View Single Post
Old 20-04-2006, 09:25 AM   #1
Hồ sơ
PHANDINH
Senior Member
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Số bài viết: 119
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 14 Posts
PHANDINH
Default

Trang web của trường THPT Lê Quý Đôn, một hạt sạn
(Theo Báo Công an TP.HCM)

Sự xuất hiện của internet trong giáo dục học đường đã đem lại tiện ích trong cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức (cũng có nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 đã lợi dụng mạng máy tính để vào truy cập những trang web đen, xem phim bạo lực, ***... Tuy nhiên, hiện tượng này chưa phải là phổ biến vì còn có sự kiểm soát của thầy cô, quản lý mạng trong trường), đồng thời giúp học sinh các trường trao đổi thông tin, hướng dẫn cùng nhau học tập qua hình thức trò chuyện (chat) trên mạng như là một trò chơi “nối vòng tay lớn”.

Một trong những trang web thu hút khá đông học sinh các trường phổ thông trung học tham gia truy cập là trang web của trường THPT Lê Quý Đôn, Q3, TPHCM. Đây là trang web do một nhóm cựu học sinh của trường thành lập: “Với mục đích trở thành nơi giao lưu, học hỏi, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm qúi báu đã có được” (trích dẫn từ lời mở đầu của trang web). Khác với các trang web của nhiều trường THPT khác như Võ Thị Sáu, Trần Đại Nghĩa đăng đàn cho có rồi bỏ hoặc hoạt động cầm chừng, không có dấu ấn đáng kể; trang web của trường Lê Quí Đôn khai sinh trên dưới một năm nhưng theo thống kê đã có tổng cộng 27.053 thành viên gia nhập! Chứng tỏ nội dung trang web khá phong phú, thu hút được học sinh các trường khác tham gia. Bằng chứng là chỉ với thông tin về du học, trong một ngày đã có 1.381 người truy cập! Với tiêu chí mà trang web đưa ra cùng số thành viên tham dự đều là học sinh thì việc thành lập trang web trường Lê Quý Đôn là tốt đẹp, nhất là những chuyên mục như bình luận về việc thi tốt nghiệp năm nay, diễn đàn nghe thanh niên nói, nói thanh niên nghe, du học sinh tâm sự với nhau về nỗi nhớ nhà, rồi chuyên mục tự giới thiệu làm quen... Nhưng bên cạnh đó lại có những hạt sạn mà lẽ ra không nên có trong một trang web muốn trở thành “sân chơi của học sinh trung học toàn TP” này. Điển hình trong mục “Thư viện nhạc”, ở phần Nhạc linh tinh - Rap Việt có một số bài hát cải biên ca từ có những lời lẽ không hay lắm đối với một trang web của học sinh, nếu không nói là phản giáo dục.

Có thể lấy ví dụ ở bài hát Sơn Tinh Thủy Tinh được đưa lên mạng vào ngày 13-3-2006 (ngay tuần đầu đã có 1.423 người nghe và đến nay đã lên đến 2.382 lượt người nghe online) do một “ca sĩ” học đường vừa đàn vừa hát theo kiểu sẫm chế. Bài hát có 7 đoạn, trong đó có đoạn chế những lời ca bậy bạ, nhảm nhí như đoạn vua Hùng thách cưới: “Mỵ Nương con ta rất thèm là ăn thịt chó, Ngày mai đem ra chó đực sáu chân...”; rồi đoạn tranh tài: “Thôi thế là thôi Thủy Tinh chậm mất, Mỵ Nương em ơi thà giết chết anh đánh tiết canh...” nhưng tục nhất phải nói là đoạn cuối: “Sư bố thằng vua, mi giết chết ta... Thủy Tinh kêu la kêu rằng “Fuck you” (câu chửi thề bằng tiếng Anh). Ở các trường trung học có trang bị cho mỗi lớp một máy tính nối mạng, thì hầu như học sinh đều rà bài này để mở thật lớn đến nỗi giám thị phải ra thông báo nghiêm cấm mở (trường Võ Thị Sáu - Q. Bình Thạnh) nhưng cũng khó kiểm soát các em vào giờ ra chơi hay nghỉ ở nhà.

Hay như bài Lấy tiền cho gái thì số người truy cập còn vượt xa bài trên với 9.615 lượt người nghe online! Bài hát chế lại từ bài Bắc thang lên hỏi ông trời, nội dung chỉ xoay quanh chuyện cua gái với những ca từ rất khó lọt vào lỗ tai học trò như: “Chở em tới chỗ tối lợi dụng được không em... xin anh đừng làm vậy, em đã có người yêu, xin anh đừng làm bậy...” hoặc “bắc thang lên hỏi ông trời lấy tiền cho gái có đòi được không, ông trời ông bảo rằng không, tao còn bị gạt huống chi là mày”... Chỉ kể ra một số bài hát điển hình cho thấy đến lúc ngành chức năng cần kiểm soát trang web ở các trường trung học để tránh sự phản tác dụng trong giáo dục học đường.

Bài, ảnh: SONG NGỌC
PHANDINH is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn