View Single Post
Old 24-08-2006, 10:57 AM   #10
Hồ sơ
TruongGiang
Member
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 84
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 6 Times in 4 Posts
TruongGiang is an unknown quantity at this point
Default


Luật sư trong tiến trình hội nhập:
Doanh nghiệp thờ ơ với luật sư...
. Luật chưa qui định rõ ràng, cụ thể nên gây khó luật sư
. Doanh nghiệp không nhờ luật sư nên bất lợi khi có tranh chấp
. Đoàn bỏ rơi luật sư...

Luật chưa đầy đủ...
Mới đây, ông Nguyễn Văn Thảo, Vụ Trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), trong một hội nghị về nghề luật sư, có ý kiến là phải có hướng dẫn cụ thể về khái niệm “khách hàng” của luật sư.
Theo ông Thảo, Luật Luật sư (sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2007) qui định luật sư sẽ được cấp giấy chứng nhận bào chữa... khi xuất trình được thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, giấy giới thiệu của văn phòng... Ông Thảo cho biết, trong luật chỉ đề cập đến khái niệm “khách hàng”. Đây là một khái niệm rộng. Theo đó ai cũng có thể là “khách hàng” của luật sư. Như vậy, nếu hiểu theo Luật này thì người nhà, người đại diện của bị can, bị cáo... có quyền yêu cầu luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can bị cáo khi bị can, bị cáo không thể nhờ luật sư được.
Nhưng theo qui định của luật tố tụng hình sự thì “khách hàng” của luật sư lại chỉ có thể bó hẹp ở bị can, bị cáo. Nếu luật sư muốn được cấp giấy chứng nhận bào chữa thì chỉ có thể được cấp khi chính bị can, bị cáo yêu cầu đích danh luật sư bào chữa cho mình.
Thảo nhận xét, việc này hẳn sẽ phải có sự hướng dẫn, giải thích rõ ràng để tránh sự xung đột giữa các qui định pháp luật. Trong trường hợp nào thì bị can bị cáo nhờ luật sư, trường hợp nào thì người nhà mời... để nếu không thì luật sư viện dẫn điều này, cơ quan chức năng lại viện dẫn điều khác...
Đây là một trong rất nhiều những thiếu sót, chưa hướng dẫn kịp thời của luật khiến cho hoạt động luật sư bị hạn chế. Nhìn nhận dưới góc độ luật sư phải hội nhập, một cán bộ Bộ Tư Pháp cho biết, khi luật còn thiếu sót, chưa hoàn thiện, chưa được qui định rõ ràng thì việc luật sư hỗ trợ (tư vấn, bào chữa) cho thân chủ của mình sẽ bị ảnh hưởng, hoạt động của luật sư còn... “rối”!
Cũng như mới đây, Bộ Tư pháp cũng đã soạn thảo nghị định hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến luật sư như “thù lao luật sư, đào tạo nghề luật sư”... Tuy nhiên những điều khoản trong nghị định vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi, đặc biệt là về thù lao. Vấn đề hiện vẫn chưa ngã ngũ...
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng vụ Bổ Trợ tư Pháp (bộ Tư Pháp) cho biết, theo điều tra, khảo sát của Bộ, thì ở nhiều địa phương luật sư còn gặp khó khăn, trở ngại khi tham gia từ giai đoạn điều tra... Trong nhiều trường hợp, ý kiến của luật sư không được HĐXX xem xét, đánh giá. Vị trí vai trò của luật sư ở phiên tòa chưa được tôn trọng... Nguyên nhân, là do ở ta chưa hình thành một cơ chế pháp lý đủ mạnh để đảm bảo cho luật sư được tham gia các giai đoạn tố tụng một cách thực chất, đảm bảo phương tiện, biện pháp thực tế để luật sư thực hiện hiệu quả quyền, nghĩa vụ của mình. Cụ thể, mặc dù theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003, quyền của luật sư được mở rộng rất nhiều như tham gia từ giai đoạn điều tra, được cùng điều tra viên vào hỏi cung bị can... Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật này, đặc biệt là hướng dẫn chi tiết việc tham gia tố tụng của luật sư vẫn chưa ban hành kịp thời...
Không dừng lại ở lĩnh vục tố tụng, luật sư, rộng hơn, để hội nhập, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế...

Doanh nghiệp thờ ơ với luật sư...
Một “bí mật” được các luật sư bật mí là các doanh nghiệp (DN) trong nước không có thói quen nhờ luật sư tư vấn cho các hoạt động của họ. Theo Bộ Tư Pháp, thực tế ở Việt Nam hiện nay, số lượng DN tìm đến nhà tư vấn luật còn ít. Chỉ có khoảng 25% DN trong nước tìm đến văn phòng luật để được tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan. Chi phí cho tư vấn luật chưa được các doanh nghiệp dự trù vào kinh phí hoạt động. Thêm nữa là các DN không có thói quen thuê luật sư cho công việc của mình, đặc biệt là trong những ký kết thương mại có yếu tố nước ngoài...
Theo luật sư Nguyễn Công Định (DC Lawyers), những bài học kinh nghiệm cụ thể trong vụ kiện của huấn luyện viên Letard với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), chống phá giá cá ba sa, tôm, da giày và mới đây nhất là vụ thua kiện của Vietnam Airlines đã nêu ra những sai lầm của DN Việt Nam khi không rõ luật dẫn đến thua kiện.
Thậm chí, như vụ Vietnam Airlines khi xảy ra tranh chấp, đơn vị này cũng không nhờ đến luật sư mà lại coi thường, bỏ qua khâu tố tụng, khi bị kiện thì không tham dự phiên tòa, không gửi phản biện cáo trạng đến tòa để bảo vệ quyền lợi của mình, dẫn đến thua thiệt...
Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng (Văn phòng Luật sư Tư vấn Độc Lập) cũng nhìn nhận, doanh nghiệp trong nước nếu có dùng đến luật sư cũng chỉ khi nào có xảy ra tranh chấp mà thôi... Tuy nhiên, theo các luật sư, việc doanh nghiệp nhờ như vậy trong nhiều trường hợp là quá trễ, luật sư có nhảy vào cũng không giúp gì được nhiều.
Tại một hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, vì không có khách hàng nên trình độ nghiệp vụ của luật sư bị mai một. Theo các ý kiến, “văn ôn, võ luyện”; ở đây, luật sư không được va chạm nhiều với thực tế nên ít đầu tư vào chuyên môn. Các luật sư cũng cần phải có thu nhập để “nuôi vợ, nuôi con” nên họ tập trung vào những vụ việc có nhiều khách hàng... hơn là ngồi chờ doanh nghiệp đoái hoài đến để chuyên sâu nghiệp vụ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Thế nên, khi hội nhập, một mảng lớn liên quan đến pháp luật chuyên ngành, pháp luật quốc tế bị bỏ hổng...
Một khía cạnh khác là DN xem luật sư như nhân viên. Sau khi ký hợp đồng tư vấn với một doanh nghiệp được sáu tháng, luật sư BQN phải “say goodbye” với doanh nghiệp này vì tư duy xem luật sư... nhân viên của mình. Luật sư BQ cho biết, theo hợp đồng tư vấn dài hơi, ông có nhiệm vu tư vấn các vấn đề liên quan đến luật mà doanh nghiệp không biết hướng giải quyết. Sau vài “ca” tư vấn như soạn thảo hợp đồng xuất khẩu, giải quyết tranh chấp lao động... trôi chảy thì không thấy doanh nghiệp hỏi han chi nữa. Khi ông nhắc doanh nghiệp thanh toán chi phí, phía doanh nghiệp cho nêu thắc mắc: luật sư không đến doanh nghiệp, không tự tìm việc vì họ đã trả lương hàng tháng... xem như là người của doanh nghiệp rồi. Luật sư BQ. “than trời”: với tư duy như thế, tôi phải chấm dứt hợp đồng vì họ nghĩ luật sư là nhân viên của họ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại khác, họ xem luât sư là người “gỡ rối” từng vấn đề cụ thể chứ không buộc luât sư phải bao quát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Ông nói: dẫu sao đây cũng là tín hiệu tốt vì họ có ý thức nhờ luật sư trong các hoạt động của mình.

Thiếu sự quan tâm của Đoàn...
Luật sư hoạt động độc lập nhưng phải tham gia vào một Đoàn luật sư để sinh hoạt nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đức... Tuy nhiên, theo Bộ Tư Pháp, hiện nay hoạt động quản lý, điều hành của nhiều Ban Chủ nhiệm còn kém hiệu quả khiến cho không ít luật sư bị... bỏ rơi.
Ông Sơn nêu một thực tế là Đoàn chưa thể hiện được vai trò chủ chốt trong việc đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư. Đoàn chưa thực sự là nơi tập hợp những bức xúc khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của luật sư liên quan đến hoạt động hành nghề và đại diện cho luật sư trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
Có trường hợp, luật sư vi phạm phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng xử lý. Trong khi đó, khi được hỏi thì có Đoàn không biết thực hư ra sao... Ông Sơn cũng nhận định rằng việc quản lý hành nghề của luật sư có lúc, có nơi còn nhiều biểu hiện buông lỏng hoặc vượt quá tầm kiểm soát của Ban chủ nhiệm. Việc xử lý luật sư vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức chưa nghiêm, chưa kịp thời, vẫn còn hiện tượng nể nang, e dè, bao che...

Không biết giải thích ra sao

Mới đây, luật sư BQN tiếp một đồng nghiệp người Đức để tư vấn một “ca” về hôn nhân gia đình. Điều mà luật sư N. không thể giải thích cho đồng nghiệp hiểu nổi là tại sao luật Việt Nam lại quy định như thế!
Luật sư người Đức mang hồ sơ của thân chủ đến hỏi luật sư N. tuyên bố mất tích, ly hôn để người vợ đi bước nữa. Vụ đó hai vợ chồng người Việt đăng ký kết hôn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Tuy nhiên sau một thời gian chung sống, người chồng biệt tăm. Luật sư N. tư vấn: theo quy định của Việt Nam, người vợ phải về địa phương nơi người chồng đăng ký thường trú cuối cùng nhờ tòa án tuyên bố người chồng mất tích. Khi tòa án Việt Nam thụ lý, sẽ ủy thác tư pháp sang Đức tìm kiếm người chồng... hết hạn luật định, tòa án Việt Nam sẽ ra phán quyết rằng người chồng đã mất tích.
Đến đây, luật sư người Đức cho rằng quan hệ hôn nhân giữa hai người đương nhiên chấm dứt. Thế nhưng ông N. lưu ý rằng, luật Việt Nam không quy định như thế mà phải làm tiếp một động tác nữa là người vợ phải làm đơn xin ly hôn vắng mặt với người mất tích. Theo ông N. khi nghe đến đây, người đồng nghiệp ngạc nhiên đặt câu hỏi: khi người vợ xin tuyên bố người chồng mất tích, tòa đã ra phán quyết thì đương nhiên phải xem quan hệ hôn nhân chấm dứt, tại sao lại phải làm tiếp động tác nữa là xin ly hôn với người mất tích. Đây là quy định “thừa” vì luật Việt Nam cho phép ly hôn vắng mặt kia mà. Luật sư N. không thể giải thích cho đồng nghiệp hiểu nổi. Ông nói: quy định của nhà làm luật Việt Nam nó thế!
Tương tự, luật sư QN. phải từ chối một khách hàng nước ngoài vì người này yêu cầu ông tìm cho họ khoảng 10 bản án của tòa án Việt Nam liên quan đến một dạng tranh chấp thương mại. Ông nói, là luật sư nhưng chúng tôi chỉ có bản án liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ mà mình tham gia. Còn những vụ án không tham gia, xem như mình không liên quan, tòa sẽ không cấp. Vị khách nước ngoài cũng trố mắt: ở nước họ, án của tòa được đăng công khai trên mạng vì tòa xử công khai kia mà...

TruongGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn