View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
PHANDINH
Senior Member
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Số bài viết: 119
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 14 Posts
PHANDINH
Default

Câu hỏi 1:
Hiện tại tôi đang làm việc tại một công ty nước ngòai. Nay tôi muốn làm việc nhà nước với công việc không ảnh hưởng đến công việc hiện tại nhưng đúng chuyên ngành của tôi. Xin cho biết, vì điều kiện thu nhập tôi có thể ký hợp đồng lao động với cả hai bên hay chỉ được quyền chọn một trong hai (trong hợp đồng với công ty nước ngòai không có điều khỏan chỉ làm cho một công ty)(tôi vẫn đảm bảo hòan thành nhiệm vụ)? Cùng một thời điểm có thể ký hai hợp đồng lao động ở hai công ty nước ngòai hay không ?

Trả lời
Pháp luật hiện hành không cấm người lao động tham gia ký kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động. Điều 5 khoản 2 nghị định 44 quy định: Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nếu có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng lao động và phải đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một người có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài nhưng phải đảm bảo thời giờ làm việc, nghỉ ngơi theo quy định pháp luật.

Câu hỏi 2
Tôi tên là Nguyễn Thị Tuyết Nhung, nhân viên Công Ty TNHH 1 Thành Viên Bảo Vệ Thực Vật Saigon chi nhánh Daklak. Để câu hỏi được rõ ràng tôi xin nêu một số mốc thời gian như sau: -Ngày 13/08/2004 tôi nhận được QĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với tôi kể từ ngày 10/09/2004. Trong thời gian này tôi đang mang thai được hơn 5 tháng. -Tôi không đồng ý với QĐ này nên đã có đơn khiếu nại gởi cho Ủy Ban Kiểm Tra Liên Đòan Lao Động TP Hồ Chí Minh và Công Đòan Cty để nhờ can thiệp. -Ngày 01/09/2004 Cty ra QĐ về việc rút lại QĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước đó, giao cho tôi làm nhiệm vụ khác. -Ngày 10/09/2004 tôi có làm đơn gởi lãnh đạo công ty xin phép nghỉ thai sản từ ngày 15/09/2004 đến ngày 15/01/2005. Nhưng Cty chỉ giải quyết cho nghỉ đến ngày 31/12/2004 vì 31/12/2004 là hết hạn HĐ của tôi với Cty. -Ngày 13/01/2005 tôi nhận được thông báo ký ngày 05/01/2005 về việc chấm dứt HĐLĐ đối với tôi căn cứ vào khỏan 1 điều 36 Bộ Luật Lao Động. Đến ngày 31/12/2004 tôi mới sinh con được 20 ngày. Tôi xin có một câu hỏi như sau: Theo nội dung khỏan 2 điều 117 BLLĐ thì pháp luật đã bảo vệ quyền lợi của người lao động là nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ. Vậy xin hỏi Cty không ký tiếp HĐLĐ với tôi khi hết hạn HĐ mà ra QĐ chấm dứt HĐLĐ đối với tôi như vậy là đúng hay sai? Nếu Cty sai thì tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình? Trình tự, thủ tục như thế nào?

Trả lời
- Theo qui định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. ( khoản 3 điều 111 BLLĐ).
- Như vậy, Việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà theo khoản 1 điều 36 BLLĐ là phù hợp (thời hạn thực hiện hợp đồng đã hết). Bởi vì pháp luật về lao động chỉ không cho phép người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Mặc khác pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với người lao động khi hợp đồng lao động hết hạn.
- Theo khoản 2 điều 117 BLLĐ thì người sử dụng lao động chỉ bảo đảm chỗ làm việc cho người lao động khi hợp đồng lao động đang thực hiện còn thời hạn hoặc đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Câu hỏi 3:
Hiện công ty (100% vốn nước ngòai) đang có kế họach giảm khỏang 100 lao động (hợp động lao động chưa hết hạn) do tình hình sản xuất kinh doanh không tốt, công ty không có nhiều đơn hàng. Vậy chúng tôi phải dựa vào quy định nào. Giải quyết như thế nào

Trả lời
- Theo khoản 1 điều 34 Bộ luật lao động qui định: “ khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm”.
Như vậy, công ty ông (bà) chỉ được chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề theo qui định của Bộ luật lao động hoặc nếu doanh nghiệp của quý ông (bà) không thể chuyển người lao động sang làm công việc khác trái nghề thì có thể thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 36 BLLĐ trên cơ sở hỗ trợ người lao động tìm công việc khác. Tuy nhiên, ngoài các khoản hỗ trợ nêu trên, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc thì công ty quý ông (bà) phải trả trợ cấp thôi việc theo điều 42 của Bộ luật lao động.





PHANDINH is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến PHANDINH vì bạn đã đăng bài:
sweardatows (09-09-2015)