View Single Post
Old 14-07-2006, 02:42 PM   #4
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 593 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

ĐÔMINIC ARAGÔ
(1786-1853)


Đôminic Aragô là một nhà toán học,nhà vật lý ,nhà thiên văn học nổi tiếng người Pháp .Thuở bé Aragô rất ham thích học văn học,cậu say sưa đọc sách văn học. Nhưng một sự việc bất ngờ đã làm đảo lộn sở thích của cậu. Một hôm ,dạo chơi ở ngoại ô thành phố ,cậu gặp một viên sĩ quan đang chỉ huy một đội công binh sữa chữa pháo đài .Sỉ quan rất trẻ .Trong một quân phục mới tinh viên sỉ quan đẹp như người trong tranh vậy .Aragô dừng chân đứng xem đội công binh làm việc hết sức tấp nập dưới sự chỉ huy của viên sỉ quan trẻ tuổi này .Cậu rất thích .

Lấy hết can đảm Aragô bước lại gần viên sỉ quan và hỏi :

- Thưa ông ,làm sao ông có thể trở thành sỉ quan sớm như vậy .

-Tôi tốt nghiệp trường Bách Khoa - viên sỉ quan vui vẻ trả lời .

Aragô hỏi viên sỉ quan về trường Bách Khoa ,về điều kiện vào trường này.Sau khi được biết trong thư viện của trường mình có bản quy chế tuyển sinh của trường Bách Khoa ,Aragô cảm ơn viên sỉ quan, rồi chạy thẳng một mạch đến thư viện trường .Ở đây cậu đã đọc ngấu nghiến bảng quy chế ấy .Trong phần đầu của bản quy chế nói rằng ,Trường Bách Khoa do nhà bác học vĩ đại Pháp Mônggiơ tổ chức ra ,và những giáo sư ưu tú nhất đang giảng dạy ở đây .

Từ đó Aragô mất ăn ,mất ngủ .Cậu đặt quyết tâm vào học ở trường Bách Khoa .Hứng thú say mê văn học không còn để lại một dấu vết gì nữa .Ở trường Aragô chăm chú lắng nghe những giờ toán học. Song cậu Aragô trẻ tuổi biết rằng những bài này hình như chưa được đầy đủ .Khối lượng kiến thức mà trường Bách Khoa yêu cầu còn rộng lớn hơn nhiều .Aragô quyết định tự học .Cậu tìm đọc những cuốn sách trong chương trình có nói tới và tự mình nguyên cứu những sách đó ,không có sự giúp đở của thầy .

Khi đọc những tác phẩm của Lơgiangđơ ,của Lacờroa,và những tác phẩm khác ,Aragô có lúc đã gặp nhiều khó khăn.Những lúc đó cậu chạy đến gặp Râynai- một người rất yêu thích toán học ,bao giờ cũng dành thì giờ nhàn rỗi của mình để đọc sách toán .Cậu nhờ Râynai giải đáp cho những thắc mắc những chỗ khó hiểu ." Con người tuyệt vời này bao giờ cũng giúp tôi bằng những lời chỉ bảo rất quý báo - Aragô viết - Nhưng thật ra người thầy thực sự của tôi là tờ bìa cuốn "Đại số" của Garne. Đó là một tờ bìa màu xanh da trời ,ở phía sau tờ bìa đó tôi tìm thấy lời khuyên sau đây của Đalămbe ,dành cho các bạn trẻ gặp khó khăn trong khi học toán Bạn hãy tiến bước ,hãy tiếp tục đi lên ,rồi bạn sẽ có được niềm tin "

Những chữ này làm tôi nảy ra ý nghĩ : Mình không bao giờ được chùm bước trước những khó khăn gặp phải ,và tôi áp dụng nó như một chân lý bất di bất dịch ,tôi tiếp tục tiến bước ,và thật kì lạ thay ,ngày hôm sau tôi hoàn toàn hiểu được tất cả những gì mà ngày hôm trước đối với tôi còn mù tịt .

Say một năm rưỡi Aragô đã nắm vững tất cả các môn mà điều kiện trường Bách Khoa yêu cầu .

Cuối cùng ,ngày thi đã đến .Aragô cùng đi thi với một người bạn ,người này cũng rất ao ước được vào học trường Bách Khoa như Aragô . Bạn của Aragô được vào thi trước ,song vì nhút nhát anh đâm ra ấp úng ,nhầm lẫn ,phát biểu sai và thế là bị hỏng .Ngay sau đó Aragô được gọi lên bảng .Aragô bình tĩnh ,dũng cảm trả lời những câu hỏi của giám khảo .Giữa giám khảo và người thi đã xảy ra một đoạn đối thoại kì lạ sau đây :

Giám khảo : Nếu anh sẽ trả lời như bạn của anh , thì tôi có hỏi anh cũng chỉ phí sức thôi .

Aragô : Bạn tôi biết nhiều hơn những gì anh ta đã trả lời.Tôi hi vọng sẽ gặp may hơn và tôi sẽ trả lời được những câu hỏi của ông ,nếu như tôi không bị mất tinh thần vì những câu hỏi đó .

Giám khảo : kẻ dốt nát bao giờ cũng vịn vào cớ mất tinh thần .Để khỏi làm anh xấu hổ ,tôi đề nghị anh sẽ không thi nữa .

Aragô : Tôi lấy làm xấu hổ về ý kiến của ông về tôi .Ông cứ hỏi tôi .Đó là nghĩa vụ của ông .

Giám khảo : Anh hơi làm cao quá đấy ! Được bây giờ chúng ta sẽ xem anh có quyền đó không .

Aragô : Tôi sẳn sàng chờ đợi những câu hỏi của ông .

Giám khảo đưa ra một câu hỏi hình học,Aragô trả lời rất tốt và đã làm thay đổi định kiến của giám khảo . Câu hỏi sau về đại số : giải một phương trình bằng số . Aragô đã đọc tác phẩm của Lagờrăng và nắm bắt rất chắc . Anh phân tích tất cả những phương pháp đã biết và giải thích ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đó : phương pháp Niutơn, phương pháp giải số tăng ,phương pháp liên phân số .Anh trả lời suốt một giờ.

Thấy rõ sự chuẩn bị kỉ càng về toán của Aragô ,giám khảo từ chuyện nghi ngờ chuyển sang có thiện cảm ,ông lớn tiếng nói:

-Bây giờ tôi có thể xem như việc hỏi thi đã xong, nhưng tôi muốn nghe anh trả lời câu hỏi nữa .Một câu lấy ở cuốn " Lý thuyết giải tích hàm số" của Lagờrăng ,còn câu kia lấy ở cuốn " Cơ khí giải tích " của cùng tác giả . Aragô đã trả lời hai câu hỏi rất xuất sắc.

Aragô đứng trên bảng suốt hai giờ mười lăm phút .Giám khảo bước đến ôm chặt anh và trịnh trọng tuyên bố :

- Tên anh sẽ được sếp hàng đầu trong danh sách trúng tuyển !

Aragô học tập ở trường Bách Khoa rất có kết quả .Đặc biệt những kiến thức toán học của anh rất sâu sắc .Điều này có thể thấy rõ qua một kì thi cuối học kì .Lúc này giám khảo là một nhà hình học nổi tiếng Lơgrăngđơ ,những bài giảng hình học của Lơgrăngđơ được phổ biến rộng rãi không những ở nước Pháp mà còn nhiều nước khác ,riêng ở Nga cho đến tận đầu nữa thế kỉ XIX vẫn được dùng làm sách giáo khoa .

Aragô vào phòng thi đúng lúc người ta khiêng từ đó ra một sinh viên vừa bị ngất .Aragô đoán rằng tình hình này có lẽ phần nào sẽ làm giảm bớt nhiệt tình hỏi thi của ông Lơgrăngđơ ,song sự việc lại xảy ra ngược lại .

Cuộc thi bắt đầu . Lơgrăngđơ đưa ra một câu hỏi đòi hỏi kiến thức về tích phân bội .Khi Aragô bắt đầu trả lời câu hỏi này thì Lơgrăngđơ liền ngắt lời anh và nói :

- Anh dùng một phương pháp mà giáo sư của anh không nói tới .Vậy anh đã đọc phương pháp đó ở đâu ?

- Ở một trong các cuốn sách của ông ._ Aragô bình tĩnh trả lời .

Vậy hãy nói rõ tại sao anh chọn phương pháp đó ? Chắc không phải để làm vui lòng tôi và đem lại lợi ích cho anh chứ ?

- Không tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy .Tôi sử dụng phương pháp này ,vì tôi nghĩ đó là phương pháp tốt nhất.

- Nếu anh không giải thích rõ phương pháp đó tốt ở chỗ nào ,thì tôi sẽ cho anh điểm xấu ,ít nhất vì tính nết của anh .

Aragô đi vào chi tiết và chứng minh rằng phương pháp của Lơgrangđơ về mọi mặt rõ ràng hơn và hơp lí hơn phương pháp của Lacờroa trong bài giảng trên lớp .Lơgrăngđơ rất hài lòng về câu trả lời của Aragô và cuối cùng Lơgrăngđơ đặt một câu hỏi về cơ khí .

Câu hỏi này tôi cho là dễ -Aragô tuyên bố .

-Được tôi sẽ làm nó trở nên khó hơn ,anh hãy giải bài toán với những điều kiện bổ sung sau đây .

Nhưng ngay cả những điều kiện bổ sung,bài toán vẫn giải được tốt .Rốt cuộc Aragô đã dành được thiện cảm của vị giám khảo khó tính .Từ đó Lơgrăngđơ rất mến cậu học sinh dũng cảm và coi Aragô như một người bạn gần gũi .

Cuộc đời hoạt động khoa học say mê liên tục ,tác phong học tập nguyên cứu hết sức sâu sắc ,tinh thần bền bỉ nhẫn nại vượt khó là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập .

Lê Phong
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
chinhlh (28-11-2007), MartinKal (09-08-2020)