Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Thảo luận nghiêm túc ::..

..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. Các vấn đề Xã hội , Giáo dục , Kinh tế ...

Bạn Chuẩn Bị Gì Khi VN Hội Nhập Thế Giới ?

Bạn Chuẩn Bị Gì Khi VN Hội Nhập Thế Giới ?

this thread has 11 replies and has been viewed 10097 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 25-08-2006, 01:37 PM   #11
Hồ sơ
TruongGiang
Member
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 84
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 6 Times in 4 Posts
TruongGiang is an unknown quantity at this point
Default

Luật sư hội nhập:
Lo nhưng không... ngại!

· Nhiều luật sư trong nước đủ sức cạnh tranh với luật sư nước ngoài
· Tranh chấp ở nước ngoài bắt buộc phải nhờ luật sư nước sở tại
· Học nghề từ các văn phòng luật sư nước ngoài…

Phải chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, khi làm việc với đồng nghiệp, khách hàng nước ngoài họ rất chú trọng đến tiểu tiết, hình thức... Ông bảo: trong một lần tiếp thân chủ là người nước ngoài, sau khi tư vấn xong, thân chủ nói riêng với ông, luật sư nên cất chai rượu vào chổ khác vì tôi thấy chai rượu trên bàn là muốn bỏ chạy.
Ông còn cho biết khách hàng nước ngoài rất kỵ việc chê bai đồng nghiệp trong khi các luật sư Việt Nam hay mắc phải điều này vì muốn chứng tỏ mình hơn người, muốn tạo lòng tin với thân chủ... Cạnh đó, khi làm việc với người nước ngoài, luật sư Việt Nam cần chú trọng đến các tiểu tiết tưởng như rất nhỏ như không nhỏ chút nào với văn hóa nước họ: từ cách ăn, mặc, giờ giấc đến các hành vi nhỏ nhặt khác như sắp xếp hồ sơ, tài liệu, phong thái tiếp chuyện... thậm chí còn phải chú ý đến cái restroom của văn phòng nữa kia. Vượt qua các tiểu tiết này, thân chủ nước ngoài mới xem đến khả năng của mình. Trong khi các tiểu tiết quan trọng này, luật sư Việt Nam thường xuề xòa cho qua.
Sau khi ký hợp đồng tư vấn với một doanh nghiệp được sáu tháng, luật sư Nghiêm phải “say goodbye” với doanh nghiệp này vì tư duy xem luật sư nhân viên của mình. Luật sư BQ cho biết, theo hợp đồng tư vấn dài hơi, ông có nhiệm vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến luật mà doanh nghiệp không biết hướng giải quyết. Sau vài “ca” tư vấn như soạn thảo hợp đồng xuất khẩu, giải quyết tranh chấp lao động... trôi chảy thì không thấy doanh nghiệp hỏi han chi nữa. Khi ông nhắc doanh nghiệp thanh toán chi phí, phía doanh nghiệp cho nêu thắc mắc: luật sư không đến doanh nghiệp, không tự tìm việc vì họ đã trả lương hàng tháng... xem như là người của doanh nghiệp rồi. Luật sư Nghiêm “than trời”: với tư duy như thế, tôi phải chấm dứt hợp đồng vì họ nghĩ luật sư là nhân viên của họ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại khác, họ xem luât sư là người “gỡ rối” từng vấn đề cụ thể chứ không buộc luật sư phải bao quát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Ông nói: dẫu sao đây cũng là tín hiệu tốt vì họ có ý thức nhờ luật sư trong các hoạt động của mình.

Tranh chấp ngoài nước, phải mời luật sư nước sở tại
Trong quá trình hội nhập sẽ xảy ra hai xu hướng, một là doanh nghiệp trong nước sẽ mở rộng đầu tư và thương mại ra nước ngoài. Hai là doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm ăn. Với trường hợp doanh nghiệp nước ta làm ăn ở nước ngoài và xảy ra tranh chấp tại nước đó thì nhất thiết phải nhờ luật sư tại nước sở tại. Luật sư Định phân tích, phải nhờ "thổ địa" vì không ai nắm luật, am hiểu luật pháp nước họ, am hiểu đường đi nước bước tại nước họ bằng chính con người nước đó. Luật sư nước ta có kiến thức bằng "trời biển" đi nữa thì cũng không thể cho rằng mình có thể hơn luật sư nước sở tại. Thậm chí, luật sư Việt Nam (dù được cho là giỏi) vẫn chưa ai dám xưng là đã nắm bắt được hết luật Việt Nam nói chi là nắm bắt luật nước ngoài. Mặt khác, không phải cứ là luật sư là có thể hành nghề được bất cứ nơi đâu. Muốn tham gia tố tụng ở một nước nào đó, nhìn chung anh phải được pháp luật nước đó cho phép. Chẳng hạn như luật chúng ta hiện chưa cho luật sư nước ngoài tham gia bào chữa... Ở một số nước cũng vậy. Nếu không được tham gia bào chữa thì sao anh có thể đến cơ quan công an để gặp bị can, làm sao được nghiên cứu hồ sơ... Thứ đến, nếu nhờ luật sư Việt Nam có thể tham gia tranh tụng ở nước ngoài thì chi phí có thể sẽ quá cao nếu vụ việc phải đi lại nhiều lần, thời gian kéo dài... Do vậy, việc nhờ luật sư nước sở tại khi xảy ra những tranh chấp là lựa chọn tối ưu. Điển hình là vụ ông Bửu Huy bị câu lưu tại Bỉ. Ông này đã nhờ luật sư Bỉ giúp đỡ ngay từ những bước đầu. Làm như thế là hợp lý vì có nhờ luật sư trong nứơc thì luật sư cũng không giúp gì nhiều được.

Luật sư ta phải mạnh về tư vấn...
Theo nhìn nhận của luật sư Định, khi ra nước ngoài, luật sư nước ta chỉ có thể dừng lại ở việc tư vấn hoặc đại diện để trả lời trong những trường hợp các doanh nghiệp được hỏi về những vấn đề có liên quan đến pháp luật trong nước... mà doanh nghiệp khó trả lời hoặc không biết. Điều đó có nghĩa là luật sư đi theo sẽ giúp cho doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến pháp luật nước nhà là chính yếu...
Còn ở trong nước thì sao? Theo luật sư Định, với tiến trình hội nhập, luật sư ta nên tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan đến các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế. Để làm sao khi xảy ra một tranh chấp thì luật sư bíêt ngay rằng những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc là gì, phía bên kia sẽ làm gì, hướng đi của mình ra sao... để tư vấn cho doanh nghiệp. Sau đó, luật sư ta sẽ hướng dẫn, giới thiệu cho doanh nghiệp tìm đến các luật sư nước ngoài nào giỏi, có uy tín đủ sức trợ giúp cho họ về vấn đề họ đang cần hỗ trợ.
Về việc luật sư có cần phải ra nước ngoài học, đào tạo để có thể hội nhập? Luật sư Định cho bíêt, cũng cần nhưng không phải là tuyệt đối quan trọng. Ở nước ngoài anh cũng chỉ được đào tạo những điều cơ bản, kỹ năng phân tích, nghiên cứu... mà thôi. Còn lại là tự học, tự nghiên cứu. Mà nếu vậy thì cách tốt nhất là anh nên tham gia vào các công ty luật nước ngoài để được đào tạo trong công việc. Tại đây, anh sẽ được "chuyển giao công nghệ" để bíêt cách tiếp cận vấn đề, phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp. Đây là những kỹ năng cơ bản, chuyên nghiệp để có thể trở thành luật sư của thời kỳ hội nhập...
Theo luật sư Định, những luật sư hiện nay đang làm việc với đối tác nước ngoài phần lớn cũng đã có thời gian "rèn luyện" trong các văn phòng luật sư nước ngoài. Thậm chí những luật sư trong nước được coi là chuyên gia hàng đầu về hàng hải và ngân hàng như luật sư Nguyễn Mạnh Dũng, Trần Anh Đức, Trương Nhật Quang... mà bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào cũng cần đến cũng chưa từng đi du học ở các đại học luật nước ngoài.

Vẫn ra "biển" được?

Ngoại ngữ có thể là rào cản đầu tiên khiến nhiều văn phòng luật sư mất khách. Tuy nhiên, điều này, hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Nhiều tổ chức luật sư trong nước đã có đủ "nội công" về ngoại ngữ (và cả uy tín, chất lượng...) để làm ăn với khách hàng nước ngoài. Luật sư Phạm Thị Vạn Thanh, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng nhận xét, nhiều tổ chức luật sư như YKVN, Vilaf Hồng Đức, Văn phòng luật sư tư vấn Độc Lập, DC Lawyers... đã đảm đương được công việc này. Đây là những tổ chức luật sư có thương hiệu, có trình độ để tiếp cận với các hợp đồng thương mại quốc tế, các lĩnh vực liên quan kinh tế quốc tế.
Luật sư Lê Công Định, (DC Lawyers) cho biết văn phòng ông thường xuyên làm việc với khách hàng nước ngoài. Bản thân ông cũng đã từng tham gia vào một số vụ kiện theo luật pháp nước ngoài. Điển hình như vụ kiện phá giá cá basa tại Mỹ và vụ kiện giày da tại Châu Âu. Ngoài ra, theo luật sư Định, một số văn phòng khác như Vilaf Hồng Đức, Văn phòng luật sư tư vấn Độc Lập, YKVN... đã có thể cạnh tranh mạnh với các văn phòng luật sư nước ngoài. Nhiều khách hàng nước ngoài, lẫn doanh nghiệp trong nước khi làm ăn với đối tác nước ngoài đã ưu tiên lựa chọn các văn phòng này để nhờ trợ giúp thay vì các văn phòng luật sư nước ngoài... Luật sư Định khẳng định, trong tương lai khối lượng công việc có thể tăng nhưng các tổ chức luật sư này vẫn có thể đảm đương được...
Tuy nhiên, theo luật sư Thanh thì số lượng các tổ chức luật sư như YKVN, Vilaf Hồng Đức, Văn phòng luật sư tư vấn Độc Lập, DC Lawyers... là vẫn còn quá ít để đón nhận "cơn sóng hội nhập"
Một luật sư khác nhìn nhận rằng trứơc đây, các tranh chấp thương mại xảy ra tại Việt Nam, các khách hàng nước ngoài luôn tìm đến các văn phòng luật sư nước ngoài không phải vì chúng ta chưa đủ sức làm ăn với họ. Mà chủ yếu là vì khách hàng nước ngoài chưa biết đến hoặc chưa tin tưởng vào chất lượng, uy tín của các luật sư ta. Còn hiện nay thì đã có sự cạnh tranh gay gắt...

TruongGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-08-2006, 01:40 PM   #12
Hồ sơ
foureyes
Senior Member
 
foureyes's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Số bài viết: 682
Tiền: 25
Thanks: 18
Thanked 254 Times in 157 Posts
foureyes is an unknown quantity at this point
Default

quay trở lại câu hỏi lúc đầu đi mọi người ơi, bạn đã chuẩn bị gì khi VN gia nhập WTO
__________________

foureyes is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:32 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps