View Single Post
Old 22-11-2006, 11:26 AM   #8
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 593 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default ChƯƠng ThỨ BẢy

CHƯƠNG THỨ BẢY
KỶ LUẬT
Điều thứ 54:
Mỗi khi gặp võ sư hay đồng môn có đẳng cấp cao hơn, môn sinh phải Nghiêm Lễã theo nghi thức môn phán

Điều thứ 55:
Tuyệt đối cấm môn sinh có những cử chỉ tỏ ra lố lăng, đùa nghịch, vô lễ, bất kính trong khi học tập và sinh hoạt môn phái.

Điều thứ 56:
Tuyệt đối cấm môn sinh có những ngôn ngữ, cử chỉ, hành động tỏ ra bất phục tùng mệnh lệnh của cấp trên và làm giảm uy tín của môn phái.

Điều thứ 57:
Tuyệt đối cấm môn sinh tiết lộ những vấn đề mà môn phái không cho phổ biến ra ngoài.

Điều thứ 58:
Tuyệt đối cấm môn sinh lợi dụng danh nghĩa, đẳng cấp của môn phái để mưu đồ tư danh, tư lợi,

Điều thứ 59:
Tuyệt đối cấm môn sinh mang danh Vovinam thượng đài hay tranh đấu với bất cứ một võ phái nào.

Điều thứ 60:
Môn sinh nào làm thiệt hại tài sản của môn phái, đều bị hội đồng kỷ luật nghiêm phạt và phải bồi thường khi gây ra thiệt hại.

Điều thứ 61:
Hội đồng kỷ luật môn phái gồm:
* Võ sư chưởng môn hoặc đại diện chủ tịch
* Thư ký thường trực ban chấp hành thư ký
* Trưởng ban tổng phối kiểm hoặc đại diện hội viên
* Trưởng ban huấn luyện hoặc đại diện hội viên
* Trưởng ban tài chính hoặc đại diện hội viên

Môn sinh phạm lỗi được quyền ủy cậy hay lựa chọn một bạn đồng khóa liên hệ biện hộ trước hội đồng kỷ luật.
Phân định của hộ đồng kỷ luật chiếu theo biểu quyết của hội đồng với đa số tương đối. Phân định về các chế tài phải được công bố và thi hành ngay sau khi lập xong biên bản phiên họp hội đồng kỷ luật.
Biên bản này phải gồm chử ký các hội viên tham dự và môn sinh phạm lỗi cùng biện hộ viên. Phân định của hội đồng kỷ luật có tính cách chung thẩm và bất khả bải miễn cùng tính cách cưỡng hành trong sinh hoạt nội bộ môn phái.
Một ủy ban đặc trách được chỉ định để thi hành và công bố các chế tài theo môn quy này.

Điều thứ 62:

Nghiêm cấm môn sinh dùng võ thuật để làm vệ sĩ cho bất cứ ai không phải là thượng cấp trong môn phái Vovinam.

Điều thứ 63:
Nghiêm cấm môn sinh các cấp hành nghề giảng dạy Vovinam nếu không có sự chấp thuận của võ sư chưỡng môn và ban chấp hành trung ương.

Điều thứ 64:
Môn sinh nào không đóng học phí hay nguyệt liễm sẽ đương nhiên bị khai trừ.

Điều thứ 65:
Các tội lỗi của các môn sinh được xếp làm ba hạng: Lỗi cảnh cáo, lỗi nhẹ, và lỗi nặng.
Được xếp vào lỗi cảnh cáo, nếu môn sinh vào điều thứ 55
Được xếp vào lỗi nhe,ï nếu môn sinh bị lỗi cảnh cáo quá 3 lần
Được xếp vào lỗi nặng, nếu môn sinh phạm vào các điều thứ 26,37,56,57,58,60,61.

Điều thứ 66:
Đối với các lỗi cảnh cáo, hình phạt có thể là:
Nói rõ cho biết, răn dạy để tránh tái phạm.
Lập đi lập lại một hay nhiều động tác.
Tạm đuổi ra khỏi lớp học, hay buổi sinh hoạt.
Bắt tự nhận lỗi trong lớp học, trước các bạn đồng môn.
Các hình phạt này phải được tuân hành ngay dù có khiếu nại lên thượng cấp.

Điều thứ 67:
Đối với các lỗi nhẹ, hình phạt có thể là:
Thông báo cho đồng môn và gia đình biết.
Ghi điểm vào sổ phạt (để trừ vào điểm thi).
Đuổi có thời hạn khỏi lớp học hay sinh hoạt thường xuyên.

Điều thứ 68:
Đối với các lỗi nặng, hình phạt có thể:
Bồi thường thiệt hại.
Bị giáng cấp.
Bị khai trừ khỏi môn phái.

Điểu thứ 69:
Võ sư, võ sư trợ huấn và các huấn luyện viên đều có quyền trực tiếp phạt các môn sinh về các lỗi cảnh cáo và đề nghị lên hội đồng kỷ luật các trường hợp vi phạm khác.
Môn sinh có quyền đề nghị phạt bạn đồng môn có đẳng cấp dưới mình lên thượng cấp.

Điều thứ 70:
Hội đồng kỷ luật sẽ phán quyết chung thẩm các lỗi nhẹ và nặng của các môn sinh, cùng phân định tội danh và hình phạt cho những vi phạm điều thứ 60.

Điều thứ 71:
Khi hội đồng kỷ luật nhóm họp để phán quyết tội trạng của một môn sinh thuộc chi nhánh của trung tâm, thì ban quản đốc chi nhánh ấy phải cử một đại diện vào ghế hội viên của hội đồng kỷ luật, nhưng không có quyền biểu quyết tài phán.

Điều thứ 72:
Trong trường hợp võ sư chưởng môn không thể hiện được tinh thần và ý hướng của môn phái đã qui định nơi tôn chỉ và mục đích ghi trong chương thứ hai, thì 2/3 (hai phần ba) tổng số môn sinh từ bậc cao đẳng trở lên cùng toàn thể ban chấp hành trung ương có thể triệu tập đại hội bất thường để tỏ thái độ, khuyến cáo, hoặc truất quyền vị võ sư chưởng môn. Trường hợp truất quyền chỉ được thực hiện khi có biểu quyết của 3/4 tổng số cử tri hữu quyền của toàn môn phái.
Sau đó, vị chủ tịch đại hội bất thường hay người kế quyền phải chấp hành quyết định chung của đại hội chiếu biên bản có chữ ký của hầu hết hội viên hữu quyền đã tham dự đại hội, triệu tập một đại Hội Vovinam chánh thức để bầu ra vị tân võ sư chưởng môn lãnh đạo môn phái theo thể thức quy định trong điều thứ 28 chương thứ tư.
Đại hội công cử tân chưởng môn này phải triệu tập trễ nhất là 24 giờ sau khi đại hội truất quyền nguyên chưởng môn bế mạc.
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn