View Single Post
Old 20-02-2012, 03:15 PM   #1
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,351 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Tư duy độc quyền!

Bài viết về tư duy độc quyền của EVN của tác giả Hoàng Mai, thấy rất có lý. Kinh doanh những sản phẩm độc quyền như năng lượng, chính trị ... thì tư duy này phát huy cao độ! Chứ đưa ra thị trường có cạnh tranh là chết ngắt thôi.
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/da...en/7915284.epi
“Tư duy độc quyền” (20/02/2012)
Mới đây, khi đề cập tới câu chuyện đầu tư ngoài ngành và bài học thua lỗ của EVN Telecom, TS. Mai Liêm Trực- nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông đã tỏ ra không hề bất ngờ với kết quả này và đưa ra nhận định cho rằng: Trong hàng loạt nguyên do dẫn đến thất bại của EVN Telecom có sai lầm về tư duy. Ông Trực nêu ra một căn nguyên đó là EVN Telecom được điều hành trực tiếp bởi những người quen với cơ chế độc quyền lâu năm.


EVN có một số lợi thế cạnh tranh so với các đối tác khác
Ảnh: QUỐC ANH

Trên thực tế, theo sự phân tích của TS. Mai Liêm Trực: "Nhảy” vào kinh doanh mảng viễn thông, thực ra EVN có một số lợi thế cạnh tranh so với các đối tác khác. Không chỉ được sử dụng cáp quang trên đường dây điện lực, EVN còn có những cán bộ trước đây đã từng quản lý nhiều năm trong mảng viễn thông điện lực và điều hành trong nội bộ mạng viễn thông. Đặc biệt, việc "ăn theo” thương hiệu của Tập đoàn EVN đó là lợi thế rất lớn của EVN Telecom. Hơn ai hết, lãnh đạo Tập đoàn EVN hiểu rõ những lợi thế ấy.

Vấn đề ở chỗ: EVN không phải là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Vào thời điểm mà EVN quyết định đầu tư, kinh doanh cả trong lĩnh vực viễn thông (1995) thì thị trường của Việt Nam cũng đã thay đổi rất nhiều về mặt cơ chế. Càng ngày, xu thế cạnh tranh càng thấy rõ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của chúng ta. Trong khi ấy, vẫn giữ cung cách quản lý, điều hành, quản trị doanh nghiệp và thậm chí cả mô hình kinh doanh kiểu cũ cũng là một trong những nguyên nhân khiến EVN Telecom đi từ thất bại này đến thất bại khác. Nhìn rộng ra, cung cách quản lý, điều hành hay quản trị cũng đều là những vấn đề của tư duy; tức là phụ thuộc vào yếu tố con người.

Xã hội vận động và phát triển không ngừng, trạng thái thị trường độc quyền hay còn gọi là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh đã trở nên hết sức xa lạ. Vì thế, EVN đầu tư vào lĩnh vực viễn thông xét ở góc độ thị trường hiển nhiên là một động thái tích cực, tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực vốn lâu nay chỉ có VNPT là "ông lớn”. Người tiêu dùng nhờ động thái này của EVN cũng có thể có thêm sự lựa chọn dịch vụ. Tuy nhiên, đáng tiếc những gì mà EVN Telecom làm được không nhiều hơn việc gia nhập "sân chơi” viễn thông. Điều đáng nói là EVN muốn xâm nhập thị trường thì trước tiên cần phải thay đổi tư duy; nhưng họ lại không làm thế. Đã quá quen với vị thế của tập đoàn độc quyền, chẳng cho (hoặc chẳng muốn cho) ai cạnh tranh với mình... khi đầu tư ra ngoài ngành vẫn với tâm thế của người kinh doanh độc quyền nên cứ nghĩ "sân chơi” mới dễ dàng, có thể giành lấy cho riêng mình. EVN có lẽ đã quên: Đến doanh nghiệp nhà nước xưa kia vốn độc quyền trong lĩnh vực này như VNPT bây giờ cũng phải chia miếng bánh cho vài doanh nghiệp khác trong đó có chính họ. Vậy, đương nhiên, VNPT phải tìm cách giữ thị phần của mình chứ chẳng dễ dàng chia cho người khác. Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp cùng "nhảy” vào lĩnh vực viễn thông như EVN. Sự khốc liệt của thị trường đã không được lưu tâm đúng mức do chính sự chủ quan từ tư duy độc quyền của EVN khiến lĩnh vực kinh doanh mà EVN cũng ít nhiều có lợi thế trở thành lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro.

Câu chuyện thất bại của EVN trong lĩnh vực viễn thông không phải là câu chuyện mới; cũng không phải chỉ có tập đoàn kinh tế nhà nước như EVN mới mở rộng đầu tư ra ngoài ngành. Dân gian có câu "Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”, bài học của EVN liệu có thay đổi được tư duy độc quyền của những "ông lớn” doanh nghiệp nhà nước?
Hoàng Mai
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn