View Single Post
Old 13-12-2006, 10:21 AM   #6
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 43
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,464 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Người yêu nay đã có chồng

Nghệ sĩ Tấn Tài: Cánh chim không mõi

Nhớ lại những chặng đường đã qua, nghệ sĩ Tấn Tài không quên quãng đời trai trẻ, khi anh còn là một thầy giáo làng. Thời đó, sau khi giả từ trường học Long Xuyên về lại quê nhà ở Núi Sập, Châu Đốc, An Giang, anh nhận đứng lớp tiểu học hàng ngày để hoàn thành ý nguyện của gia đình: Nối nghiệp nhà giáo.
Thế những, thời đó tại địa phương có hai nhạc sĩ Hai Tỉnh và Út Thôi, nổi tiếng là dân đờn ca tài tử thiện nghệ. Tài nghệ của hai ông thầy này đã cuốn hút “giáo Tài”. Anh lân la làm quen, rồi học ca, học đờn. Đến năm 1959, đoàn cải lương Bướm vàng về hát tại Núi Sập, anh được thầy cho lên sân khấu ca bài vọng cổ Sầu Vương Biên Ải và Viếng Mộ Chinh Phu. Đó là đêm đầu tiên anh được đứng trên sân khấu. Thấy anh có làng hơi lạ, luyến láy chân phương và kéo dài chử Xề khi xuống câu vọng cổ, ông bầu Tha mời anh theo đoàn. Từ đó anh khăn gối theo đoàn lên Long Xuyên, rồi Cần Thơ. Ba má anh hay tin con trai bỏ dạy học theo gánh hát, đã ba bốn bận lôi về. Rồi anh lại trốn ra đi.

Sau này, anh theo đoàn Tân Hương Hoa được giao đóng vai chính, thế vai kép Hoàng Sương trong vở Hắc Y Nữ Hiệp. Rồi được bầu Năm Thành mời về gánh Song Kiều. Đến năm 1962 mới về đoàn Thủ Đô của bầu Ba Đản với vị trí một kép chánh. Tại đây anh được NSND Ba Vân dạy nghề, và chỉ một năm sau (năm 1963) anh đoạt giải Thanh Tâm với vai Điệp Nhứt Lang (vở Cát Dung Phương Tử) cùng đợt với Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan, Trương Ánh Loan.

Sau khi đoạt giả, anh được nâng giá trị hợp đồng công tra lên đến 150 ngàn đồng/năm. Báo chí Sài Gòn thời đó ca ngợi Tấn Tài là kép lãng mạn, vì anh diễn rất hay vai Hoàng Hoa Lữ (vở Khói Sóng Tiêu Tương) cùng với Bạch Tuyết, đã thể hiện hấp dẫn sự tình tứ giữa một kiếm khách giang hồ với nàng tiểu thư đài các. Anh còn được các hãng dĩa mời thu âm, nổi danh với các bài: Nữ sinh Đồng Khánh, Nữ sinh Gia Long, Ai ra xứ Huế, Dưới rặng Ô Môi, Kiều Phong A Tỷ, Áo em màu tím hoa cà...và báo chí Sài Gòn một thời gọi anh là “hoàng đế dĩa nhựa”.

Tấn Beo, Tấn Bo, Tấn Lộc Tấn Lợi - Hậu duệ của NS Tấn Tài
Trong chương trình những cánh chim không mõi do HTV thực hiện, Tấn Tài đã tái diễn các vai: Điệp Nhứt Lang (vở Cát Dung Yên Tử), Quang Sơn (Chiều đông gió lạng về), A Ly Khang (Bóng Hồng Sa Mạc), hai bài cổ nhạc: Nghẹn ngào, Chuyện tình Hàn Mặc Tử. Đặc biệt, với tiểu phẩm “Cuộc thi hát gia đình”, sẽ do anh và hai con trai Tấn Beo, Tấn Bo cùng với các cháu nội biểu diễn. Ngoài ra, còn có các NS: Hùng Minh, Lệ Thuỷ, Thanh Ngân, Bích Phượng,...
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn