View Single Post
Old 27-05-2009, 09:44 AM   #1
Hồ sơ
Jessica
Member
 
Jessica's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2009
Tuổi: 38
Số bài viết: 61
Tiền: 25
Thanks: 15
Thanked 22 Times in 14 Posts
Jessica is on a distinguished road
Default Phong tục ăn uống của người Việt

Người Việt Nam ăn uống như thế nào?

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Thế nên, việc ăn uống có vai trò khá quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Chính vì lẽ đó mà ngay từ thuở bé, người Việt Nam đã được chỉ bảo cẩn thận để luôn cư xử một cách chuẩn mực trong ăn uống.

Những nguyên tắc trên bàn ăn
Thứ nhất, nếu bạn là khách được mời đến dùng cơm thì khi ngồi vào bàn phải để chủ nhà hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình lên tiếng mời trước. Chú ý là không nên đội mũ vào bàn ăn vì như thế được xem là bất lịch sự. Khi gắp thức ăn hoặc chan canh, trước hết phải để vào bát (chén) rồi mới đưa lên miệng ăn. Tóm lại, bạn nên tránh để phát ra bất kì âm thanh gì khi ăn uống, nhất là tiếng gõ muỗng đũa lách tách, tiếng uống nước rột roạt hay nói chuyện trong lúc nhai thức ăn...
Thứ hai, bạn cũng nên chú ý phải nhường nhịn người khác, không nên gắp trước những miếng to, ngon, khi sử dụng các loại nước chấm hay gia vị cũng thế. Và khi đã cầm đũa lên thì không nên tỏ thái độ phân vân không biết gắp món gì trên bàn ăn. Đặc biệt, bạn nên ăn hết thức ăn trong bát, dĩa của mình tránh để thức ăn thừa, không nên đứng lên trước khi mọi người còn đang ăn. Bên cạnh đó, người Việt Nam còn có thói quen xỉa răng sau khi ăn, vì thế động tác xỉa răng cũng phải được thực hiện một cách có ý tứ bằng cách lấy tay che miệng lại...
Cách cảm nhận vị ngon của món ăn
Không đơn thuần chỉ là ăn ngon, người Việt Nam còn cảm nhận vị ngon của các món ăn bằng cả năm giác quan. Trước hết, trên bàn ăn có rất nhiều món với đầy đủ màu sắc: xanh của rau; hồng của tôm, tép; nâu của thịt kho...và hình dáng như hình rồng, hình phụng...Do đó, sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, người Việt Nam lại thưởng thức bằng mũi với mùi thơm của các loại rau thơm, mùi đặc biệt của nước mắm. Khi nhai thức ăn lại là lúc xúc giác hoạt động mạnh mẽ nhất để nhận biết được trọn vẹn vị ngon trong từng món.
Thú vị nhất có lẽ là khi bạn nghe được âm thanh lốc cốc của đậu phộng rang, sự giòn tan của bánh trang, bánh phồng tôm...Sau cùng là lưỡi - nơi nếm được những vị chua, mặn, ngọt, chat, cay khác nhau được hòa hợp một cách khéo léo trong các món ăn. Văn hóa ăn uống của người Việt Nam vì thế mà đã trở thành một nghệ thuật.
Thanh Nguyên


Jessica tình cờ đọc được bài viết này, share dzí CLB ẩm thực nà.^^
Hem ngờ văn hóa en uống của người Việt mình cũng thú dzị ghê.
__________________
Luôn luôn lắng nghe...lâu lâu cãi lại...
Jessica is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Jessica vì bạn đã đăng bài:
cafe_muoi (29-05-2009)