View Single Post
Old 15-07-2006, 06:12 PM   #3
Hồ sơ
raykid2
Super Moderator
 
raykid2's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 287
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
raykid2 is an unknown quantity at this point
Default

CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ


Nhà hát Thành phố

Tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi - trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh có kiến trúc cổ kính, uy nghi với 1 tầng trệt, hai tầng lầu, 1800 ghế, không khí thoáng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại. Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa Balê, dân tộc, Ôpêra cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Tại đây có thể tổ chức những buổi mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các hội thảo chuyên đề...



Hội trường Thống Nhất

Mặt chính nằm tại số Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một cửa tại 106 Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM.
Trước kia, trên nền đất này là một tòa biệt thự đó là dinh Nôrôđôm, dinh của toàn quyền Đông Dương Sài Gòn, xây dựng năm 1873.
Năm 1954, tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm đã chọn nơi này làm dinh Tổng thống. Cuối năm 1962, dinh dược xây dựng lại và lấy tên là dinh Độc Lập. Sau giải phóng, dinh Độc lập là nơi làm việc của Ủy ban Quân quản thành phố và sau được đổi tên thành Hội Trường Thống Nhất.
Với khuôn viên rộng, lối kiến trúc hiện đại cùng với tính lịch sử của mình, hội trường Thống Nhất đã đặc biệt hấp dẫn khách tham quan, đặc biệt là hệ thống đường hầm, phòng thông tin liên lạc và phòng tham mưu tác chiến ở dưới tầng hầm.
Hội trường mở cửa từ 7h30 đến 11h30 sáng và 13h đến 17h chiều trừ những ngày hội họp hoặc khánh tiết.



Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố
Được xây dựng vào đầu năm 1900-1908 ngay đầu đường Nguễn Huệ theo đồ án của kiến trúc sư Gardès và được trang trí bởi nhà thầu nghệ thuật Bonnet. Tòa nhà thực sự nổi bật và lộng lẫy nhờ cách trang trí độc đáo của mình.




Nhà thờ Đức Bà

Là nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố, do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng. xây dựng và hoàn tất vào năm 1880. Đây là một công trình đẹp theo kiểu kiến trúc Rôma chính thống. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.
Hàng ngày, nhà thờ có nhiều giờ lễ khác nhau, Đặc biệt, ngày Chủ nhật vào lúc 9giờ 30, có lễ dành cho người nước ngoài.



Chợ Bến Thành

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, chợ Bến Thành đã rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam và khách quốc tế. Năm 1975, chợ Bến Thành được nâng cấp lên từ một ngôi chợ nhỏ trước khi Pháp xâm lược Việt Nam và năm 1985 được sửa chữa lại hoàn toàn, riêng dáng vẻ phía trước và tháp đồng hồ thì vẫn được giữ lại như xưa.
Chợ Bến Thành là một khu trung tâm buôn bán không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam. Hàng hóa trong chợ rất phong phú, dường như có đủ mặt các sản vật trong nước và hàng công nghệ hiện đại trên thế giới.



Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn
Nằm ở số 2 Công Xã Paris, được xây dựng năm 1886 – 1891.Đây là công trình kiến trúc có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á. Mặt tiền có những ô hình chữ nhật, ghi tên những nhà phát minh ra ngành điện và điện tín,. Chiếc đồng hồ lớn trên cửa chính có tuổi thọ bằng tuổi thọ cuả toà nhà.
Ngày nay, xung quanh toà nhà chính còn có nhiều công trình kiến trúc dùng để lắp đặt máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại. Trong tòa nhà chính có 35 quâỳ phục vụ khách hàng với nhiều dịch vụ khác nhau.
Bưu điện mở cửa hàng ngày từ 6 giờ đến 22 giờ.


Chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. HCM.
Chùa được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 theo kiểu chữ “Công”, hai lớp mái chồng diêm mang nét cổ kính theo truyền thống Á đông. Đây là ngôi chùa phật giáo đạo thừa lớn nhất thành phố.



Chùa Giác Lâm

Địa chỉ 118 Lạc Long Quân, Q.Tân Bình, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất thành phố, được xây dựng vào năm 1744. Chùa còn có tên là Cẩm Sơn hoặc Cẩm Điện. phong cảnh nơi này đẹp như tranh với những vườn hoa và những cây cao. Nhiều người đến đây để sáng tác và ngâm thơ. Chùa đã được trùng tu nhiều lần: vào năm 1804 và 1909. Trên cổng có 3 chữ Giác Lâm Tự viết bằng chữ hán. Chùa còn được goị là đình Giác Lâm vì có nhiều am với những người trụ trì thuộc dòng họ Lâm Tế, con cháu của những người truyền và phát triển đạo phật ở Trung Quốc.
Kiến trúc của chuà mang đậm nét văn hóa phương Đông, nghiêm trang, nhẹ nhàng, mỹ thuật. đặc biệt tượng phật Địa tạng của chùa đẹp có tiếng. chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.



Chùa Xá Lợi.

Tọa lạc tại số 89. Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, được xây dựng vào năm 1956 do sự đóng góp của nhân dân 21 tỉnh miền Nam. Hội phật học Việt Nam tổ chức xây cất chùa để thờ Xá Lợi Phật. các chư tăng, ni và phật tử quen gọi là chùa Xá Lợi vì thế khi khánh thành chùa đã được đặt tên là chùa Xá Lợi như tên quen gọi của mọi người. điện thờ ở lầu một được bài trí đơn giản, tôn nghiêm và ở đây có đặt thờ Xá Lợi phật do ngài Narada ở Tích Lan dâng cúng cho phật giáo Việt Nam.
Chùa được chọn đặt trụ sở Giáo hội phật giáo Việt Nam


Ðịa đạo Củ Chi
Thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17 km về phía Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách, liên kết nhau thành một hệ thống chằng chịt, có nơi ăn ở, hội họp, sinh hoạt, chiến đấu. Hệ thống đường hầm bí mật này đã đào từ kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17 km. Sau năm 1960, hệ thống này tiếp tục được củng cố, phát triển thêm tới 250 km, có 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8 - 10m. Củ Chi được gọi là quê hương của “chiến tranh địa đạo”, đã được tặng danh hiệu “đất thép thành đồng.
Hiện nay, khu di tích lịch sử này đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách trong nước và nước ngoài tham quan mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều vị lãnh đạo Đảng, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam và các nước đã đến thăm và ghi cảm tưởng lưu niệm tại đây. Nơi đây đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.



Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược

Nằm trong khu di tích lịch sử Củ Chi, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, đền Bến Dược được khởi công xây dựng ngày 15-9-1993, khánh thành giai đoạn một vào ngày 19-12-1995 gồm có: cổng tham quan, , nhà văn bia, tháp 9 tầng, ngôi điện chính và hoa viên.
Tấm bia đá cao 3m, nặng 3.7 tấn đặt giữa nhà văn bia, khắc bài văn “đời đời ghi nhớ” của nhà văn Viễn Phương.
Trong ngôi điện chính, điện thờ được bài trí tôn nghiêm, chính giữa tôn trí tượng chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba mặt xung quanh là họ tên của các anh hùng liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Tầng dưới đền là nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật, mô hình, sa bàn… với chủ đề: “Củ Chi đất thép thành đồng. Ngày 19-12 hàng năm là ngày lễ hội tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ tại đền Bến Dược.


raykid2 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn