Em chỉ hiểu đơn giản, học sỹ là người đi học. Topic bàn về chuyện đi học.
P.S.: chưa khi nào đọc bài của anh nhk mà thấy nhột như hnay ...
Sorry...Đã làm DeMen có cảm giác trên. Hai bài viết trên của anh là anh viết trong cảm giác bị choáng và phân vân của một người đang bị choáng thật sự về mình. Sorry đã làm Dế "nhột như hnay"... Có hỏi mới biết là mình hiểu đúng hay sai.
thay đổi nội dung bởi: nhk, 22-02-2008 lúc 10:59 AM.
Lý do: sửa lỗi: câu cú lủng củn....Hmm... chữ "lủng củn" này có sai chính tả không nhỉ
Sorry...Đã làm DeMen có cảm giác trên. Hai bài viết trên của anh là anh viết trong cảm giác bị choáng và phân vân của một người đang bị choáng thật sự về mình. Sorry đã làm Dế "nhột như hnay"...
Ghê wé! 2 anh em nói chuyện mà mình không hiểu gì hết!
---
Cái này chắc cụ TD giải thích rõ hơn.
Riêng em cũng bon chen tí! Học thì khỏi giải thích!
Sỹ là cách gọi người với chút kính trọng!
Ví dụ: bác sỹ, ca sỹ, văn sỹ, ....(trừ lòi sỹ ra nhé)
Theo tự điển tiếng Việt thì "học sỹ" là một chức quan văn, học cao. Tuy nhiên TheDeath dùng từ này là ám chỉ kẻ đi học, thế thôi, cũng chẳng có gì phức tạp giống như phanphuong nói về bác sỹ, ca sỹ, văn sỹ...
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Đọc một lúc về cái topic này,thấy nhức đầu thật...nhưng cũng thú vị^^.Người mới nên không dám có ý kiến nhiều, nhưng HD cung xin có đôi lời về chuyện làm trái ngành "một chút".Nói "một chút" ở đây là làm hơi khác với học.Thật sự,cụ thể là trường BKHCM, trong chương trình vẫn có những hạn chế nhất định, không thể dạy hết tất cả,chưa kể có những môn khá bất cập,hơn nữa còn hạn chế ở số tiết(thời gian ngắn),sinh viên muốn học hỏi thêm thường tự tìm hiểu bên ngoài, chưa nói là có những kiến thức khó thể thực hành do điều kiện hạn chế, đi mượn của công ty cũng cần quen biết,chẳng dễ tí nào, không phải ai cũng được.Vì vậy, có thể nói trường dạy mình cách để thích nghi,có thể tiếp thu cái mới hơn là đúng với chuyên môn,không phải học cái gì là ra làm đúng cái đó, mà cần một thời gian để làm quen,trừ một số ngành nghề. Như vậy,HD không nghĩ chuyện đào tạo lại như solidity nói về Intel lại là vấn đề.Cụ thể, HD cũng là new hire của Intel, cũng sắp đi đào tạo, lĩnh vực ra làm cũng không hẳn giống với chuyên môn...nhưng lại cảm thấy rất hứng thú với công việc sắp tới,với một môi trường tốt.Quan điểm là tùy mỗi người, và cũng không phủ nhận, đôi khi chúng ta có những tiềm năng khác nhưng vô tình chưa có điều kiện để phát triển nó...không có gì là chắc chắn đúng không?Câu trả lời vẫn để lại cho mỗi người^^
Xin bàn một chút về làm trái ngành.
Có thể, khi bước qua học Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học... thì chúng ta học cốt yếu để đạt ít nhất hai thứ sau.
Một là học để nắm bắt được chuyên môn. Có những ngành, nếu không biết chuyên môn thì không có cách nào làm được, ví dụ bác sĩ...
Thứ hai là học phương pháp tư duy, học phương pháp làm việc... Khi lên đến trình độ học vấn này thì bạn có thể có khả năng vận dụng các phương pháp này để làm những công việc mà bạn cho là trái nghề. Có nhiều ngành nghề có thể thu nhận bạn được.
Nói rằng học ở trường đời thì nó cũng là học ít nhất hai vấn đề mà tôi vừa nói ở trên...
Do vậy việc học nói như Lê nin, phải: Học, học nữa, học mãi... Không học thì không thể phát triển được.
Tuy nhiên, cái đáng nói là phương pháp dạy và học của nước ta còn lạc hậu so với các nước. Do vậy, mặc dù con người Việt Nam ta rất thông minh nhanh nhẹn nhưng do mặt bằng giáo dục, hệ thống giáo dục... chưa thật sự tiên tiến nên còn bị kềm hãm rất nhiều. Cải cách giáo dục như thế nào đây cho bắt kịp trình độ thế giới, ít nhất là một vài nước trong khu vực? Đau đầu thiệt!