View Single Post
Old 21-07-2006, 10:41 AM   #14
Hồ sơ
raykid2
Super Moderator
 
raykid2's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 287
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
raykid2 is an unknown quantity at this point
Default

Thắng cảnh Chùa núi Tà Cú</span>


Xã Tân Lập – Hàm Thuận Nam – Bình Thuận

<span style=\'color:blue\'>Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Tà Cú nên gọi là Chùa Nuí Tà Cú để phân biệt với một số chùa trên các núi khác ở Bình Thuận. Chùa Nuí xây dựng từ năm 1897 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa thuộc địa phận xã Tân Lập huyện Hàm Thuận Nam cách Phan Thiết khoảng 30 km về hướng Đông Nam.

Chùa Nuí do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà Sư chọn hiện ở đỉnh cao 457m, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chimvượn ở ngay cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành hai, chùa cũ vẫn ở chỗ cũ gọi là chùa trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa dưới có tên là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Nuí.

Năm 1872 nhà Sư Trần Hữu Đức ( 1812-1887) pháp danh Thông Âm, pháp hiệu Hữu Đức từ miền trung một mình vượt nuí, xuyên rừng rậm, thú dữ, đường đi khó khăn hiểm trở lên đỉnh nuí Tà Cú tim nơi an tịnh để tu hành. Nơi tu hành của nhà sư ban đầu là một hang đá (về sau gọi là hang Tổ). Mãi 7 năm sau những người đi rừng mới phát hiện ra hang đá nơi tu hành của nhà sư góp công của để xây dựng thảo am cho nhà sư tu hành. Vừa tu hành vừa bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân được 16 năm thì Trần Hữu Đức viên tịch ngày 5/10/1887.

Lúc còn sống, nhà sư còn là thầy thuốc giỏi, tương truyền “ vào năm Tự Đức thứ 33 Canh Thìn ( 1880) nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu thoát khỏi bệnh hiểm nghèo bằng thuốc của mình. Vua Tự Đức đã ban sắc và đặt tên chùa là “ Linh Sơn TRường Thọ” và nhà sư Trần Hữu Đức là “Đại lão Hoà thượng” cũng từ đó chùa có tên Linh Sơn Trường Thọ. Ngôi chùa dưới “Linh sơn Long đoàn” xây dựng vào cuối thế kỷ XIX theo ý nguyện của nhà sư trước lúc viên tịch.

Chùa Nuí Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là 1 tổng thể kiến trúc bao gồm : Cổng tam quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang tổ... ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi 4 mùa.

Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí mát lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh, mát hấp dẫn trong mùa hè . Danh lam thắng cảnh Chùa núi nổi tiếng cũng nhờ phong cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng . Mặt khác bàn tay con người quan nhiều thế hệ thay nhau bồi đắp nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai trong tỉnh và các tỉnh lân cận đó là pho tượng khổng lồ “Thích ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. tác phẩm do kỹ sư Trương Định Ý chủ trì vào năm 1962.

Cách pho tượng Phật nằm chừng 50m là nhóm Tam Thế Phật : ADi Đà, Quan Âm Bồ tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao khoảng 7m, với nét mặt hiền hoà đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.

Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân sang Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa, rồng rắn nối nhau leo núi. Những năm gần đây năm nào cũng tổ chức hội thi leo núi thu hút thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia. sắp tới nơi đây sẽ thực hiện dự án cáp treo để đưa du khách lên xuống tham quan chùa được thuận lợi hơn.

Chùa Nuí cùng với những cánh rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1993.

binhthuan.vn
raykid2 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn