View Single Post
Old 11-11-2006, 10:25 PM   #9
Hồ sơ
DeMen
Administrators
 
DeMen's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Cư ngụ: Noitacol
Tuổi: 38
Số bài viết: 2,266
Tiền: 25
Thanks: 370
Thanked 912 Times in 460 Posts
DeMen is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Thơ viết cho Trịnh...

Giai đoạn Sài Gòn 1. Giai đoạn 1957 – 1962. Khởi đầu là không khí vũ trường, phòng trà, phụ diễn tân nhạc gây sôi động cho Sài Gòn về đêm. Anh thích đi những nơi này với Đinh Cường, Trịnh Cung. Bạn bè là cần thiết ở đây vì cậu thanh niên non trẻ ngại đi một mình. Cô T “lai Tàu” như một phát hiện của anh về giới “ca-ve” sinh sống về đêm, nhịp sống khác thường, gia cảnh không giống ai. Không khí vũ trường như một vũ trụ mù sương với khói thuốc quyện ảo ảnh đèn màu và tiếng rúc của kèn, tạo nên một không gian gần gũi, dễ thủ thỉ tâm tình. Người thiếu nữ này gây chấn động cho anh, làm anh mền lòng.

Cũng trong không khí ấy anh gặp Thanh Thúy, ca sĩ, một người con xứ Huế vào Nam lâu ngày. Cô có khuôn mặt trái xoan đầy đặn, nhưng yếu phổi, đêm đêm về khuya thui thủi bước vào con hẻm ở đường Cao Thắng. Hình ảnh này khơi nguồn cho bài Thương Một Người của anh. Thời gian 1957 – 1959, Đài phát thanh Sài Gòn có một chương trình ca nhạc mỗi tuần một lần có tên là “Chương trình Dạ hương”, chương trình gồm toàn đơn ca của các ca sĩ thời danh như Thanh Thúy, Lệ Thanh, Châu Hà, Kim Tước... Đó là chương trình rất được chờ đón và đặc biệt hơn cả là giọng Thanh Thúy, được mệnh danh là giọng hát “liêu trai”. Ông Nguyễn Văn Trung, giáo sư đại học và chủ nhiệm tạp chí Đại học viết bài Ảo ảnh Thanh Thúy.

Giai đoạn Quy Nhơn. 1962 – 1964. Đây là giai đoạn Trịnh Công Sơn sáng tác nhiều tình ca bất hủ và điều khiển hợp xướng Trường Ca Dã Tràng của anh. Hình ảnh duy nhất của người bạn gái: B.K. Các bạn khác đều rõ tình cảm này trong lòng người thanh niên xa quê chiều chiều ra ngồi bên bờ biển. Bạn anh là Đinh Cường thấu hiểu mối tình này có vẽ một bức tranh lấy tên nhan đề bài hát của anh: Biển Nhớ.

Giai đoạn Bảo Lộc – Đà Lạt. Khoảng 1965 – 1970. Đầu tiên là cô nữ sinh nhỏ nhắn tên N. Ngày ngày áp sách lên ngực đi trên con đường đất đỏ đến trường hoặc đến nhà thờ. Anh là người đặc biệt bị thu hút bởi cảnh giáo đường, cảnh người đi xem lễ, tiếng chuông nhà thờ. Trong cảnh này, người thiếu nữ như tăng thêm phần diễm lệ.

Thời ấy, Bảo Lộc thưa thớt người và hình như lạnh hơn bây giờ. Từ đó, anh thường lên xe đò đi Đà Lạt để phần nào trốn lạnh và trốn vắng. Tại đây, được giới thiệu trước anh làm quen với P.T.L, người thiếu nữ nhanh chóng hớp hồn anh. Đây là một thiếu nữ lạnh lùng. Môi tươi thắm nhưng không thoa son, mắt to, ít nói, ít cười, đến cả ít ngồi, thích đứng nhìn, chân thoăn thoắt, chực biến. Nhưng rõ ràng là một thiếu nữ đầy tự tin, có những suy nghĩ riêng, như có vẻ như đinh ninh rằng mối tình này sẽ không lâu. Người thiếu nữ này gợi tính hiếu kỳ ở Trịnh, khiến anh khi thì đăm chiêu, khi thì thấp thỏm. “Như Cánh Vạc Bay”, anh biết trước là như vậy. Anh khó nguôi hình ảnh này, nó sẽ trở đi trở lại trong nhiều bài khác. Khi nàng về Sài Gòn, anh nhờ người đem đến tặng một chậu hoa lan cực đẹp. Vẫn có một khoảnh cách nào đó. Như gần như xa.

Ở đây, anh còn khá thân với một nữ sinh trường Bùi Thị Xuân tên là T.T. Những buổi gặp nhau ở Câu lạc bộ thể thao (La Grenouille`re), ở Sân Cù Đà Lạt sẽ được tiếp nối bằng những cuộc đi chơi ở Sài Gòn.
__________________
tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
DeMen is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn