View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #3
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 593 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

Tuyển sinh ĐH - CĐ 2006: Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến của thí sinh



Nếu 80% thư, e-mail, hỏi trực tiếp trong các chuyên mục hộp thư tư vấn mùa thi hay những chương trình trực tuyến, trực tiếp ở các nơi do Báo Thanh Niên tổ chức là những câu hỏi đi vào chi tiết từng ngành học, từng trường thì 20% còn lại là những thắc mắc rất chung của thí sinh tập trung vào 10 câu hỏi thường gặp:


1. Về đề thi ĐH. Dù cả người hỏi lẫn người trả lời đều biết rằng đây là dạng câu hỏi "không hỏi thì không yên tâm", còn không trả lời thì không được, mà có trả lời thì... cũng như không. Bởi làm sao có một câu trả lời về đề thi trước ngày thi cho được? Thông thường với thắc mắc này, thí sinh sẽ được an ủi bằng một quy định của Bộ hằng năm: "Đề thi ĐH nằm trong nội dung chương trình SGK bậc PTTH, chủ yếu là lớp 12". Có thể thêm một số thông tin khác từ hội nghị tuyển sinh như: "Nội dung đề thi sẽ bám sát chương trình và SGK THPT, chủ yếu là lớp 12, không quá khó, không mang tính đánh đố, phù hợp với thời gian làm bài và có khả năng phân loại thí sinh".

2. Một ngành học nhưng tuyển cả hai khối khác nhau, ví dụ: ĐH Luật tuyển cả khối A và C, vậy nếu trúng tuyển sinh viên sẽ học chung hay riêng? Tất cả các trường tuyển nhiều khối cho cùng một ngành học, có thể điểm chuẩn mỗi khối khác nhau, nhưng khi vào học, tất cả sinh viên đều học cùng như nhau không phân biệt đã trúng tuyển từ khối thi nào.

3. Nhận phiếu báo điểm, giấy chứng nhận kết quả thi... ở đâu? Nguyên tắc là bạn đã nộp hồ sơ dự thi tại đâu thì về đó nhận các giấy tờ này sau khi thi. Ví dụ: nộp tại trường THPT thì khi đó về trường THPT để nhận.

4. Nguyện vọng 2 do trường tự chuyển nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 hay mình phải làm thủ tục? Không trúng tuyển NV1, thí sinh phải tự làm các thủ tục để xin xét tuyển NV2, kể cả trong cùng một trường mà thí sinh không trúng NV1.

5. Ưu tiên khu vực, đối tượng được tính lúc nào? Không chỉ được tính khi xét NV1, mà khi xét tuyển NV2, 3 cũng vẫn được tính ưu tiên khu vực như khi xét NV1. Ngay cả mức điểm sàn khi công bố là mức điểm sàn dành cho học sinh phổ thông, khu vực 3 (mức cao nhất) và vẫn được tính ưu tiên khu vực, đối tượng đối với điểm sàn.

6. Điểm chuẩn trúng tuyển công bố trên báo chí đã tính ưu tiên khu vực và đối tượng chưa? Thông thường, điểm chuẩn công bố trên báo chí là điểm trúng tuyển của học sinh phổ thông, khu vực 3 (một số ít trường địa phương có thể công bố điểm học sinh phổ thông, khu vực 2) chưa tính ưu tiên khu vực và đối tượng. Cũng cần nói thêm, khi có kết quả thi tuyển nhưng chưa có điểm chuẩn trúng tuyển, các báo thường cung cấp "danh sách thí sinh đạt điểm cao" thì chỉ có ý nghĩa chắc chắn đối với những thí sinh có kết quả thi cao thật sự, vì thông thường danh sách này chỉ lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp (chưa tính ưu tiên khu vực, đối tượng) theo chỉ tiêu hoặc đôi khi theo diện tích trang báo có thể đăng được! Do vậy, dù là điểm cao theo thứ tự đến đúng số lượng cần tuyển, nhưng cũng có thể không trúng tuyển, vì người có điểm thi thấp hơn có thể được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng nhiều hơn.

7. Điểm thi CĐ cao có thể xét tuyển vào ĐH được không? Dù là cùng khối thi, thì điểm thi CĐ không thể dùng để xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào ĐH, vì đề thi CĐ là đề riêng của các trường tự ra, còn đề thi ĐH là đề chung quốc gia. Do vậy, ngay cả giữa các trường CĐ với nhau cũng không cho dùng điểm thi của trường này để xét tuyển vào trường kia. Các trường CĐ không tổ chức thi hoặc khi cần xét bổ sung NV2, 3 thường dùng điểm thi ĐH cùng khối đề xét trên cơ sở tiên quyết là mức điểm tối thiểu phải từ điểm sàn CĐ mà Bộ quy định cho thí sinh dự thi bằng đề thi chung trong kỳ thi tuyển sinh ĐH.

8. Dưới điểm sàn là hết cơ hội?
Cũng chưa hẳn! Thông thường, khi xét bổ sung NV2, 3 một số ít trường ĐH, CĐ ở các tỉnh sẽ được Bộ GD-ĐT cho phép nâng khoảng cách ưu tiên khu vực và đối tượng lên cao hơn mức bình thường, ví dụ: khu vực ưu tiên thông thường cách nhau là 0,5 điểm thì các trường tùy tình hình sẽ được phép nâng thành 1 điểm hoặc 1,5 điểm. Do đó, nếu chịu khó theo dõi, bạn có thể trúng tuyển dù nếu theo quy định bình thường là dưới điểm sàn.

9. Có phải học dân lập khi tốt nghiệp thì bằng không giá trị như công lập? Thật ra đó chỉ là vấn đề tâm lý. Khi tốt nghiệp các trường ĐH, học viện công hay dân lập và kể cả tư thục, sinh viên nhận bằng tốt nghiệp theo một mẫu chung do Bộ GD-ĐT ban hành (ngoại trừ 2 ĐH quốc gia có mẫu bằng riêng). Sinh viên có quyền học tiếp lên cao học, tiến sĩ như nhau. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng cũng không đòi hỏi bằng công lập hay dân lập, chính quy hay tại chức (trừ một số rất ít mẫu tuyển dụng có đề cập) mà họ tuyển thông qua năng lực thực tế, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và các kỹ năng như ngoại ngữ, công nghệ thông tin...

10. Nội dung chương trình đào tạo ở những ngành tương tự nhau trong các trường ĐH và các học viện có khác nhau? Ví dụ ngành Công nghệ thông tin ở Học viện Bưu chính - Viễn thông, ở ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên... đều có và tất cả đều theo chương trình khung do Bộ GD-ĐT quy định. Ở một số ngành các trường có cùng tên gọi cũng tương tự vậy; có thể có thêm một số ít phục vụ đặc thù của trường, còn lại vẫn phải bảo đảm chương trình khung của Bộ.

Trọng Phước
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
focvaxvo87 (13-04-2015), LiaittimiYUHHBNMK (01-01-2015)