View Single Post
Old 25-09-2009, 03:51 PM   #2
Hồ sơ
Độc Cô Cầu Bại
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Số bài viết: 1,648
Tiền: 25
Thanks: 169
Thanked 551 Times in 334 Posts
Độc Cô Cầu Bại is on a distinguished road
Smile NSND Diệp Lang: Sống nhờ đức cha

* Bám tơ loan. . . ta khóc cho mối tình đầu.
* Đời là sầu …tình là hận. . . (ơ ớ ơ) lận đận với yêu đương...

Câu hát ấy ông hát khi vừa tròn 17 tuổi, phải chăng đó là định mệnh, là lời tiên đoán mà sau này mối tình đầu đã để lại trong tim ông một nỗi đau âm thầm dai dẳng. Sau nhiều năm giằng co, dằn vặt mãi, cho tới năm 1975 ông mới dứt khoát hẳn được mối tình trái ngang, đớn đau, sóng gió ấy. Đi tới đoàn hát nào ông cũng giới thiệu mình để xin vào đoàn. Sau câu hỏi “thằng Hai - Con ông Ba Diệp đó à?" là sự đón nhận đầy thương yêu thông cảm của mọi người, ông nghe lòng ấm lại, nhớ cha vô cùng. Đời cha ông nghèo không có gì để lại cho con, gia tài để lại là lối sống hiền hậu, chân thành, hết lòng vì nghề, nên ai cũng thương mến, kính trọng. ông thừa hướng gia sản quý giá đó. Tới ngày giỗ, nếu diễn ở nơi quen thuộc, ông ra chỗ cha con ông từng ngồi ăn uống với nhau, mua cơm rồi vái cha về ăn, diễn ở điểm mới thì ra tiệm cơm bình dân,...Cứ thế mà mấy mươi năm ông cúng giỗ cha mẹ, ông bà như vậy... Thời ấy các đoàn hát thường được thành lập trong đình, khai trương long trọng ra các rạp hát, đến khi kiệt quệ, tan rã, quay về gởi xác gánh trong đình.

Những ngôi đình Tân An, Tân Kiêng, Hòa Hưng, Phú Thành... là nơi các đoàn cải lương ra đời, mỗi khi đi qua những ngôi đình có kỷ niệm với mình, ông bùi ngùi nhớ lại quãng đời lang bạt. ông có suy nghĩ các nhà nghiên cứu lịch sử cải lương có ai tìm hiểu mối quan hệ giữa các ngôi đình với sự ra đời của các đoàn cải lương không? Tại sao người ta chọn những ngôi đình để lập đoàn hát? Tại sao khi gánh hát rã lại gởi xác gánh lại đình? ở TPHCM có bao nhiêu ngôi đình có liên quan tới sự ra đời của các đoàn hát?

VÌ SAO CÓ NGHỆ DANH DIỆP LANG

Ông qua đoàn Vân Hảo (do Ba Vân và Phùng Há thành lập) xin vào đoàn, biết ông là con trai ông Ba Diệp ai cũng mừng, đã lâu họ không có tin tức của ông Ba Diệp, biết ông mất trong cảnh nghèo khó ở quê nhà, nay thấy con ông đi hát nối nghiệp cha, nên các nghệ sĩ ở đoàn dạy dỗ tận tình.

Vai đầu tiên của ông là vai hề, đóng chung với cô Ba Thanh Loan trong vở Liêm Pha người chiến quốc của soạn giả Lê Khanh, vở thứ hai là Huê dung đạo, đóng chung với hề Vân Trình có ca 4 câu vọng cổ trong hậu trường, có người nói "Đưa cho thằng Hai ca". Khi đoàn diễn ở Tây Ninh, nghe ông ca 4 câu vọng cổ này, soạn giả Nguyễn Huỳnh đi coi hát, biết con ông Ba Diệp ca, ông Nguyễn Huỳnh thương lắm, vì ông Ba Diệp vừa là
bạn, vừa là người đờn kìm trước đây trong đoàn hát của ông. Đi đoàn Vân Hảo được 7, 8 tháng thì đoàn kiệt quệ, sau đêm diễn tại rạp Tân Hiệp, bầu tuyên bố rã đoàn. Buổi chiều trước hôm đoàn Vân Hảo rã ông gặp NS Hoàng Mai trước rạp, ông nói "ông Phước (tên ngoài đời của soạn giả Nguyễn Huỳnh) nhắn mày qua bển, đoàn Hoài Dung – Hoài Mỹ đang diễn tại Long An". Vậy là ông đi xe lửa Mỹ Tho qua Tân An, gặp ông Phước đang ngồi uống trà với soạn giả Điêu Huyền. ông Phước hứa sẽ lăng-xê làm kép, ông hỏi có tên chưa, ông nói chưa biết đặt tên gì, đi hát cứ lấy tên thiệt mà giới thiệu. Suy nghĩ một hồi, ông Phước nói với ông Điêu Huyền tôi đặt tên hát cho nó là Diệp Lang, anh thấy được hôn?" ông Điêu Huyền vui lắm, hai ông giải thích Diệp là tên ba, Lang là con trai (vua Hùng Vương đặt tên con trai là lang, con gái là nương) Diệp Lang là con trai Ba Diệp, ông sung sướng rơi nước mắt, từ đây ba ông luôn ở trên vai ông, hai cha con sẽ cùng hiện hữu trên sân khấu. ông Phước cho ông 350 đồng tiền xe chở rương qua đoàn ở Tân An. Vài ngày sau, ông Phước lăng-xê ông trong vai tuồng mới " đẹp bên đồi" của soạn giả Trần Hà, sửa bản ca là soạn giả Điêu Huyền. Người có công ơn lăng-xê với ông là soạn giả Nguyễn Huỳnh, người có công dạy dỗ nghề nghiệp, dạy cho cách sống ở đời'' sau này thành cha đỡ đầu cho ông là soạn giả Điêu Huyền. Trên 50 năm rồi ông vẫn nhớ. ông ngồi hát cho tôi nghe mấy câu Trường Tương Tư, mà lần đầu tiên ông được hát kép:

* Bám tơ loan. . . ta khóc cho mối tình đầu.
* Đời là sầu …tình là hận. . . (ơ ớ ơ) lận đận với yêu đương...


Câu hát ấy ông hát khi vừa tròn 17 tuổi, phải chăng đó là định mệnh, là lời tiên đoán mà sau này mối tình đầu đã để lại trong tim ông một nỗi đau âm thầm dai dẳng. Sau nhiều năm giằng co, dằn vặt mãi, cho tới năm 1975 ông mới dứt khoát hẳn được mối tình trái ngang, đớn đau, sóng gió ấy. Đến năm 1978, ông mới tìm được bến đỗ thật sự cho cuộc đời gian nan, lân đận, nghèo khó của mình với cuộc hôn nhân chính thức hợp pháp bên
người vợ ngoài nghề, thật sự thương yêu, tôn trọng chồng. Vết thương lòng đã lành lặn, dù còn đó vết sẹo khó phôi phai. ông không dám đổ lỗi cho ai, ông nhận hết về mình, coi đó là số phận bất hạnh, hẩm hiu khắc nghiệt, mà ông phải nếm trải của một kiếp con người. Nói về tình cảm riêng tư, ông chỉ nói ngắn gọn như thế, không muốn giải thích hay nói thêm điều gì Đời ông đã quá đau khổ từ tinh thần đến thể xác, không còn có chỗ để chồng chất thêm đau thương nữa. ông muốn được tạm bình yên cho tới khi xuôi tay về đoàn tụ với tổ tiên...

