Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..::CLB Nhiếp Ảnh::..

..::CLB Nhiếp Ảnh::.. Trao đổi các đề tài liên quan đến nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận

Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận

this thread has 2 replies and has been viewed 5381 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 21-07-2010, 09:40 PM   #1
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,347 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận

[Đăng nhập để xem liên kết. ]
TT - Từ ngày 1 đến 8-8 tới đây, Đại hội FIAP (Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế) lần thứ 30 sẽ diễn ra tại Hà Nội. Đây cũng là cơ hội để hiểu rõ hơn về một sân chơi rất quen thuộc và tạo ra không ít ngộ nhận ở VN gần 20 năm nay.

Nhiều huy chương vàng, huy chương bạc FIAP có chung khuôn mẫu - Ảnh của nhiều tác giả
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

Kể từ năm 1991, khi Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN trở thành thành viên của FIAP, đã có nhiều ngộ nhận về giá trị những giải thưởng FIAP, tước hiệu FIAP mà các nghệ sĩ VN đoạt được, cũng như ảnh hưởng của FIAP đối với nhiếp ảnh thế giới.

Tính nghiệp dư của FIAP

FIAP là tên viết tắt của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế, tiếng Pháp: Fédération Internationale de l’Art Photographique. Hoạt động nhiếp ảnh của liên đoàn chỉ là một kiểu chơi tài tử, không phải là một nghề. Trên trang web của FIAP có ghi: “Nhiếp ảnh nghiệp dư xuyên thế giới” - La photographie amateur à travers le monde.

FIAP là tổ chức phi chính phủ, phi chính trị, phi lợi nhuận. Hiện FIAP có 100 hiệp hội các nước thành viên ở năm châu lục, trong đó có VN. Ngoài một trang web [Đăng nhập để xem liên kết. ], mãi tới tháng 4-2006 FIAP mới có trụ sở chính là 37 Chanzy, 75011 Paris, Pháp. Tính đến nay VN có hơn 160 nghệ sĩ nhiếp ảnh được FIAP phong các tước hiệu: Hon.E FIAP, ES.FIAP, E. FIAP/b, E.FIAP, A. FIAP và có một nghệ sĩ nhiếp ảnh mới được phong M.FIAP.

Phạm vi của một sân chơi “tài tử”

Thông qua những cuộc thi ảnh nghệ thuật do FIAP bảo trợ, thấy rõ một khoảng cách về uy tín và “quyền lực” so với các cuộc thi ảnh nghệ thuật của các tổ chức và tập đoàn nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng. Vì FIAP là “nhiếp ảnh nghiệp dư xuyên thế giới” nên các cuộc thi do FIAP bảo trợ hướng về những vẻ đẹp chung chung, mang tính nhân văn nhưng không có tác động, ảnh hưởng nhiều đến xã hội... Ảnh hưởng, uy tín của FIAP không ra ngoài phạm vi một sân chơi ảnh nghệ thuật lớn mang tính nghiệp dư của những tay máy tài tử.

Nghị quyết của Đảng đã cảnh báo nguy cơ “nghiệp dư” trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp ở ta. Trên thực tế, việc tự làm “nghiệp dư hóa” chính mình, hạ thấp giá trị thật sự của nhiếp ảnh VN - vốn được biết đến qua nhiều tác phẩm thành công trong chiến tranh - đang là một nguy cơ có thật. Tất nhiên điều đó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Các nghệ sĩ M.FIAP mà VN ta quen gọi là “bậc thầy” (dịch từ chữ master) , tiểu sử cho thấy họ đều là những kỹ sư, bác sĩ coi nhiếp ảnh là thú vui tài tử, không phải là mục đích sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp. Tác phẩm của họ cũng không hề có tên trong các bảo tàng nghệ thuật đương đại nổi tiếng thế giới của Chicago, New York, MOMA (Mỹ), Tate (Anh)...
Các cuộc thi của FIAP cũng không hề được nhắc đến trong các tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng như Rangefinder, Photo District, Picture Magazine, Communication Art (Mỹ), Creative Review (Anh), Eyemazing (Hà Lan), Zoom (Nga)... Tóm lại, ảnh hưởng của FIAP không có gì đáng kể trong nền công nghiệp nhiếp ảnh thế giới.

Ngược lại, các cuộc thi ảnh danh giá trên thế giới đều có phân biệt rõ chuyên nghiệp và nghiệp dư, với mục đích hướng các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư phấn đấu thành chuyên nghiệp và đưa các tài năng nhiếp ảnh chuyên nghiệp ra ánh sáng.

Sony World Award Photography (Anh) phân ra giải nhất khu vực chuyên nghiệp là 25.000 USD, nhưng nghiệp dư chỉ có 5.000 USD. Các cuộc thi khác của IPA (Mỹ), PX3 (Pháp), cuộc thi sáng tạo London, cuộc thi hằng năm của các trung tâm nghệ thuật đương đại lớn của Anh, Mỹ, các tạp chí nghệ thuật hàng đầu Mỹ như NY Art Magazine, Color, Popular Photography, American Photo..., các hội chợ, liên hoan ảnh danh giá như Foto Espana (Tây Ban Nha), Arles (Pháp) đều có tầm ảnh hưởng và quy mô vượt xa FIAP. Trong các cuộc thi đó, giám khảo đều là những nhà giám tuyển (currator), nhà nhiếp ảnh, giám đốc hình ảnh - mỹ thuật, sáng tạo từ các tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới.

Về thực chất FIAP không phải là thước đo trình độ, đẳng cấp của những nhà nhiếp ảnh. Tước hiệu được phong của FIAP cũng chỉ có giá trị trong khuôn khổ sân chơi FIAP. Và điều quan trọng là FIAP không có “lực hút” đối với truyền thông quốc tế, cũng như tạo ảnh hưởng đến các xu thế ảnh nghệ thuật thế giới.

Ngộ nhận về thành tích

Không phải nghiệp dư là kém, nhưng nghiệp dư không phải là chuyên nghiệp. Ở đây chuyên nghiệp không chỉ hơn nghiệp dư ở chỗ thu nhập chính là từ nhiếp ảnh, mà còn có nghĩa tay nghề phải đạt mức chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp về ý tưởng, về khả năng thực hiện để tạo ra những tác phẩm có giá trị cao, tác động mạnh mẽ tới xã hội...

Thế nhưng suốt gần 20 năm nay, kể từ khi Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN là thành viên của FIAP cùng hàng ngàn giải thưởng trong các cuộc thi do FIAP (và PSA - Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ, cũng là một tổ chức nghiệp dư) bảo trợ, rất nhiều sự ngộ nhận về thành tích nhiếp ảnh nghệ thuật VN, đánh đồng thành tích ở FIAP với thành tích thế giới, đẳng cấp quốc tế.

Có hai giải thưởng quốc tế danh giá hằng năm về nhiếp ảnh được giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp đánh giá cao là giải ảnh của Tổ chức World Press Photo (Hà Lan) và giải ảnh báo chí Pulitzer (Mỹ) lại ít khi được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN nhắc đến như một mục tiêu để nhiếp ảnh VN phấn đấu hướng đến. Chúng ta có nhiều nghệ sĩ đoạt hàng trăm giải quốc tế, nhưng tất cả đều là giải thưởng FIAP (và PSA). Trong báo cáo thành tích các nhiệm kỳ của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN cũng mang giải thưởng FIAP (và PSA) làm thành tích nổi bật, đánh giá chất lượng của ảnh nghệ thuật VN. Ảnh đoạt giải của một nhiếp ảnh gia đoạt hàng trăm giải quốc tế phần lớn cũng chỉ quanh quẩn các đề tài về người già - trẻ em Tây nguyên, trẻ em chơi trên đồi cát...

Việc thông tin không chính xác về giải thưởng FIAP (và PSA) đã khiến rất nhiều người và ngay cả một số vị lãnh đạo, quản lý trong ngành văn hóa nghệ thuật cũng bị ngộ nhận về thành tích nhiếp ảnh nghệ thuật của VN, trong khi thực chất vị trí ảnh nghệ thuật VN còn rất khiêm tốn trong khu vực, cũng như giá trị và ảnh hưởng còn ít ngay cả trong đời sống văn hóa nghệ thuật VN.

TRƯỜNG THÀNH
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (15-09-2015)
Old 21-07-2010, 09:53 PM   #2
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,347 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận

Bản thân là một người thích nghệ thuật nhiếp ảnh, lâu nay cũng nghĩ như vậy. Rất tự hào VN có cả lô lốc các nhiếp ảnh gia "hàng đầu thế giới".
Lúc trước có tham gia một clb Nhiếp ảnh cấp quận ở thành phố. Vào đó, cũng thấy định hướng rõ ràng của clb, mục đích là các giải thưởng trong nước, cao hơn là quốc tế. Cụ thể là để đạt đủ điểm vào hội NSNAVN.
Lâu nay đọc nhiều phê phán đối với các tác phẩm đoạt giải thưởng của VN. Rất nhiều tác phẩm về đồi cát, cụ già dân tộc, cụ già trẻ em. Thậm chí trong giới còn lan truyền nhau các "mỏ huy chương", đó chính là nơi chụp ảnh đồi cát và một bà cụ già dân tộc!? Cứ nghĩ rằng VN đoạt giải cũng hợp lý vì đó là bản sắc dân tộc. Nhưng nay, đọc bài báo, nhìn lại, thấy những điều mới mẻ hơn. Cảm ơn tác giả.
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-07-2010, 11:39 PM   #3
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,339 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận

như vậy là đã có câu trả lời cho bác TheDeath rồi đó, đó là những giải thường nghiệp dư, không tên tuổi nên ảnh chụp toàn là theo lối mòn, trình độ nhiếp ảnh VN đang là vùng trũng so với thế giới.đều đáng tiếc là mấy anh chàng NSNA nhà ta cứ hô hào cho dữ vào mà không biết mình là " ếch ngồi đáy giếng " tự lừa gạt bản thân mình và người khác.

có 1 câu chuyện như thế này, ở trên 1 cái hồ ở Đà Lạt có 1 người câu cá ngồi trên thuyền, người ta cứ đi đến là sẽ thấy bất cứ thời gian nào. Sau này mới biết là ..." nghề cha truyền con nối" giả bộ câu cá ngồi đó để cho người ta chụp ảnh.
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi nhk Chuyện trẻ thơ 0 16-04-2009 12:44 PM
Da Vinci code foureyes ..:: CLB Văn Thơ ::.. 100 06-05-2008 09:12 PM
Rối loạn giấc ngủ peanux Chia sẻ kinh nghiệm 0 11-03-2008 08:45 AM
Chúng Ta trong Thế giới phẳng Gem ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 2 09-09-2007 04:44 PM
Ufo VÀ SỰ SỐng NgoÀi TrÁi ĐẤt LeGiang Thiên văn học 0 25-05-2007 11:13 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:21 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps