View Single Post
Old 14-11-2008, 04:12 PM   #1
Hồ sơ
TheDeath
CEO CLBCK
 
Tham gia ngày: Oct 2007
Số bài viết: 5,744
Tiền: 8283
Thanks: 456
Thanked 3,063 Times in 1,371 Posts
TheDeath is an unknown quantity at this point
Default Thơ! Tại sao bị ruồng bỏ?

Không phải cái gì hợp lý đều tồn tại, nhưng nếu nó tồn tại chắc hẳn là có lý do của nó... Thơ, một loại hình nghệ thuật cao đẹp, lãng mạn và thanh cao một thời thế mà giờ đây phải chịu sự ruồng bỏ của biết bao người, bao thế hệ trẻ làm ngơ, phớt lờ... Dù cho một Chế Lan Viên thứ hai xuất hiện thì cũng nhanh chóng bị phủ mờ bởi bụi thời gian. Vì đâu nên nỗi?

TheDeath rất thích triết học Freud vì nó giải thích cả những vấn đề mà mình cứ nghĩ rằng mình không thể giải thích được, xem mọi vấn đề một cách trần tục. Hay là mình nên nói thật với nhau như phong cách của Freud nhỉ? Có phải nền văn hóa thực dụng đã làm trần tục hóa mọi loại hình nghệ thuật lãng mạn, hay là vì ngày xưa ít người biết chữ nên làm thơ là cái gì đó cao sang, quý phái... còn giờ đây ai cũng biết chữ, ai cũng có thể "nàm thơ" nên thơ tốt, thơ xấu lẫn lộn thì thơ trở nên dư thừa, mà cái gì dư thừa thì cái đó trở nên "không đáng quan tâm"? Hay là vì nhà thơ thì đi trên mây, thả hồn lãng đãng ở tận đẩu tận đâu nên nhà thơ chẳng còn sức lực để hiện thực hóa kinh tế, mà con gái bây giờ cũng thực dụng, không hiện thực hóa kinh tế thì làm sao chân dài để ý được?

Thơ là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì kẻ yêu người thích lộn xộn... Có khi thơ thật lãng mạn, thật đi mây về gió mới gọi là thơ hay, có khi thơ phải thật là triết lý, khó hiểu như phương trình vũ trụ mới gọi là tuyệt tác, mà có khi bình dân như bổ túc văn hóa thì mới gọi là đại chúng... Rồi thì nghệ thuật thứ 7 ra đời, nghe nói còn có nghệ thuật thứ 8, thứ 9 gì đó cũng sắp ra đời nên giữa muôn trùng nghệ thuật, nói theo ngôn ngữ kinh tế thì thơ lại phải cạnh tranh thì thơ cũng như bà già ngồi giữa chợ đông đúc bán vài cọng hành, người ngang kẻ dọc mà hiếm khi dừng chân ngắm nghía...

Thơ nó ác ở chổ là thường ít truyền tải "nội dung" (mịa, phải bỏ vào dấu ngoặc kép chớ mấy cha sẽ gào lên) vì nội dung của nó thường là cái gì đó lãng mạn, vừa cao siêu, vừa trần tục, mà cũng phải cố gắng làm cho người đọc có cảm giác như đi mây về gió nên cuối cùng nó chẳng có nội dung gì cả (ờ, tui trừ mấy cái sử thi, mấy cái truyện viết bằng thơ ra nhé). Thế rồi, giữa cái hiện thực đầy phức tạp và thực dụng này: mở mắt ra là báo giấy, bật ti vi là thời sự, mở máy tính là có thông tin... thì cái gì không có nội dung thì nó trở nên xa lạ và "không cần thiết", mà không cần thiết thì cũng chẳng thiết tha gì... Ối giời, khổ thân thơ với thẩn!

Mà rồi thì dù cho đó là một bài thơ xúc xích (xuất sắc) thì độc giả, đọc xong cũng tặc lưỡi một cái rồi quên ngay, thế mới chết cho thơ ấy chứ! Thơ là một loại hình nghệ thuật cao siêu, dành cho tâm hồn lãng mạn đồng điệu nhưng xét về mặt duy vật, tiến hóa, kinh tế thì thơ là một loại hình kém tính cạnh tranh nhất trong các loại hình nghệ thuật!

........
PS: Đây là một đề tài chắc sẽ làm cho bao nhiêu kẻ thầm yêu trộm nhớ thơ sẽ gào lên... Nhưng sẽ là một đề tài nóng bỏng vì TheDeath luôn muốn trần tục hóa mọi thứ... Nếu yêu thơ thì bạn hãy đưa ra ý kiến của mình đi!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
TheDeath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn