. Vậy là đi đời thằng Carlo Rizzi...! Nhưng để cho thiệt chắc ăn Clemenza phải nghiến răng kềm cứng sợi dây thêm vài phút nữa. Xong việc rồi. Lão mập thong thả thu hồi sợi dây lụa, cẩn thận đút túi rồi ngồi bật ra nệm xe nghỉ xả hơi để mặc cho thân xác thằng Carlo ngã chúi xuống sàn xe phía trước. Nhưng việc cần thiết là phải quay kính xuống, mở cửa xe phần nào cho bớt phần xú uế kinh khủng cái đã.
oOo
Phải công nhận là ra tay một cú quyết liệt như vậy, cánh Corleone phải toàn thắng. Cũng trong vòng 24 giờ đồng hồ ngày hôm đó, bao nhiêu tay súng trong băng đều được haicaporegime Clemenza, Rocco Lampone điều động tung ra bằng hết để “thịt” những thằng nào lâu nay dám xâm phạm “giang sơn” nhà Corleone. Trọn băng Tessio đặt dưới quyền điều khiển của Albert Neri. Lập tức mấy thằng chủ sòng phe Barzini bị quét hết. Hai thằng đao phủ cao cấp nhất, đắc lực nhất của cánh Barzini đang ngồi xỉa răng sau bữa ăn nhậu thả giàn trong một nhà hàng chuyên bán đồ Ý ở đường Mulberry thì bị quất gục cả cặp một lúc. Một gã điếm cờ bạc, chuyên áp-phe đua ngựa vừa trúng lớn ở trường đua mò về nhà... chưa về đến nhà đã bị ghim đạn đầy mình. Hai thằng cá mập cho vay tiền cắt cổ nổi tiếng nhất khu bến tàu Nữu-Ước bị thủ tiêu mất xác. Cả tháng sau mới tìm ra vùi dập ở tuốt mấy cánh đồng lầy bên New Jersey.
Chơi xong cú đại quy mô, ác liệt như vậy lập tức Michael Corleone danh nổi như cồn, nghiễm nhiên khôi phục lại toàn vẹn ngôi vị số 1 Nữu-Ước cho cánh Corleone. Giới giang hồ nể mặt Michael không phải vì chiến thuật cừ khôi mà thôi: bao nhiêu taycaporegime cốt cán của 2 cánh Barzini – Tattaglia còn bị nó chiêu hồi bằng hết!

Rút cục Michael chiến thắng toàn vẹn, chỉ kẹt có vụ điên cuồng rủa xả của con em gái. Nghe tin dữ, Connie để các con ởLas Vegas, bay về Nữu-Ước ngay tức khắc cùng Bà Trùm. Cho đến lúc xe về tới nhà nó vẫn ráng dằn mọi xúc động. Nhưng xe vừa ngừng là nó lồng lên. Bà Trùm ngăn không kịp. Connie chạy vụt vô nhà ông anh và bắt gặp hai vợ chồng Michael đang ngồi ngoài phòng khách. Kay đứng bật dậy ôm hôn con em chồng... tính an ủi, dỗ dành nó nhưng đành đứng trơ ra vì khi không Connie bật khóc oà lên rồi cất tiếng chửi bới, xỉa xói tận mặt Michael, không kiêng nể sợ hãi:
- Thằng khốn nạn... mày giết chồng tao. Tao biết ngay mà. Mày đợi bố chết, không ai ngăn cản được mày là mày kiếm cách giết nó. Đúng mày giết nó! Mày đổ tội cho nó về vụ anh Sonny chớ gì? Cả nhà này đổ tội cho chồng tao... nhưng còn tao có ai thèm nghĩ đến, có ai thèm coi ra gì? Mày giết nó thì làm sao tao sống được... trời ơi, tao biết làm gì bây giờ?
Connie lồng lộn như điên như cuồng. Hai gã vệ sĩ của Michael đứng sau lưng nó, chỉ đợi Michael có lệnh là xách cổ đi gấp. Nhưng không hiểu sao Michael cứ đứng ngó, để mặc nó la hét.
Kay hoảng hốt: “Connie... em điên đầu rồi. Nói gì ghê rợn vậy? Đừng nói bậy nữa!”
Lúc bấy giờ Connie mới hết xúc động. Nó không gào khóc, la lối nữa mà buông ra câu nào câu ấy thật độc:
- Chị đâu biết... Lúc nào nó cũng lạnh nhạt với tôi, nó cho vợ chồng tôi về đây ở... là vì vậy đó! Nó nhất định tìm cách giết Carlo bằng được, giết cho êm xuôi. Còn ông già thì nó không dám nên nó mới đợi cho ổng chết rồi nó mới ra tay, lại còn giả vờ làm cha-đỡ-đầu cho thằng con tôi. Nó là thằng khốn bề ngoài lỳ lợm nhưng giết người không gớm tay. Chị tưởng chồng chị không dám hả? Ngoài Carlo ra, nó còn ra lệnh giết bao nhiêu người nữa, chị cứ đọc báo là biết liền. Nào Barzini, Tattaglia... và biết bao nhiêu mạng nữa!
Càng nói Connie càng hăng máu và lại phát cuồng như cũ. Nó tính xông tới, nhổ vào mặt Michael nhưng mồm miệng đắng nghét, làm gì còn nước bọt?
“Lôi cổ nó về nhà... rồi kêu bác-sĩ gấp.” Đám vệ sĩ chỉ chờ có vậy để xông vô, lôi Connie ra về tức tốc. Nhưng người kinh hoàng nhất lại là Kay. Nàng run rẩy hỏi chồng:
- Michael... tại sao nó dám nói vậy kìa? Phải có một cái gì... Nó phải tin thế nào chớ...
- Tại nó phát cuồng lên, thế thôi!
Michael nhún vai, giải thích thật dễ. Nhưng Kay đâu chịu, nàng ngó Michael trừng trừng:
- Không phải vậy... nhất định không phải Connie cuồng trí nói bậy! Phải có một sự gì... anh cứ nói thực cho em biết đi?
Michael lắc đầu mệt mỏi:
- Dĩ nhiên là nó nói bậy... chứ làm gì có chuyện đó? Anh không thích nghe em hỏi... nhưng đặc biệt lần này em đã hỏi thì anh trả lời một lần cho xong. Không có chuyện đó.
Giọng Michael nói quả quyết, tin tưởng lắm. Nó đưa mắt nhìn thẳng, nhìn ngay mặt Kay. Nó muốn mang tất cả niềm tin yêu từ ngày hai đứa lấy nhau để thuyết phục là chuyện đó không hề có. Làm sao mà không triệt để tin lời chồng được kìa? Vì vậy nàng rũ sạch mọi hồ nghi để nhìn Michael nhoẻn miệng cười, chạy lại ôm hôn âu yếm.
Hai đứa buông nhau ra thì Kay nói: “Tụi mình mỗi đứa cần một ly.” Nàng chạy vô bếp lấy nước đá và chợt nghe tiếng mở cửa. Lúc đi trở ra Kay bắt gặp cả bọn hùng hục bước vô. Có Clemenza, có Neri và Rocco Lampone cùng bọn vệ sĩ đi kèm. Michael quay lưng lại nhưng vì Kay bước tới nên nhìn khuôn mặt hắn nghiêng một bên. Đúng vào lúc đó lão Clemenza cất tiếng chào thật long trọng:
-Ông-Trùm Michael...
Rõ ràng Kay bắt gặp một hình ảnh mà nàng không bao giờ quên nổi. Michael đứng cùng đám người nhà... nhưng trông in hệt những pho tượng cổ La-Mã ngày nào. Đúng cung cách của một đấng quân vương toàn quyền sinh sát đang khoan thai chấp nhận sự thần phục, ngưỡng mộ của đám bề tôi. Không phải vậy là gì kìa. Michael đứng chống nạnh, khuôn mặt cao ngạo lạnh lùng hất lên, đứng kiểu chân trước chân sau thật thản nhiên, bề thế. Thần dân của hắn là mấy gãcaporegime kia chớ còn gì?
Thốt nhiên, Kay nhận ra tất cả những lời Connie vừa lồng lên rủa xả lúc nãy đều đúng, đúng hết. Nàng thụt lui, đi trở xuống bếp và âm thầm khóc một mình.

(...)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2006, 03:38 PM   #33
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 32

Đánh lớn thắng lớn như vậy mà phải một năm trời vận động, lo lót khéo léo đủ mọi chỗ Michael Corleone mới nghiễm nhiên được coi như tay thủ lãnh cừ khôi nhất trong các phe nhóm giang hồ Mỹ quốc. Mười hai tháng liên tiếp nó chia đều thời giờ để ở hai nơi: tổng hành dinhLong Beachvà ngôi nhà mới dướiLas Vegas. Mãi cuối năm Michael mới quyết định thanh toán dứt khoát cơ sở Nữu-Ước, bán hết nhà hết đất. Vì vậy nó tính mang cả gia đình về miền Đông ở chơi một tháng trước khi rời nhà hẳn. Đích thân Kay phải lo thu xếp dọn nhà, có đến một triệu việc lỉnh kỉnh phải làm.

Bây giờ chẳng cánh nào dám đương đầu với cánh Corleone và Clemenza cũng nghiễm nhiên làm mộtÔng-Trùm . Rocco Lampone vẫn làcaporegime cho Michael Corleone nhưng Albert Neri xuống hẳnLas Vegasphụ trách an ninh cho tất cả lữ quán nhà trong khi Tom Hagen làm cố vấn pháp lý.

Anh em ruột thù hận nhau mãi đâu được? Chỉ ngoài một tuần lễ sau bữa nổi cơn khủng hoảng tố cáo om xòm Connie đã tới năn nỉ Michael “Em trót dại nói bậy” và cả quyết với bà chị dâu Kay rằng tất cả những điều nó tố cáo đều chẳng có gì hết. Bất quá nó quá nóng lòng chồng chết nên nói nhảm vậy thôi.

Một góa phụ trẻ như Connie Corleone thì tái giá đâu phải chuyện khó? Để tang một năm cho Carlo Rizzi chưa xong nó đã chính thức bước thêm một bước nữa với một thằng khá đẹp trai, người cùng xứ sở và tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại đàng hoàng. Gia đình nó cũng vào hạng khá. Dù bây giờ chỉ giữ một chức vụ khiêm nhường trong cơ sở làm ăn của gia đình Corleone nhưng em rể tươnglai củaÔng-Trùm thì lo gì không khá?

Trong khi đó Kay càng được cả nhà chồng quý mến thêm vì chịu khó theo học luật đạo để trở lại đạo Công giáo và hai đứa con nhỏ cũng theo mẹ luôn. Riêng Michael lại không khoái vụ này. Con cái cho theo Tin Lành cũng tốt lắm chớ... vả lại có vẻ Mỹ hơn nhiều!

Chính Kay cũng lấy làm lạ, không ngờ nàng hạpNevadatới vậy. Phong cảnh tuyệt vời, những dãy đồi đá, những khe sâu đá đỏ hun hút, những vùng sa mạc nắng cháy và xen vào giữa là những cái hồ nước mát rười rượi. Khí hậu ấm áp thật thú vị. Hai đứa nhỏ muốn đi chơi có ngựa riêng để cưỡi và người làm là đầy tớ đích thực chớ chẳng phải vệ sĩ. Cuộc sống của Michael bình dị hơn, đi làm thì điều khiển hãng thầu xây cất muốn giải trí đã có mấy cái Câu-lạc-bộ, mấy hiệp hội... Nó không nhảy ra hoạt động chính trị nhưng thú vị theo dõi tình hình sinh hoạt địa phương.

Nói chung phải sống như vậy mới sung sướng, so với cuộc sống ở Nữu-Ước thì dọn nhà xuống ở hẳnLas Vegaskhoái hơn nhiều. Nàng đâm ngại không muốn về nhà cũ chút nào hết, do đó dọn đồ đạc lần chót để gởi đi Kay lấy làm khoái chí, hăng hái làm cho xong. Nàng có cảm giác của một con bệnh nằm quá lâu ở nhà thương nay hết bịnh hăm hở trở về nhà.