Một tuần sau khi ra mắt thành công vai diễn đầu tiên ở đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ, đoàn lưu diễn ở tỉnh Sóc Trăng, hát vở "Chiếc nhẫn kim cương" nghệ sĩ Quang Phục nghỉ đoàn, Diệp Lang được đôn lên thế vai. Sau suất diễn đầu tiên, ông bầu Phước thưởng cho 200 đồng, với những lời ngợi khen tin tưởng. Đoàn về rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân của Nhà hát kịch TPHCM) giới thiệu nghệ sĩ mới. Buổi ra mắt thành công, tên tuổi Diệp Lang được các trang báo kịch trường ưu ái. Sự nghiệp đang tên đà xuôi thuận. Hai năm sau đoàn Hoài Dung – Hoài Mỹ giải tán tại đình Rạch Cát, lại trở về con số không, làm lại từ đầu Diệp Lang chở rương về nhà bà má nuôi là bà Bảy Vĩnh Long tá túc, chờ thời... Lúc đó có rất nhiều đoàn cải lương, nghệ sĩ hát được không đến nỗi thất nghiệp lâu. Ngày trước ở phía sau rạp Nguyễn Văn Hảo có ngã tư quốc tế, nơi tụ họp các nghệ sĩ thất nghiệp cần tìm đoàn đi hát, các ông bầu muốn mời đào kép thì về đó.

Mọi thông tin hoạt động của các đoàn trên toàn miền Nam được nơi đây nắm rất rõ. Ngã tư Quốc tế này thành chỗ giao dịch ký hợp đồng, chèo kéo, rủ rê đào kép nào mà đoàn đó vừa ý. Vài ngày sau soạn giả Bạch Diệp từ miền Trung về tìm người hát chánh cho đoàn Hữu Tâm. Diệp Lang được đoàn mời ký contract với số tiền là hăm lăm ngàn đồng (Năm 1960). Một tương lai sáng lạn đang mở ra trước mắt. Hữu Tâm là đoàn hát có tên tuổi, đang có cô đào Thanh Hương tài danh trụ đỡ. Về đó, Điệp lang được hát chánh với nữ NS Kim Nương, một cô đào có tiếng thời ấy. Chính từ sân khấu Hữu Tâm mà Minh Đức và Mai Lan nổi lên, còn có kép Bửu Tài, một kép chánh sáng giá thời ấy...

Trước mặt cậu con trai 1 9 tuổi nghèo khó, đang có một bước ngoặt mới, làm thay đổi số phận. Diệp Lang sung sướng qua sông Cửu Long theo đoàn xuôi Nam. Đoàn chào đón anh kép trẻ triển vọng với bao hy vọng. Đang học tuồng chuẩn bị vào vai chính, Diệp Lang bị trúng gió khi qua sông Cữu Long. Bình thường làn hơi đã không hay, nhờ biết diễn xuất, gương mặt điển trai, nam tính, vóc dáng cao ráo mà đứng được trên sân khấu, nay, sau cơn bệnh, làn hơi ông bị ảnh hưởng trầm trọng. Còn trẻ mà mất hơi chỉ có nước giải nghệ, những ngày tháng đó là bi kịch thảm sầu. Trong đoàn Hữu Tâm có có những nghệ sĩ đàn anh diễn rất giỏi như Trọng Lang, Sáu Nhỏ, các anh rất quí mến thằng em Diệp Lang không may mắn, các anh khuyên nên chuyển qua học hát kép độc Có lẽ Tổ nghiệp khiến vậy, nên Diệp Lang bỏ ra hai năm cần mẫn luyện nghề. Làm kép độc lương ít hơn, bù lại Diệp Lang phát hiện ra chính những diễn viên dàn bao mới có nghề thật sự, đào kép chánh ăn khách nhờ đẹp, nhờ ca hay chớ diễn thì chưa chắn hơn những diễn viên phụ không có giọng ca. Tuy nhiên khi NS Thanh Hương nghỉ đoàn Hữu Tâm, đoàn mất dần khán giả, đời sống của nghệ sĩ khá khó khăn. Đoàn bước vào giai đoạn khủng hoảng, dự báo một tương lai u tối... Diệp Lang không biết đời mình sẽ xuất về đâu Đêm nọ đoàn diễn tại đình An Hòa Chánh Hưng, thấy có hai người quen xem hát là anh Bửu Tứ và chị Sáu. Bỗng dưng 6 giờ sáng hôm sau có người mời ông ra quán cà phê nói là có người nhà ở Sa Đéc cần gặp...

(Còn tiếp)


Theo Đăng Minh - Báo SK
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...

...
Độc Cô Cầu Bại is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn