View Single Post
Old 13-03-2009, 10:36 AM   #5
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,351 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Nikon vs Canon

hihi câu hỏi này dễ. Mấy cái mm này là tiêu cự, nếu anh còn nhớ môn quang hình ngày còn học sinh thì chính là nó đó.
Tiêu cự càng lớn thì càng nhìn xa do ảnh được PHÓNG ĐẠI lên. Nói khác hơn, đó là độ phóng đại ảnh. Chính vì tính chất phóng đại này, nên nó ảnh hưởng đến những hình ảnh mà máy ghi nhận.
Tiêu cự ngắn thì góc nhìn lớn, và ngược lại. Do đó, người ta thường gọi góc wide (góc rộng) tương ứng cho những ống kính có tiêu cự ngắn, ví dụ 28mm. Ống kính normal, cho tiêu cự trung bình, như 50mm. Và còn lại là tele (không gọi là góc hẹp hén!), tiêu cự dài, khoảng 70-80mm trở lên.
Tác dụng của từng loại ống kính:
- Ống wide: hình ảnh bị méo dạng, ưu điểm là góc rộng để chụp đám đông.
- Ống normal: cho hình ảnh ra như con mắt người nhìn thấy. Chụp ảnh cuộc sống đời thường rất hay và thực. Nghe đồn ngày xưa cụ Ninh một người một ngựa một ống normal đã chụp ảnh suốt chiều dài đất nước!
- Ống tele: mọi ống kính đều mang trong đó hiệu ứng Viễn Cận (luật này cho rằng những hình ảnh ở gần sẽ trông lớn hơn, ngược lại ở xa sẽ bé đi), riêng loại ống kính này hiệu ứng này được giảm thấp nhất. Do đó chụp chân dung là đẹp nhất, mắt mũi tai đều được máy ảnh ghi lại ở tỉ lệ "thực". Ngoài ra chụp sản phẩm quảng cáo, cũng phải dùng kính tele. Để hiểu rõ "tác dụng" của luật viễn cận thì thử chụp mẫu bằng ống kính wide như 28mm chẳng hạn, chụp chỉ khuôn mặt mẫu, bảo đảm bạn sẽ bị đánh bầm dập!
Ống kính tele được dùng để chụp chân dung vì vài lý do khác như:
- Xóa phông, có nghĩa là chỉ rõ ở gương mặt người mẫu, còn thì hậu cảnh phía sau và tiền cảnh phía trước đều bị xóa nhòe, đôi lúc nổi lên những đốm sáng, rất thơ. Đặc tính này liên quan đến khái niệm Vùng Ảnh Rõ (tiếng anh là DOF), chắc sẽ đề cập ở một topic khác.
- Thao tác thuận tiện, chụp mẫu đôi khi không thể đúng kế bên, kè kè sát mặt người ta. Như vậy sẽ không tự nhiên, đôi khi mất đi cái thần thái tự nhiên, khoảng cách đó được tạo ra bởi ống tele. Tuy nhiên nếu ống tele quá lớn, khoảng 500mm chăng hạn, thì thợ chụp phải hét lớn mới có thể ...giao tiếp với người mẫu.
------
Máy 35mm, đây chính là máy phim ngày xưa. Đường kính chéo của một tấm phim đúng 35mm. Sau này có những máy ảnh cao cấp có khái niệm Full frame, chính là full so với máy phim đó. Có nghĩa là con sensor ghi hình có kích thước đúng bằng một tấm phim.
Như máy của em có sensor nhỏ hơn tấm phim 1.5 lần. Nên nó có thông sô crop là 1.5x, những máy compact thì con sensor nhỏ hơn nhiều có thể là 2x, 3x, 4x ,8x... hay lớn hơn. Chắc nhỏ nhất phải kể đến mấy cái máy điện thoại di động.... Thông số này còn gọi là hệ số nhân tiêu cự, vì tính chất tỉ lệ, sensor bé đi bao nhiêu lần thì hình ảnh nó nhận được lại lớn hơn cũng bằng nhiêu đó lần. Do đó nếu quy ra máy film thì tiêu cự của những ông kính gắn vô sẽ được nhân lên. (đoạn này không biết cách giải thích nên làm khó hiểu, nhưng không cần biết cũng được ).
Cụ thể là nếu ống kính có tiêu cự 18mm, nếu gắn vào máy như của em có hệ số nhân tiêu cự là 1.5x thì ống kính đó trở thành 27mm. Nhưng cũng ông kính đó gắn vào máy chụp film thì tiêu cự nó vẫn là 18mm.
Trên ống kính khi mình chỉnh sẽ hiện lên thông sô, hoặc ở thân máy hoặc ở trên thân ống kính hoặc cả hai. Khi chụp xong có thể xem tất cả các thông số về máy ảnh, ống kính, thời điểm chụp.... trên file nhờ chương trình đọc thông tin exif.


Ghi chú: phân loai ống kính wide, normal, tele đều dựa trên qui ước của máy phim ngày xưa.
__________________
phanphuong

thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 13-03-2009 lúc 10:39 AM.
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 3 thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
mehuspxj49 (18-05-2014), Randallfemn (05-09-2014), solidity (13-03-2009)