Đêm cuối cùng ở cư xáLong Beach, nàng thức giấc từ tờ mờ sáng, lắng nghe tiếng động cơ những chiếc xe vận tải chở đồ đạc xuống nhà mới. Người thì buổi chiều đáp phi cơ xuốngLas Vegascũng vừa, kể cả Bà Trùm.

Lúc ở nhà tắm ra nàng thấy Michael ngồi dựa gối hút thuốc lá. Hắn cằn nhằn: “Saosáng nào em cũng cứ phải đi nhà thờ vậy kìa? Chủ nhật đi được rồi... chớ ngày nào cũng đi! Em thật không khác bà già!” Hắn vừa nói vừa với công-tắc nhận đèn trong khi Kay ngồi ghé xuống mép giường, kéo cao đôi vớ. “Thì trở lại đạo bao giờ chẳng ham đi coi lễ!” Michael đưa tay ra xoa xoa chỗ đùi non thì nàng co rụt người: “Đừng mà... Sáng nay em chịu lễ mình thánh chúa.”

Kay đứng bật dậy nhưng Michael không giữ lại. Hắn cười nói: “Mẹ thì ham thế... mà có hai thằng con cứ nghe nói xem lễ nhà thờ là trốn... mà em không làm gì được chúng sao?”

Nàng thực sự cảm thấy khó chịu về cái lối nhìn của Michael. Lối nhìn trịch thượng của mộtÔng-Trùm rõ!

- Được rồi, còn thiếu gì thì giờ? Để về nhà xong xuôi em sẽ bắt chúng đi đều đều mấy hồi?

Kay hôn chồng rồi mới đi ra. Lúc bấy giờ trời còn sớm nhưng đã ấm áp rồi, mặt trời đã đỏ ối. Nàng bước ra xe đậu bên cổng lớn. Trong xe Bà Trùm đã ngồi chờ sẵn, bộ đồ tang bà mặc đen ngòm. Lâu nay hai mẹ con sáng nào cũng đi lễ sớm, đi lễ nhất đã quen rồi. Nàng khẽ hôn bà mẹ chồng rồi ngồi vào tay lái. Bà nghi ngờ hỏi: “Con ăn sáng hả?” Nàng lắc đầu: “Đâu có má!” Thấy con dâu theo đúng lời dặn bà coi bộ hài lòng lắm. Có một lần nàng đã quên khuấy đi mất luật đạo dạy sáng hôm dự lễ mình thánh chúa phải nhịn ăn từ nửa đêm. Có mỗi một lần ấy, lâu rồi... nhưng Bà Trùm vẫn cứ nhắc lại hoài hoài, bao giờ cũng hỏi lại: “Con có đói không, có mệt không?”

Sáng sớm ngôi thánh đường nhỏ coi hoang vắng, nhờ lớp cửa kính màu chặn hơi nóng nên bên trong mát rượi, đúng là chỗ nghỉ ngơi cầu nguyện. Kay đỡ một bên để bà mẹ chồng leo từng bực đá trước thềm, bước vô trước. Bao giờ bà cũng tới quỳ ở hàng ghế trên cùng, ở sát bàn thờ. Nàng ngừng lại chút xíu ngoài bực cửa, tính rụt rè quen, luôn luôn hơi khớp vào phút chót.

Một phút sau Kay mạnh dạn bước vô. Nàng nhúng mấy ngón tay vào bình nước thánh và sau khi làm dấu, khẽ đưa lên môi. Trên bàn thờ hình ảnh Đức Thánh Cha trên thập tự giá, ánh nến đỏ lập loè nơi chân tượng. Kay sẽ quỳ làm dấu trước khi len vô hàng ghế, quỳ gối nơi bục gỗ, cúi đầu làm như cầu kinh. Thực ra nàng chỉ âm thầm đợi tới phiên lên bàn thờ chịu lễ.

oOo

Chỉ có những lúc ngồi trong bóng mát rượi bao phủ lớp ánh sáng mờ mờ bên trong giáo đường là Kay ưa nghĩ tới khía cạnh kín của đời sống Michael. Nàng không sao quên nổi cái đêm hãi hùng năm trước, hắn đã sử dụng trọn vẹn lòng thương yêu, tin tưởng để buộc nàng phải tin ở lời dối láo của hắn là không hề có chuyện thủ tiêu thằng em rể.

Nàng cả quyết dứt bỏ, không thể sống chung với Michael. Chẳng phải tại hắn dám làm cái việc ghê rợn đó mà chỉ vì hắn đã cố tình lừa dối. Ngay sáng sớm hôm sau Kay bỏ đi, mang theo cả hai đứa con về nhà cha mẹ ởNew Hampshire. Cần gì phải viết giấy để lại cho ai... mà nàng có biết sẽ phải làm gì, đời nàng rồi đây sẽ ra sao? Chỉ biết là vợ chồng mà lừa dối nhau như vậy đó thì chẳng thể chung sống được. Điều đó Michael hiểu ngay. Ngày hôm sau hắn phôn tới ngay những chỉ một lần đó thôi, sau đó để mặc nàng tự ý. Cả năm sau, mãi tuần rồi mới thấy Tom Hagen ngồi xe lên tận nhà nàng ởNew Hampshire.

Cả buổi chiều hôm ấy nàng đã nói chuyện với Tom, đúng là một buổi chiều hãi hùng nhất đời. Hai người đi ra tuốt mãi chỗ đồng cỏ trống ở bìa rừng để nói chuyện cho tiện. Mà Tom Hagen cũng nói thẳng thắn khỏi rụt rè, nể nang. Phần Kay, nàng thấy ngay là kẹt vô hạ sách: khi không đi sử dụng thứ ngôn ngữ gai ngạnh, móc mói với hắn! Xưa nay nàng đâu có quen lối đối xử tệ hại này? Khi không đi hỏi móc Tom Hagen: “Có phải Michael sai anh lên đây đe doạ tôi không đấy? Sao không xách theo vài thằng vác tiểu liên nhảy xuống xe dí súng vào lưng tôi, buộc phải về cho chắc ăn?”

Thảo nào mặt Hagen sa sầm. Từ hồi biết hắn, chưa bao giờ nàng thấy Tom Hagen cáu giận, gắt gỏng. Hắn bước chầm chậm mắng át đi:

- Này, bỏ cái lối nói con nít tầm bậy ấy đi, Kay. Một người như cô... có thể ăn nói như vậy được sao? Tôi không dè đấy...

- Rồi. Bây giờ anh muốn gì đây?

- Tôi muốn hỏi tại sao cô bỏ đi.

- Anh muốn biết tại sao hả? Tại vì nó nói láo, nó gạt tôi. Tại vì nó cười lên đầu tôi, cho tôi là con ngu ngốc đi ép buộc nó nhận làmBố-Già thằng nhỏ! Nó là thằng phản bội, lừa dối. Tôi không thể có thằng chồng như vậy... để hai đứa con tôi có thăng cha như vậy. Không thể được...

Hai người sóng vai chầm chậm bước dọc con đường nhỏ. Tom Hagen tỉnh bơ nói:

- Nãy giờ cô nói những gì... tôi chẳng hiểu gì hết!

Được thể Kay nổi sùng, đứng lại nói tạt vào mặt:

- Anh không hiểu? Tôi nói là chính nó ra lệnh hạ sát thằng em rể thì anh hiểu chớ? Đã vậy nó còn nói gạt tôi!

Tom Hagen nín thinh, không trả lời. Đi một khoảng nữa hắn mới lên tiếng:

- Sự thực thì nó có làm vậy hay không... cô cũng chẳng có cách nào biết chắc, phải không? Nhưng tôi không muốn tranh luận, tôi cứ tạm cho là nó làm đi. Tôi nói cứtạm cho là nó làm ... chớ chẳng phải chính nó làm nghe? Nhưng nếu tôi đưa ra những lý do chính đáng, những lý do buộc nó phải làm... nghĩa là không làm không được thì cô tính sao đây?

