View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #13
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 594 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

DI TÍCH LỊCH SỬ ''NHÀ VÀ LÒ GẠCH VÕ CÔNG TỒN''</span>

<span style=\'color:purple\'> Di tích tọa lạc tại làng Long Hiệp, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là Bến Lức-Long An). Đây là nơi ghi dấu một số hoạt động của những nhà yêu nước và lãnh đạo Đảng Cộng sản như Nguyễn An Ninh, Tôn Đức Thắng và Nguyễn Thị Minh Khai; là cơ sở tin cậy của Đảng bộ Chợ Lớn, Xứ ủy Nam kỳ và các phong trào yêu nước trước năm 1945; nơi lưu niệm Võ Công Tồn. Bên cạnh những giá trị về lịch sử Nhà Võ Công tồn còn có giá trị về mặt nghệ thuật. Di tích gồm 2 phần:

<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-101/image-upload-19.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

Võ Công Tồn (1891 - 1942)

- Nhà Võ Công Tồn được xây dựng khoảng năm1910, theo kiểu chữ ''công'' (I) ba gian, hai chái với chất liệu bê tông, mái ngói. Năm 1984, do bị xuống cấp, ngôi nhà bị phá bỏ, chỉ tận dụng lại móng, nền, ngói để dựng ngôi nhà mới có diện tích 128m2. Trang trí bên trong nhà mang phong cách chung của các ngôi nhà khá giả cuối thế kỷ XIX với bao lam, hoành phi, câu đối. Nổi bật ở nhà Võ Công Tồn là bao lam với đề tài đa dạng được thể hiện sinh động bởi kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, cẩn ốc xà cừ rất công phu và có giá trị về mặt điêu khắc, chạm gỗ.

Địa thế nhà Võ Công Tồn rất tiện lợi để che mắt địch: cây cối rậm rạp, hàng rào cây xanh, hào sâu bao bọc và chỉ một cổng vào duy nhất là cầu bắt qua hào, đêm đến cầu được rút đi và có những chú chó tinh khôn canh gác. Cảnh quan di tích hiện nay vẫn không thay đổi nhiều. Nhân dân làng Long Hiệp vốn có truyền thống yêu nước, sẳn sàng chở che, đùm bọc cho những người yêu nước và các đảng viên Cộng sản, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng. Võ Công Tồn là một điển hình ấy. Ngôi nhà của ông là cơ sở tin cậy của các phong trào yêu nước:

- Thiên điạ hội, Hội kín Nguyễn An Ninh; nơi bác Tôn Đức Thắng tổ chức lớp học truyền bá tư tưởng cách mạng chống thực dân Pháp năm 1928; nơi sinh ra và lớn lên của nhà yêu nước Võ Công Tồn (1891-1942)- người đã cống hiến nhiều công, của và cả tính mệnh cho Đảng trong thời kỳ Đảng còn non trẻ. Giáo sư Trần Văn Giàu đã ghi nhận: ''Võ Công Tồn cùng với Nguyễn An Ninh là hình ảnh của ''Núi Hai Vì'' hai tấm gương lớn về hoạt động cách mạng ở Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX''(1). HĐNN nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng ông Huân chương kháng chiến hạng ba năm 1986; tên của ông được đặt cho một con đường tại tỉnh lỵ Long An.

- Khu Lò gạch Võ Công Tồn nằm về phía đông nam Nhà Võ Công Tồn, khoảng 1km. Trước kia khu Lò gạch có 3 lò sản xuất gạch ngói với hơn 300 công nhân. Hiện còn lại 1 lò gạch đã vỡ ¾ và một số nền móng sân nhà. Đây là nơi Võ Công Tồn sản xuất và kinh doanh gạch ngói tạo nguồn tài chính cung cấp cho Đảng, cơ sở tin cậy của Đảng bộ Chợ Lớn, Xứ ủy Nam kỳ và các phong trào yêu nước trước năm 1945; là nơi hoạt động của nhà yêu nước và lãnh đạo cách mạng như Nguyễn An Ninh; nơi ra đời của chi Bộ Đảng ấp Lò Gạch năm 1935; nơi Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thị Minh Khai mở lớp học 20 ngày để tuyên truyền vận động cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin cho đông đảo công nhân Lò gạch năm 1936.

''Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn'' đã được UBND tỉnh Long An đăng ký di tích lịch sử tại số 3639/QĐ-UB ngày 18/12/2000 và hiện nay (7-2003) đang trình Bộ VHTT nâng cấp thành di tích cấp quốc gia.

(1) : Trích bài phát biểu của Giáo sư Trần Văn Giàu trong hội thảo kỷ yếu của Võ Công Tồn 1995


(theo báo điện tử Long An)

LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn