Ðề tài: Học ca vọng cổ!
View Single Post
Old 10-02-2010, 12:58 PM   #56
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,361 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Học ca vọng cổ!

Người đờn tài tử cũng giống như ông đánh trống bên tân nhạc, giữ nhịp cho người ta ca. Sự quan trọng đó là vậy.
Còn chuyện "chơi" nhau để cho rớt nhịp thì nghe cũng nhiều, có lẽ họ nên tự nhìn lại mà xấu hổ. Thực tế, họ rất hả hê khi đánh "rớt" nhau. Lại còn kể với nhau với vẻ tự hào. Điều đó thật đáng buồn.
Có thể thoải mái đấu với nhau khi đó là một cuộc giao lưu đơn thuần, thử tiếng đờn lời ca với nhau. Còn đã ra sân khấu, mục đích cao nhất khi đó là khán giả, người bỏ tiền để nuôi sống họ. Giống như một vài cầu thủ, khi tan trận ngồi với nhau lại kể với vẻ "tự hào", hồi nãy tao chẹn chân, chêm cẳng thằng đó ra sao. Họ không biết là tự bôi tro trét trấu vô đạo đức của mình. Có lẽ, khán giả xem ra quá nhân từ.
Chuyện nhịp nhàng trong tài tử cũng không có gì mà cao siêu đến mức không hiểu được. Nếu chỉ dùng nhịp để đo tài năng thì thật vô nghĩa. Tưởng tượng trong 1 nhịp, tôi chỉ đờn có 2-3 chữ thì rớt vô đâu cho được? Rớt nhịp, đối với người đờn chuyên nghiệp, khi họ đờn nhiều chữ lắt léo, giai điệu tràn ngập trong một trường canh, khi đó mới rớt.
Chuyện Duy Trì "hạ gục" Văn Vĩ với cây ghita phím lõm vẫn còn truyền tụng. Nhưng đó là cái đẹp, đó là một cuộc thể hiện những giai điệu tuyệt vời, trong buổi hòa đờn mang tính chất giao lưu. Đã ngồi chung "băng" thì phải phối hợp với nhau tốt nhất, mới là thành công. Chứ còn kèn cựa nhau thì giống như một nhóm ngựa non háu đá.
Nghệ thuật, trước hết phải có một trái tim trong sáng.
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
Độc Cô Cầu Bại (10-02-2010)