View Single Post
Old 17-11-2007, 02:30 PM   #4
Hồ sơ
Tr.Giang
Super Moderator
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 1,833
Tiền: 25
Thanks: 46
Thanked 1,112 Times in 428 Posts
Tr.Giang is on a distinguished road
Default Re: 20/11 này bà con có ai về trường?

THƯƠNG NHỚ THẦY TÔI
(Trích Blog Yến Trinh)


Chiều nay lang thang trên Cafentalk, nghe các cựu học sinh Lê Quý Đôn đọc lại một bài viết của thầy Uyển. Nhớ trường muốn khóc. Nhớ Thầy muốn khóc. Trường mình đã bao lần xây sửa. Bao lớp học trò thành đạt. Bao lần thay hiệu phó. Nhưng có lẽ, thế hệ của chúng con không bao giờ quên cái dáng người thấp đậm, cái giọng nói chắc gọn như thỏi thép của Thầy.

20-11 này, Thầy không còn để cho chúng con lại cài lên ngực áo một cành hoa. Nhưng, ở nơi xa thẳm nào đó, mong Thầy nhận từ chúng con nén hương lòng và lời tri ân.

(Đây là bài viết của Thầy Trần Văn Uyển- cố hiệu phó Trường PTTH Lê Quý Đôn. Bài này được viết trước 1975)

1. Tôi thấy ngôi trường này lần thứ nhất vào dịp nghỉ hè của một trong những năm cuối cùng thập niên 1950. Hai căn phòng mạnh mẽ đứng mỉa mai giữa vùng đầy nước và lau sậy. Nếu người bà con không dẫn vào đây, tôi không nghĩ đó là một ngôi trường.

Vậy mà vào một buổi sáng đẹp trời tháng 9 năm 1967, tôi chọn về trường trung học này vì đây là nhiệm sở gần nhất cho người ở Sài Gòn. Gần 10 trở lại, mọi sự đều đổi thay. Hai dãy nhà đối diện cách nhau một quãng đầm lầy rộng mênh mông có bờ đất nối ngang qua ở giữa. Lúc quay ra nhìn sân, nước đang dâng ngập hết những ngọn lau và đồi cây bình bát cô đơn. Tôi nhớ cụ Tiên Điền "cũng liều nhắm mắt đưa chân".

Rồi kể từ hôm ấy, tôi ở lại Tân An suốt 8 mùa khai giảng khi bạn bè lần lượt ra đi gần hết, để làm chứng nhân cho những đổi thay. Vài căn lầu cơi thêm. Vũng nước giữa sân trường được lấp còn thu lại một con lạch nhỏ. Rồi một dãy nhà ngang khép đáy chữ U...

2. Mùa hè năm 1969 nhân ngày phát thưởng tôi viết trong diễn văn thường lệ: một dân tộc không có truyền thống vững chắc thì dễ bị tiêu ma. Nhỏ bé hơn, một học đường cũng vậy. Bằng nổ lực của tuổi trẻ, các em hãy cố gắng đem về những thành tích, tạo cho trường những nét đẹp huy hoàng, một truyền thống để đàn em nối gót.

….đàng sau những lời kêu gọi đó chừng như có một câu được đọc giữa 2 dòng chữ : hãy trở về với những chiến công!

…chính những thành kiến ấy ngăn cản bước chân của những người vẫn thương nhớ ngày xưa nhưng bị cuộc đời bạc đãi; người ta ngại trở về với đôi bàn tay trắng, với tình cảm tự ti nhìn trường cũ mà tự nhiên thấy lạnh ở hai vai ….

3. Tôi muốn nói về những ý nghĩa biểu tượng

Khi các bạn hoàn tất học trình hay bỏ dở để đi vào cuộc sống thì sự giáp mặt với đời đem lại nhiều kinh nghiệm khác nhau; nhưng có 1 điều chắc chắn là hết mọi người đều phải mang mặt nạ tùy theo chỗ đứng của mình. Sự ngôn ngoan phải có với đời tạo ra nhiều ngột ngạt và từ đó ước mơ có lần tháo bỏ để tìm lại chút thơ ngây đã mất dù trong phút giây thôi. Có một nơi ….đó là mái trường xưa và các bạn trở về.

Bây giờ bạn đang mang mặt nạ của đời …Bạn đã lắm công phu và tìm thấy lối đi?...bạn đang ngụp lặn …bạn có nhiều u uất …lấy ai san sẻ những thành công hay thất bại? Ở đâu có thể tìm lại được tình thương… đó là mái trường xưa và các bạn trở về.

Chúng ta thật sự muốn gì trong cuộc sống? Hạnh phúc và yêu thương. Nhưng chúng ta đã giơ tay nhận lấy những sữa và mật ong giả hiệu.

Và đổi lại người khôn ngoan phải biết gian dối 1 cách chân thành. Đời sỏi đá làm bước đi hụt hẫng. Trong trạng thái lao đao bạn nghĩ đến một vùng đất sạch và không dấu chông gai … đó là mái trường xưa và các bạn trở về...


4. Tôi không coi lễ phép là phóng thể của cần lao nhưng tôi thấy ngôn ngữ thầy trò bị vong than.

Trò vô lớp … thạy giảng ..dạy; một số nhà giáo dục luôn miệng thở than: sa sút, vong ơn, bạc bẽo …họ đánh lừa người khác và không chân thật với chính mình.

Nếu đã thế thì còn gì để nhớ và sao có thể gọi là công ơn khi đôi bên đều vụ lợi. Để cho việc nhớ ơn thầy là một điều có thật, nhân bản và truyền thống thì hiện hữu phải phù hợp yếu tinh …

Khi ý niệm thầy nhập thể thì chúng ta có ông thầy. Thầy yếu tinh khác ông thầy hiện hữu nên vấn đề lựa chọn được đặt ra:

“trong một cuộc đời học trò, từng năm học đi lên, mỗi năm lại gặp 1 người thầy nhưng trong tất cả những người thầy đó thường vốn có chỉ có 1 người mà về sau lúc đã giã từ cửa lớp, ở mãi chỗ sâu xa cách biệt trong cuộc đời, mỗi lần nhớ lại, người học trò lại nhớ trước, nhớ ngay đến người thầy ấy.

Tại sao? Có thể vì một nét mặt, một giọng nói được khắc sâu hơn vào dĩ vãng. Có thể vì một sự bắt buộc nào đó, trừu tượng và siêu hình khiến cho tương quan tình cảm vượt khỏi mức bình thường chứa đựng một ý nghĩa sâu rộng hơn”

Thường thì người ta vẫn nghĩ về thầy bằng cảm quan hơn là suy niệm nhưng ta vẫn dễ dàng thông cảm với Nietzsche: “mình chỉ trả ơn thầy một cách bội bạc mỗi khi mình vẫn luôn luôn là học trò thôi”

…bởi vì nguyện vọng sâu xa nhất của bậc thầy là sự vươn lên và vượt tiến của học trò như Chúa đã dạy vị môn đồ niên trưởng: Duc in alto!


5. ...Khi về mái trường xưa nếu vì có quá nhiều đổi thay mà chẳng tìm được dấu vết của ngày xưa thì tôi ân cần giới thiệu một người thầy học cũ:
“…Y gặp lại người thầy học cũ một ngày mưa lớn …Nhiều năm tháng đã đi qua từ ngày bỏ trường lăn vào cuộc đời. Bây giờ thì y đã lớn, đứng cạnh thầy cao hơn hằn một cái đầu. Thầy thì tuổi già đã làm cho than hình nhỏ lại nhưng giữa hai người vẫn không có sự đổi thay…

* Thầy vẫn dạy học?
* Phải, tôi vẫn dạy học nhưng trường làng vừa bị bom đốt cháy chiều hôm qua. Hôm nay tôi phải về ty báo cáo. Ty ở dưới Vân Đình. Tôi mất hết, chỉ chạy được những cái này …

Những cái này: một cái bị cói, mấy bộ quần áo nâu và một cây gậy trúc…

Đôi mắt thầy nhìn xuôi theo con đường dài qua màn nước mưa về tận cuối đường, xa hơn cái xa của cuối đường.

Chiến tranh đã đổi thay những ngã đường trên đó chúng ta đi. Tất cả trở nên khó khăn cực nhọc và chua xót hơn cũ. Những ụ đất. Những hầm hố. Những chiếc cầu đổ. Hình như mưa bão cũng nhiều hơn xưa…

Rồi thầy quay lại hỏi

* Còn anh, bây giờ anh làm gì?
* Thưa thầy, con đi buôn
* Đi buôn?
* Kể từ mấy năm nay, từ ngày thiên độ, con chưa có dịp đi nhiều, thấy nhiều như bây giờ. Nhưng nghề buôn không phải là một chí hướng thích hợp. Nhiều lúc con vẫn cảm thấy đang làm một việc vô ích.
* …không thích đi buôn anh muốn làm gì?
* Có 1 lần trong giờ luận thầy nói ..con có thể trở thành nhà văn, con vẫn ao ước thực hiện được câu nói ấy.

Giọng thầy trở nên ân cần:

- Cố gắng đi. Biết đâu chẳng có một ngày tôi được đọc văn của một người học trò cũ là anh. Niềm an ủi lớn nhất của một người thầy vẫn là được thấy người học trò cũ của mình đi vào tương lai trên lối đi đã được phác định từ trong cửa lớp....

thay đổi nội dung bởi: Tr.Giang, 17-11-2007 lúc 03:45 PM.
Tr.Giang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 56 thành viên gửi lời cám ơn đến Tr.Giang vì bạn đã đăng bài:
agrohimyqw (16-07-2022), AldenSi (06-12-2020), amieeq60 (16-12-2022), Andreasion (08-04-2023), Andreaswfd (03-10-2023), anitaww11 (20-09-2023), Antonioask (25-09-2023), Antoniojeq (25-09-2023), ashleyxs16 (17-01-2023), bonniejr1 (09-03-2023), cathrynrz3 (22-12-2022), chasityoa11 (22-12-2022), cobemongmo (20-11-2007), Eldarame (10-10-2022), elizabethhw18 (01-02-2023), Evajxv (16-10-2022), evecl4 (02-09-2023), gretchenpn4 (20-12-2022), ianiw18 (14-03-2023), Igormyt (01-10-2022), Ilushikdrs (19-10-2022), Irinzzh (03-10-2022), Julidpy (10-10-2022), kellylq11 (11-12-2022), krystalbh60 (17-09-2023), Leonmhn (02-10-2022), liliacg4 (05-03-2023), lulayx16 (09-01-2023), malindann1 (24-12-2022), marcipz3 (06-01-2023), marczs69 (20-02-2023), maximllSib (25-08-2023), melindadi2 (27-01-2023), nelsonvf11 (29-12-2022), nicholassx4 (19-01-2023), RandyRoove (06-12-2022), RidgeSt (23-11-2022), Robvlo (20-10-2022), Robxic (24-10-2022), Samantarql (07-11-2023), Sergfqx (02-10-2022), Sergmut (12-03-2023), Sergypy (05-10-2022), Serzpef (12-10-2022), stacieth69 (25-12-2022), Svetlanalmm (04-10-2022), traciepx69 (05-04-2023), Veronahav (06-10-2022), Veronawxo (14-10-2022), Victorvnq (08-10-2022), Vikibyh (10-12-2023), Viktoricny (05-10-2022), Vilianajey (03-10-2022), Vinh Loc 90A (19-11-2007), wadezz3 (07-06-2023), wendijr1 (03-01-2023)