Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Âm nhạc ::.. > Cải lương

Cải lương Nơi dành cho các fan hâm mộ bộ môn nghệ thuật bậc nhất đồng bằng Sông Cửu Long

NSND Diệp Lang: Một đời trầm lặng

NSND Diệp Lang: Một đời trầm lặng

this thread has 6 replies and has been viewed 5937 times

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 25-09-2009, 03:50 PM   #1
Hồ sơ
Độc Cô Cầu Bại
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Số bài viết: 1,648
Tiền: 25
Thanks: 169
Thanked 551 Times in 334 Posts
Độc Cô Cầu Bại is on a distinguished road
Smile NSND Diệp Lang: Một đời trầm lặng

Loạt bài viết hay quá nên cầm lòng không đậu, chép lại mục này.


NSND Diệp Lang - cây đại thụ của sân khấu cải lương Việt Nam hiện đại. Trên sân khấu gần như ông nhận được tất cả vinh quang nghề nghiệp. Tài đức vẹn toàn, ngoài những vai diễn để đời, ông là người phát hiện, ươm mầm, đào tạo nhiều lớp nghệ sĩ kế cận. Đoàn hát nào có ông cộng tác là đoàn hát đó có những thay đổi tích cực, sân khấu sẽ nghiêm túc, trang hoàng, sâu sắc hơn. Những đoàn cải lương Sài Gòn 2, Văn Công TP, 2-84,…là nơi ông để lại nhiều dấu ấn sâu đậm nhất. Cả cuộc đời ông cống hiến hết mình cho NTCL. Ông là người chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách nghệ thuật “thật và đẹp” của NSND Năm Châu. Là người học trò trung thành , suốt đời làm theo những gì mà ông đã học được ở người thầy tài hoa này. Người trong nghề, khán giả luôn dành cho NSND Diệp Lang sự yêu mến, kính trọng. Nếu như trên SK là một Diệp Lang sôi nổi, nóng bổng luôn truyền ngọn lửa nghề tác động đến các NS khác, thì trong cuộc sống thường ngày, ông là người trầm lặng , hiền lành, ân cần, hòa nhã với mọi người. Ông là người sống nội tâm, làm nhiều hơn nói , bất cứ ở vai trò nào, từ DV đến đạo diễn, nhà quản lý, ông đều làm việc hết mình, với trách nhiệm cao nhất. ông vốn là người rất tự trọng nên làm bất cứ việc gì đều rất thận trọng, kỹ lưỡng, sâu sắc. Nhìn bề ngòai ông già hơn rất nhiều so với tuổi, một phần do ông luôn tòan tâm , tòan ý với nghề, một phần khác, cuộc đời ông có những mất mát, nỗi đau từ thể xác đến tâm hồn, chiến đấu với bệnh tật với những khó khăn đời thường , để rồi từ những nỗi đau của mình ông biến nó thành những giây phút thăng hoa trên sân khấu.

NSND Diệp Lang có một số phận, một cuộc đời phong ba chìm nổi…


CON TRAI NGƯỜI NHẠC SĨ ĐỜN KÌM

NSND Diệp Lang tên thật là Dương Công Thuấn, sinh ngày 14 tháng 3 năm 1941 , tại làng Bình Tiên - Sa Đéc - Đồng Tháp, là con trai duy nhất của nhạc sĩ Ba Diệp - cây đờn kìm ở một số đoàn hát như Kim Thoa, Hoài Dung - Hoài Mỹ, Minh Chí - Việt Hùng... ông mồ côi mẹ từ năm lên mười tuổi, ba ông một mình ôm cây đờn kìm bôn ba theo các đoàn hát để ông ở lại quê nhà với ông nội, ngoài những giờ đi học bình thường, ông còn được ông nội dạy thêm chữ nho, có lẽ chịu ảnh hường từ sự giáo dục của ông nội, của một gia đình nho giáo ngay từ hồi còn nhỏ, ông đã là người trầm tĩnh, chững chạc. Năm 1954, sau khi ông nội mất, còn lại một mình trong căn nhà vắng, vừa phải tự nuôi thân vừa phải lo đi học, năm ấy ông vừa tròn 1 3 tuổi. Mấy tháng sau, ba ông mới về tới đưa ông lên Sài Gòn, ông không chịu theo nghề hát, muốn ở lại quê nhà cùng với người em bà con làm ruộng nhưng ba ông không đồng ý, làm con không dám cãi ba nên ông miễn cường khăn gói rời quê theo ba, khởi đầu một cuộc dấn thân sương gió. ôm gói đồ theo ba vô đình Tân An sống với đoàn cải lương Kim Thoa, lúc này ông Ba Diệp đang đờn cho đoàn. Ban đầu, cậu Thuần có ý định học đờn để nối nghiệp ba, ông Ba Diệp khuyên con nên học nghề hát, nghề đờn ít lương lại rất bạc bẽo , người ta chỉ biết những nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu chứ mấy ai quan tâm đến nhạc sĩ, nhạc công âm thầm ngồi ôm đờn ở phía sau cánh gà. Vậy là mỗi đêm Công Thuấn tập làm quân sĩ, vừa học nghề vừa có chút đỉnh tiền để nuôi thân. Đào kép chánh của đoàn là hai nghệ sĩ Văn Sa, Thiên Kim. Vai diễn đầu tiên của ông là vai quân sĩ trong vở tuồng Lấp sông Gianh của tác giả Kinh Luân, khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân). Ông còn nhớ rất rõ biến cố năm ấy, khi diễn đến câu “lấp sông Gianh ngàn năm thống nhất” thì đoàn bị kẻ xấu ném lựu đạn làm chết và bị thương khoảng 100 người, may mắn đêm đó ông không bị thương, hôm sau, đoàn dọn về đình Hòa Hưng tạm nghỉ. Mấy tháng sau, đoàn mới tiếp tục đi diễn lại, được một năm lại trở về đình Hòa Hưng. ông chứng kiến thấy khán giả cho gạo, cho khô rồi nhìn những người trong đoàn đi kiếm đoàn hát khác mà lòng buồn rơi nước mắt. Công Thuấn xin ba cho đi kiếm việc làm, nghề hát khổ quá nên ông muốn học sửa xe hơi. Nghề đó phải học ba năm, người ta chỉ nhận làm chớ không cho ăn ở. Thấy khó khăn quá, ông đành quay trở về đình. Đoàn Minh Chí - Việt Hùng thành lập, ba ông khuyên ông nên đi hát với lời dặn "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Đoàn tập tuồng tại rạp Thuận Thành (rạp Văn Hoa Đa Kao), đi được một năm thì ba ông bị bệnh xin về quê chữa bệnh. Sáng hôm ấy, ông Ba Diệp cầm cây đờn, tay ôm gối đồ ra bến xe đò về sa Đéc, trước khi lên xe về quê, ông còn ngoái lại dặn con: "Ráng nghe con, giờ thì con đi một mình...". ông Ba Diệp quay đi cố nén dòng nước mắt, ông rất muốn khóc nhưng sợ ba mình không yên lòng. Đó là lần đầu tiên trong đời ông biết nén nỗi đau vào trong lòng, có lẽ lần đu tiên ấy đã giúp cho ông có sức chịu đựng mọi phong ba bão táp trong đời, nén nó vào lòng riêng mình cam chịu không thổ lộ với ai. Hai tháng sau, ông cố dành dụm được một số tiền về thăm ba. Nhìn ba bị phù ngồi trên bộ ván mà xót xa lòng, cảnh nhà nghèo quá, chỉ biết cắn răng cam chịu. Ba ông gửi gấm tâm sự "Con không nên lấy vợ sớm...". Bà con kéo lại rất đông để nghe thằng Hai ca, ông Ba Diệp tay sưng không đờn được nhưng vẫn đờn cho con trai ca, trước để coi nó tiến bộ thế nào, sau để làm vừa lòng bà con làng xóm. ông vừa ca dứt bài Cao Tiệm Ly khóc bạn thì ba ông đề nghị ông ca thêm 6 câu Sầu Biên ải. Sau khi đờn cho con ca hai bài vọng cổ, ông Ba Diệp mệt rã rời, nhưng ông rất vui vì thấy con trai có thể theo nghề hát được. Sáng hôm sau, ông phải ra đi, đó là lần cuối cùng cha con ông còn gặp nhau.

Đoàn Minh Chí - Việt Hùng vô đình, Minh Chí nghỉ, đoàn phải ngưng hát. Khi đó hay tin ba mất mà ông không có tiền về, đành thắp mấy nén nhang tìm một chỗ kín đáo khấn vái cha mình xin thứ tha cho tội bất hiếu. Lần thứ hai, ông phải giấu niềm đau lớn nhất đời mình vào tận sâu thẳm tâm hồn. Mấy tháng sau, đoàn Việt Hùng khai trương trở lại, diễn tại Bến Tre, tập thể đoàn góp tiền cho ông về Sa Đéc thọ tang. Trở về, nhìn nhà cửa quạnh hiu, mồ cha xanh cỏ còn cây đờn kìm thì cầm ngoài chợ Sa Đéc. Có ông Sáu, chú của ông chuộc về được một lần rồi sau đó cây đờn lưu lạc. Ký giả Thiện Mộc Lan có ý tìm lại cây đờn kìm ấy nhưng không được, ông đến an ủi Công Thuấn "nếu như cây đờn có linh hồn rồi nó sẽ trở về...". Đứng trước mộ ba, ông thề sẽ Suốt đời đi theo nghề hát. Chiều qua Bắc Rạch Miễu mưa bay lất phất... nhìn con nước sông Tiền trôi xuôi, từng con sóng nhỏ vỗ vô bờ, chợt hai hàng nước mắt lăn dài trên má, nguồn yêu thương, cội rễ cuối cùng trong đời đã không còn nữa, từ đây ông đã mãi thành kẻ mồ côi phiêu bạt, năm ấy Công Thuấn tròn 16 tuổi. Đi tới đâu cũng thấy hình bóng của ông già, nhớ từng cái quán ông thường hay uống cà phê mỗi khi đoàn tới hát, nhớ từng cái ghế, cái bàn ba đã ngồi, cứ mỗi lần đoàn trở lại điểm diễn cũ, ông nghe như có giọt nước mắt chảy vào lòng mặn đắng, nỗi ám ảnh ấy theo ông suốt nhiều năm dài đăng đẳng như thể. Theo gánh hát khổ sở bao nhiêu năm, thuở ấy nghèo quá muốn thờ ông bà nội và cha mẹ không biết thờ ở đâu, không một mái nhà, thôi thì đành khấn vái: "ông bà nội và ba má cho con thờ ở trong lòng, ông bà nội và ba má theo phò độ cho con, sau này để con có một mái nhà thờ tự” có ai biết được lời thề nguyện ấy mãi mấy mươi năm sau ông mới thực hiện được khi về hát ở đoàn Văn Công TPHCM, được Nhà nước cấp cho căn phòng ở lầu 1 chung cư Nguyễn Kim - đường Lý Thường Kiệt gần sân bóng đá Thống Nhất, ông mới có điều kiện xây mồ mả và lập bàn thờ cho ông bà nội và cha mẹ mình tại chính căn nhà của mình. Ông là người chịu ảnh hưởng nho giáo, trọng chữ hiếu hàng đầu, mấy mươi năm ông mới thấy nhẹ lòng. Cũng tại nghèo, cuộc sống thanh bạch của một nghệ sĩ lương thiện, đã khiến cho ông mất mát, tổn thương rất nhiều trong cuộc sống đời thường, ông tự ví mình giống như số phận kép Tư Bền của nhà văn Nguyễn Công Hoan, đó là quá nhiều nước mắt phải nuốt ngược vào lòng, nên ông trở nên trầm lặng , sớm già trước tuổi dù ông vẫn rất phong độ.. .




Theo Đăng Minh - Báo SK
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...

...
Độc Cô Cầu Bại is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
 



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Mục đích sống của bạn là gì? Tiền? YourFriend Nghệ thuật sống 22 28-07-2009 10:00 AM
Da Vinci code foureyes ..:: CLB Văn Thơ ::.. 100 06-05-2008 08:12 PM
Thơ viết cho Trịnh... dongoc Nhạc Trịnh 15 16-11-2006 09:24 AM
Tiếu Ngạo Giang Hồ - Kim Dung cobemongmo Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 50 31-10-2006 05:00 PM
Chuyện đời thường Bombyx112 Nghệ thuật sống 0 14-04-2006 08:06 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:51 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps