View Single Post
Old 19-07-2006, 06:48 PM   #9
Hồ sơ
raykid2
Super Moderator
 
raykid2's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 287
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
raykid2 is an unknown quantity at this point
Default

Di sản văn hoá hòang tộc Chăm

Vương quốc Chămpa kể từ khi hình thành, tồn tại và phát triển với tư cách là một Nhà nước độc lập, có một vương triều được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ với hàng chục đời vua chính thống và sau này là một số đời vua được “phiên vương”. Mỗi triều đại có một cách trị vì đất nước khác nhau , nhưng đều giữ được bản sắc văn hoá của người Chăm. Đặc biệt trong các vương triều của Vương quốc Chămpa đều sử dụng các loại phương tiện sinh hoạt, vũ khí, trang phục triều chinh hoàn toàn khác các nước và các vương quốc trong khu vực.

Mặc dù Vương quốc Chămpa trong tiến trình phát triển của lịch sử, đã qua nhiều triều đại khác nhau nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chiến tranh nên không còn lưu giữ lại được những đồ dùng sinh hoạt trong triều chính. Chỉ còn lại một sưu tập duyy nhất của triều vua PôKlong Mơ HNai và hoàng hậu ôbia Sơm là tương đối đầy đủ nhưng không phải tất cả đều của triều vua này mà vương miện, vũ khí và một số đồ quý hiếm khác phải có nguồn gốc từ các vương triều trước.

Sưu tập di sản của Hoàng tộc Chăm còn lại hiện nay do các Vua Chăm truyền lại cho các thế hệ hậu duệ lưu giữ. Người được quyền thừa kế và lưu giữ lâu nhất là bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ của dòng Vua PôKlong Mơ HNai, bà là một trong những người có uy tín và được người Chăm tin yêu, gọi bà là “công chuá”. Năm 1995 bả đã qua đời và người thừa kế tiếp theo là bà Nguyễn Thị Đào cháu gái bà Nguyễn Thị Thềm. Sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm hiện bảo lưu tại thôn Tịnh Mỹ - xã Phan Thanh - huyện Bắc Bình cách thành phố Phan Thiết 62 km về hước Bắc.

Sưu tập bao gồm hơn 100 hiện vật là phương tiện, đồ dùng, trang phục trong cung đình, đa phần là loại độc bản quý hiếm như vương miện của Vua là loại vương miện đúc bằng vàng, chạm trổ điêu khắc tinh vi và công phu, theo nghệ thuật truyền thống của người Chăm xưa dành cho nhà vua. Khác với vương miện của Vua Trung Quốc và Vua Việt biểu tượng là rồng, còn ở đây trên vương miện là 2 con Makara quấn quýt trên vương miện thể hiện uy quyền của Nhà vua. Vương miện của Hoàng hậu Chăm cũng bằng vàng và có hình dạng nhỉ, đẹp với trang trí nghệ thuật tiêng. Cạnh đó là nhiều loại trang phục của Nhà vua: aó mặc trong triều, áo trận, hài, bộ vũ khí gương đao và một số đồ dùng bằng bạc và sứ có nguồn gốc từ Trung quốc, Nhật Bản. Trang phục và trang sức của Hoàng Hậu Chăm có hình dạng lạ và trang trí đẹp theo phong tục truyền thống, trang phục của Công Chúa và Hoàng tử Chăm cũng khác lạ. Nhiều loại hiện vật khác bằng bạc như đồ đựng trầu cau, bằng đồng như bộ nhạc cụ cùng nhiều loại tài liệu khác liên quan đến đất đai và sinh hoạt triều chính, một số sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho vua PôKLong MơHNai, dấu ấn...

Đây là sưu tập duy nhất còn lại của vương triều Chămpa sau gần 2 thiên niên kỷ tồn tại, và rất có giá trị về mặt lịch sử văn hoá, hiện sưu tập đang được trưng bày tại kho mở tại gia đình bà Nguyễn Thị Đào, hậu duệ nhiều đời vua Chămpa tại xã Phan Thanh huyện Bắc bình. Với giá trị lịch sử nghệ thuật của bộ sưu tập, Nhà nước đã xếp hạng công nhận là di tích lịch sử - nghệ thuật cấp quốc gia cùng với nhiều đền thờ PơKlong MơHNai vào năm 1993.


...còn tiếp...
raykid2 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến raykid2 vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (26-11-2014)