Kay ngước nhìn Tom Hagen, chặn lại ngay:

- Anh tính làm luật sư biện hộ cho nó đấy? Lần đầu tiên tôi mới thấy anh giở giọng thầy cãi với tôi đấy, Tom!

Tom Hagen cười hề hề:

- Cũng chẳng sao! Cô hãy nghe tôi nói đây. Thử hỏi nó có thể khoanh tay ngồi yên không... khi có bằng chứng là thằng Carlo đã được tụi nó mướn để gài bẫy hạ sát Sonny? Nếu thằng Carlo cố tình dựng vở kịch đập con Connie... để Sonny nóng lòng phải chạy sang binh em, phải xuất hiện trên khúc đường nổi John Beech vào đúng giờ đó để chúng mai phục “thịt” thì sao đây? Thằng Carlo được mướn để tiếp tay giết Sonny thì sao đây?

Cái vụ này thì... Kay biết trả lời sao? Nàng im lặng thì Tom Hagen tiếp ngay:

- Cho cô biết thêm một điều nữa. Thằng Carlo sức mấy qua mặt ông già? Cô đồng ý không? Ổng biết... nhưng một người như ổng đâu thể bắn bỏ thằng rể khốn nạn để trả thù cho thằng con? Ổng không thể xuống tay nên giao trách nhiệm lại cho thằng Michael, biết rằng nó sẽ làm thay ổng thì sao đây?

Kay cất tiếng trả lời giọng đầm đìa nước mắt:

- Nhưng mọi việc xong rồi... giải quyết êm rồi. Hà tất cứ phải bắt thằng Carlo chết? Sao không thể tha mạng nó, quên hết mọi chuyện đi? Đó là việc có thể làm được mà?

Lúc bấy giờ hai người dừng chân ven con suối ngợp bóng mát. Tom Hagen ngồi bệt xuống thảm cỏ, gật gù một hồi. Hắn đưa mắt nhình quanh một hồi mới lên tiếng: “Quên hết mọi chuyện! Đúng! Phải chi ở một khung cảnh như thế này thì có thể quên được thật.” Kay không trả lời, bắt qua chuyện khác:

- Nó... nó không phải... người tôi lấy làm chồng hồi đó!

- Cái đó đúng quá! Nếu nó như vậy đó thì giờ này nó xanh cỏ rồi mà cô thì goá phụ, chẳng còn gì để thắc mắc nữa!

- Anh nói vậy có nghĩa gì? Anh thử nói thẳng ra, nói thực hết một lần, có sao nói vậy được không? Tôi biết... một thằngSicilynhư nó không thể nói thực, nói thẳng... Nhưng anh khác, giữa anh với tôi mà? Anh đâu có coi đàn bà con gái như đồ bỏ, như thuộc hạ... muốn nói thì nói, muốn không thì không?

Hagentrầm ngâm, ngồi lặng đi một lúc mới lắc đầu nói:

- Cô không hiểu thằng Michael. Cô bực tức vì nó nói dối... nhưng cô quên là nó từng dặn chớ có hỏi han đến công việc riêng của nó sao? Cô giận dữ vì nó làmBố-Già cho thằng nhỏ... nhưng ai biểu cô ép? Thực ra nếu phải sắp đặt chơi thằng Carlo thì làm vậy là đúng, ai cũng phải làm vậy... đối phương có ỷ y thì ra tay mới ăn chắc chứ? Thực tế cuộc đời là như vậy... cô còn muốn bắt tôi nói toạc ra, phanh phui hết nữa thôi?

Thấy Kay cúi đầu ngẫm nghĩ,Hagengiải thích tiếp:

- Tôi cho cô biết thêm một điều nữa nghe? Tôi cho cô biết là ông già vừa nằm xuống là chúng đã đặt xong kế hoạch thịt thằng Michael, hạ nó trước hết. Vớingười nhà làm nội gián thì ăn chắc. Mà cô biết ai không? Tessio đấy! Một thằng bán đứng anh em như Tessio thì liệu có thể buông tha được không? Nó phải chết, cũng như thằng Carlo vậy. Phản bội là phải hạ cấp kỳ, khỏi nói tha thứ, bỏ qua! Mình có thể bỏ qua lắm nhưng chúng nó đâu có bỏ? Dung dưỡng là chính mình phải chết. Tôi biết Michael có cảm tình với Tessio và thương hại con em lắm chớ? Nhưng buông tha đối phương là tự mình lao đầu vào chỗ chết, là di hoạ cho chính vợ con và người thân thuộc. Cô có bằng lòng nó dung tha Tessio, Carlo để cô ở goá, con cô mồ côi cha và cả gia đình này tan nát không? Cô trả lời thẳng cho tôi biết đi...

Tom Hagen nêu bằng ấy câu hỏi, Kay không trả lời. Nàng ngồi im nghe, nước mắt dàn dụa chảy dài trên má. Nàng hỏi vắn tắt:

- Có phải Michael nhờ anh tới nói với tôi như vậy?

- Đâu có? Nó chỉ nhắn lời rằng cô muốn gì cũng được, muốn làm sao thì làm tha hồ... miễn là cô chăm nom, săn sóc hai đứa nhỏ. Nó còn khôi hài rằng đối với nó... cô mới làÔng-Trùm !

Kay nắm tay Tom Hagen hỏi lại:

- Những lời anh vừa nói với tôi... không phải Michael ra lệnh cho anh nói đấy chớ?

Hagenngần ngừ, nửa muốn nói nửa không. Sau cùng đành phải cho hay sự thực:

- Cô vẫn chưa hiểu. Nói thực cho cô hay... nếu cô kể lại cho nó nghe câu chuyện ngày hôm nay thì tôi khó lòng toàn mạng với nó. Theo tôi hiểu thì trên đời này chỉ có 3 người mà nó không thể đụng tới. Đó là 3 mẹ con cô mà thôi!

Mãi 5 phút sau Kay mới từ từ đứng dậy, hai người lững thững bách bộ về nhà. Chừng về gần đến nhà Kay mới nói:

- Anh à... sau bữa cơm chiều anh cho mẹ con tôi nhờ xe anh về Nữu-Ước được chớ?

- Thì tôi lên đây cốt ý chỉ có vậy.

Cỡ một tuần sau khi trở về với Michael, Kay đến ông linh mục lo học cho xong thể thức trở lại đạo.

oOo

Từ chỗ sâu thẳm nhất bên trong thánh đường, một hồi chuông vang vang. Hồi chuông hối ngộ. Đúng như lời chỉ dẫn, một tay Kay nắm chặt lại, đưa lên vỗ ngực. Tiếng chuông vang vọng, tiếng chân giáo hữu loẹt quẹt theo nhau lần lượt bước tới bàn thờ, quỳ dài dài ở hàng ghế trên cùng. Kay cũng đứng lên bước theo họ và quỳ gối khi chuông vang lên hồi nữa. Một tay cương quyết đưa lên, Kay nhắc lại động tác đấm ngực. Trước mặt nàng là vị linh mục. Nàng khẽ ngửa cổ, há miệng ra đón nhận miếng bánh mỏng tang từ tay vị linh mục. Giây phút thiêng liêng. Nàng nghe miếng bánh tan dần trong miệng và nuốt xuống.

Như một kẻ thực tình hối ngộ mong rửa sạch mọi tội lỗi, Kay cúi đầu trên hai cánh tay khoanh lại đặt trước bàn thờ. Nàng khẽ nhúc nhích người cho đỡ mỏi đầu gối một chút. Thế rồi Kay cố tình để đầu óc trống rỗng, không nhớ đến, không lưu luyến một cái gì. Chồng con, giận tức, chống đối... tất cả đều dẹp hết, quên hết! Lên giọng trầm trầm, thật rõ ràng để ráng tạo một niềm tin nơi chính mình, nàng cất tiếng cầu nguyện. Từ ngày Carlo Rizzi chết, ngày nào nàng chẳng thành tâm cầu nguyện? Ngày nào Kay chẳng thành tâm cầu nguyện cho linh hồn Michael Corleone.

~~~HẾT~~~

__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:25 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps