Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Điểm tin ::..

..:: Điểm tin ::.. Tin tức Long An, tin trong và ngoài nước

Ý nghĩa ngày Tết và các phong tục

Ý nghĩa ngày Tết và các phong tục

this thread has 2 replies and has been viewed 21283 times

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 13-02-2007, 01:20 PM   #1
Hồ sơ
MarsNIIT
1/2 bán cầu bắc cô đơn
 
MarsNIIT's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Số bài viết: 1,334
Tiền: 25
Thanks: 151
Thanked 659 Times in 380 Posts
MarsNIIT is on a distinguished road
Default Ý nghĩa ngày Tết và các phong tục

Ý nghĩa ngày TẾT và các phong tục



Tết do chữ Tiết mà ra, là "thời gian" đặc biệt đã được ấn định trong năm. Theo Âm Lịch hay lịch ta, trong một năm có nhiều Tết, chẳng hạn như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Tết Trùng Cửu, Tết Nguyên Đán hay Tết Cả. Tết quan trọng và lớn nhất trong năm của người Việt Nam là Tết Nguyên Đán (Nguyên là bắt đầu hay đầu tiên, Đán là buổi sớm mai) Nguyên Đán là ngày đầu tiên của một năm mới âm lịch, tức là ngày một một tháng Giêng ta. Vì Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm, cho nên người ta còn gọi là Tết Cả. Để khỏi nhầm lẫn với dương lịch, Tết Nguyên Đán cũng còn được gọi là Tết Ta (trong khi mồng một tháng Giêng dương lịch thì gọi là Tết Tây).



Phiên chợ Tết

Người Việt mình có lệ sửa soạn và sắm Tết trước cả tháng trời. Những buổi chợ mở gần ngày Tết Nguyên đán được gọi là phiên chợ Tết.

Trước đây, ở chốn thôn quê Việt Nam, các chợ không mở thường ngày như ở các đô thị. Các chợ phủ, huyện hay làng lân cận nhau, thường luân phiên nhóm họp vào các ngày nhất định trong tháng để người đi buôn (bán hàng) và người đi chợ (mua hàng) có thể tới mua và bán ở các chợ này vào những ngày mà mình thấy thuận tiện. Bởi vậy, các phiên chợ Tết rất quan trọng. Đây là những ngày họp chợ lớn nhất trong năm vì người mua và kẻ bán đều đổ dồn về các chợ này để mua bán trao đổi cùng nhau.

Tùy theo điạ phương, các phiên chợ Tết thường được mở chậm lắm là trước ngày 23 tháng Chạp âm Lịch (là ngày người ta làm lễ tiễn đưa ông táo về chầu trời) Các phiên chợ mở vào ngày gần Tết thì gọi là phiên chợ giáp Tết, và phiên chợ cuối cùng của năm cũ gọi là phiên chợ cuối năm.

Tại các phiên chợ Tết, người ta thường mua bán những thứ không thể thiếu trong ngày Tết. Việc mua bán này gọi là sắm Tết. Thông thường nhà nào cũng mua sắm gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, lá dong hay lá chuối để gói bánh chưng, dưa, hành, cá, thịt, miến, nấm, măng, mộc nhĩ để làm cơm cúng gia tiên, hoa quả, bánh mứt, hạt dưa để mời khách trong những ngày Tết....

Để trang hoàng nhà cửa mừng năm mới, người Việt thích trưng bày những thứ hoa của mùa xuân như hoa cúc, hoa thược dược, cành hoa đào (ở miền Bắc); cành mai vàng (ở miền Nam). Cầu kỳ hơn thì người ta bày hoa thủy tiên là một thứ hoa lâu tàn, có sắc đẹp và hương thơm lạ lùng (nhưng cần phải biết nghệ thuật ươm, trổ thi mới có thứ hoa lạ, quý này nở đúng vào những ngày đầu xuân). Ngoài ra trong ngày Tết, người ta cũng còn thích chưng những chậu cây có trái như cam, quýt, quất...v.v..




Mâm ngũ quả ngày Tết

Người Việt Nam luôn luôn trọng nghĩa. Bất kỳ lễ lạc nào đều có sắc thái đề cao tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà. Ngũ là năm (5) vì vũ trụ được tạo bởi năm nguyên tố căn bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong một điều gì đó. Trong mâm quả thường hay có Mãng Cầu, tức là cầu chúc cho mọi điều đều như ý; có Dừa, vì âm "dừa" tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu; có Sung, vì gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc; rồi Đu Đủ, vì đó có nghĩa là mang một năm mới được đầy đủ thịnh vượng. Ngoài ra còn có Xoài, vì tên "Xoài" na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Ngày nay, các mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác để cho thêm phần đẹp mắt, chẳng hạn như Dưa Hấu, Táo, Đào Tiên, Quýt ...
Tục Mâm Quả ngày Tết là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, nó biểu tượng cho lòng biết ơn ông bà tổ tiên của mỗi người Việt, cũng như lòng ước mong một năm mới an khang, nhiều may mắn, tốt đẹp.




Bánh chưng


Một trong những đặc trưng không thể thiếu của ngày Tết Việt Nam là bánh chưng xanh. Bởi vậy tục ngữ Tết của ta có câu:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh

Bánh chưng là một thứ bánh đặc biệt hoàn toàn Việt Nam, làm bởi gạo nếp đậu xanh, thịt mỡ, tiêu, hành, gói bằng lá dong hay lá chuối rồi "chưng" lên (hay nấu, luộc) trong nhiều tiếng đồng hồ cho chín nhừ.
Cứ vào dịp Tết, người ta gói bánh chưng và làm bánh dầy cúng tổ tiên để tưởng nhớ tới công ơn tiền nhân hoặc để biếu Tết lẫn nhau. Ở nhiều địa phương, bánh dầy còn là lễ vật để tế thần ở đình của làng nữa. Đây là thứ bánh dầy thật lớn, có khi to bằng cái mâm, ngoài ra trước đây, bánh dầy còn dùng làm lễ vật trong các lễ cưới hỏi.




Táo quân

Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)

Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Vào ngày này, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời). Táo quân cũng còn gọi là Táo công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.
Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau. Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.
MarsNIIT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 4 thành viên gửi lời cám ơn đến MarsNIIT vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (21-11-2014), JosephNulk (04-09-2014), KennethPa (11-04-2014), Vikiygz (12-10-2022)
 


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
câu chuyện Bát Mì MinhTien Nghệ thuật sống 3 02-11-2018 07:32 AM
Thị trường cổ phiếu ????? Sàn giao dịch chứng khoán?? fantomas_la ..::CLB Chứng Khoán::.. 21 09-05-2007 11:08 AM
Bước đầu của văn học Miền Nam LeGiang ..:: CLB Văn Thơ ::.. 0 07-02-2007 03:47 PM
Việt Nam và WTO Tr.Giang ..:: Điểm tin ::.. 4 07-01-2007 12:35 AM
Nỗi đau của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trong ngày 20/11/2006 ... nobipotter ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 16 05-01-2007 08:29 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:41 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps