View Single Post
Old 01-11-2008, 06:58 AM   #7
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Giáo dục công dân phải như thế

Sau khi tuoitre viết bài báo trên thì được sự phản hồi có rất nhiều người :

trích 1 ý trong đó :

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...&ChannelID=118

Trích:
Tôi cũng là một giáo viên dạy môn lịch sử, môn học được xem là khô khan và học sinh ít hứng thú, nhưng nhiều năm nay tôi vẫn đang âm thầm cố gắng để học sinh của mình không quên lịch sử, quên quá khứ hào hùng bi tráng của dân tộc, quên những cống hiến hi sinh của thế hệ cha anh… để từ đó giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước. Nhân đọc bài viết về thầy giáo Trần Tuấn Anh, một thầy giáo trẻ dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng với lòng yêu nghề yêu trẻ, đã và đang gieo những mầm xanh cho đời, với tư cách là một người trong ngành giáo dục, tôi xin có một vài tâm tư chia sẻ những mong góp phần nâng cao chất lượng bài giảng… Mỗi môn học có đặc trưng khác nhau nên sẽ có những phương pháp và cách thức tổ chức khác nhau để mang lại hiệu quả. Đó là điều không phải bàn. Nhưng nhìn chung, về mặt nguyên lý để tổ chức giờ dạy hiệu quả cần phải có những điều cơ bản sau đây:
- Trước hết, để tổ chức giờ dạy hiệu quả cần phải có giáo án tốt. Mà muốn có giáo án tốt cần phải có sự chuẩn bị, sự đầu tư một cách nghiêm túc. Sự chuẩn bị, đầu tư về giáo án không chỉ mua những cuốn sách, giáo án tham khảo trên thị trường hay lên mạng đao về rồi nói lại nguyên xi…mà phải biến những kiến thức có trong những tài liệu tham khảo đó thành kiến thức của mình. Như vậy mới làm chủ được kiến thức, làm chủ giáo án và linh hoạt trong giảng dạy. Nếu không có sự chuẩn bị, đầu tư về giáo án chắc chắn giờ dạy sẽ không hiệu quả. Điều này tôi rút ra từ thực tế của bản thân.
- Khi đã có giáo án tốt thì vấn đề tiếp theo đó là phương pháp và phong cách giảng dạy của giáo viên.GV cần phải tìm ra và sử dụng những phương pháp dạy học tối ưu, trong đó cần đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.
- Ngoài ra, cần phải khai thác sử dụng CNTT như một phương pháp hỗ trợ hữu hiệu nhưng không lạm dụng nó. Bởi nói gì thì nói, trong dạy học ngôn ngữ, cảm xúc của người thầy hết sức quan trọng. Cho nên cần phải đặc biệt chú ý trau dồi vấn đề này. Nếu GV dạy mà nói bằng giọng đều đều thì sẽ rất là đơn điệu, buồn chán, không lôi cuốn được học sinh Đó là quy luật lây lan tâm lý, GV nói đều đều, nhỏ, buồn, thiếu khí thế thì làm sao học sinh hào hứng học và tiếp thu bài tốt? Nhưng nếu GV dạy khí thế, vui vẻ, thoải mái, giọng lên bổng xuống trầm, đầy cảm xúc thì học sinh cũng cảm nhận và lây lan cái khí thế đó nên sẽ rất hào hứng học và tiếp thu bài có hiệu quả. Vậy nên để tổ chức giờ dạy hiệu quả GV cần phải dạy có khí thế mới “truyền lửa” cho học sinh.
- Theo tôi để tổ chức giờ dạy hiệu quả thì ngươì thầy còn cần phải có cái uy. Có uy thì nói học trò mới nghe, mới nể. Cái uy này có được không phải bằng cách người thầy tỏ ra nghiêm khắc, khó tính hay lớn tiếng nạt nộ với học trò mà là nhờ kiến thức, năng lực giảng dạy và nhân cách sống của người thầy.
- Về phía học sinh, GV cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài trước, xem bài trước thì khi lên lớp, học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức.Con đường hình thành tri thức trong đầu học sinh là như vậy, như nhà văn Lỗ Tấn khẳng định: “Kỳ thực ra trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi rồi thành đường đó thôi”. Thực tế học sinh rất ít khi chuẩn bị bài trước nên GV cần phải yêu cầu học sinh chuẩn bị bài, nếu không sẽ cho zê rô. GV phải thường xuyên kiểm tra việc này để đưa học sinh vào nề nếp, coi việc chuẩn bị bài là việc tất yếu phải làm.
- Một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong dạy học đó là GV nhớ tên học sinh, chuyện trò thân thiện với học sinh.Tâm lý của con người ai cũng vậy, cái tên của mình là quan trọng. Nếu ta trò chuyện với ai đó một vài lần mà lần sau gặp gỡ họ không nhớ tên ta thì rõ ràng ta không có cảm tình với người đó, nhưng ngược lại nếu ta chỉ gặp gỡ có một lần mà lần sau gặp lại họ không những nhớ tên ta mà còn nhớ cả sở thích của ta thì rõ ràng ta sẽ rất có cảm tình với người đó. Mà khi đã có cảm tình với ai thì ta sẽ đối xử tốt với người đó.
- Có một vấn đề đặc biệt quan trọng để tổ chức giờ dạy có hiệu quả là trả lương cao cho GV. Lương có đảm bảo cuộc sống thì GV mới chuyên tâm đầu tư chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là ý nghĩa ai cũng nhìn thấy, nhưng tôi nghĩ còn có một ý nghĩa tinh thần hết sức quan trọng. Trả lương cao cho GV, GV có đời sống khá giả thì học trò sẽ rất là trọng và sẽ phấn đấu học hành để có được cuộc sống như thầy cô.Thực tế trong cuộc sống tiếng nói của người giàu rất có trọng lượng. Nói thật, nếu đời sống GV đặc biệt là GV môn phụ, dù có nói hay, năng lực chuyên giỏi mà nghèo thì tiếng nói sẽ ít trọng lượng, hiệu quả giáo dục cũng theo đó mà ít chất lượng.
- Cuối cùng, tất cả mọi phương pháp và cách thức giáo dục sẽ ít hiệu quả nếu như người thầy thiếu cái Tâm.Trong dạy học, người thầy cần có cái Tâm sáng, công bằng, khách quan, quan tâm thương yêu học trò, luôn vì sự tiến bộ của học trò. Nói như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, thì trong dạy học hơn lúc nào hết cần lắm một tấm lòng, một cái Tâm.
Phạm Được
GV Trường THPT Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (15-09-2015)