View Single Post
Old 13-06-2009, 08:54 AM   #6
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Thương trường Marketing

Starbuck là chuỗi cửa hàng cafe nổi tiếng ở nước ngoài, nhưng tại sao vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam

Bài sao đây sẽ phần nào giải thích câu hỏi đó.

Trích:


Ngừơi tiêu dùng của Việt Nam đã dần quen với hình ảnh của những chuỗi cửa hàng café nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các con phố lớn. Điển hình gần đây là chuỗi cửa hàng Jolly date, illy’s và Gloria Jeans đã bắt đầu xây dựng thêm những cửa hàng mới góp phần đa dạng hoá màu sắc của cuộc chiến tranh giành thị trường không khoan nhượng.






Nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn để biết làm thế nào có được đặc quyền kinh doanh hoặc liên doanh đem lại một số nhãn hiệu nổi tiếng vào Việt Nam. Lấy thí dụ từ Gloria Jeans coffee, từ một số nguồn tin cho thấy rằng giá cả giấy nhượng quyền dao động từ 5000 cho đến 33 000USD và để có một cửa hàng Gloria Jeans thì khoảng 300 000 USD. Cách tiếp cận thị trường mới của Gloria Jeans thoáng hơn một số nhãn hiệu khác sẽ được đề cập sau.

Thị trường càng sôi động thì người tiêu dùng và các nhà kinh doanh khác càng tò mò muốn biết hơn về khả năng xuất hiện của một đại gia khác. “Bao giờ mới thấy Starbuck ở Việt Nam?”. Starbuck đã xuất hiện ở hầu hết các nước láng giềng như Singapore, Trung quốc nhưng dường như vẫn còn rất thờ ơ với Việt Nam. Vậy đâu là các tiêu chí căn bản của Starbuck quyết định mở rộng ở một vùng mới?

Truy nhập vào trang web chính của Starbuck và chọn vùng đầu tư Việt Nam chỉ có một thông báo ngắn gọn với đại ý là Starbuck rất mong muốn được đầu tư nhưng Việt Nam chưa nằm trong danh sách ưu tiên tại thời điểm này. Đồng thời một loạt các tiêu chí căn bản được liệt kê:

-Giá trị văn hoá của doanh nghiệp
-Chiến lược phù hợp thích nghi
-Sở hữu các chuỗi cửa hàng bán lẻ
-Đáp ứng được các tiêu chuẩn về tài chính và nhân sự
-Sự cam kết lâu dài của lãnh đạo
-Kiến thức về địa ốc và khả năng tiếp cận về các vị trí đắc địa
-Doanh nghiệp hàng đầu ở địa phương
-Có thành tích tốt trong việc thành lập doanh nghiệp mới
-Có kinh nghiệm về quản lí nhãn hiệu, ý tưởng
-Cơ sở vật chất tốt
-Kinh nghiệm trong lĩnh vực thức uống và dịch vụ

Chỉ với những tiêu chí như vậy thì không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiêu chuẩn. Hơn nữa Starbuck chỉ chọn 1 trong 3 phương cách kinh doanh: liên doanh (joint ventures), tự kinh doanh(own operations) và cấp phép (licensing). Việc nhượng quyền kinh doanh (franchising) là điều không tưởng. Sự kiểm soát vùng kinh doanh là một đặc quyền mà Starbuck không bao giờ để lọt vào tay người khác. Có lẽ vì những bài học đắt giá về bản quyền bị vi phạm ở Việt Nam đã đến mức báo động.

Xét về hình ảnh và tầm vóc của Starbuck nếu vào Việt Nam thì đó phải là một sự kiện chứ không thể lặng lẽ xuất hiện và lặng lẽ tồn tại. Sự tồn tại của Gloria Jeans, Illys và một số nhãn hiệu địa phương là rào chắn lớn nhất cho Starbuck tại thời điểm hiện tại. Ngoài ra phân tích về các nguồn lực (Porter Five Forces) thì Starbuck cũng gặp phải một số trở ngại.

Đầu tiên là sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ café. Sự khủng hoảng về địa điểm dịch vụ là mấu chốt. tiêu chí quan trọng đầu tiên của starbuck là địa điểm gần sây bay, trung tâm thành phố hiện đã bị các đối thủ nhanh chân hơn tranh giành từ lâu. Việc tiếp cận các địa điểm này thông qua một đối tác Việt Nam đạt chuẩn là quá khó. Hơn nữa tại thị trường Việt Nam , đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp đã dùng màu sắc tiêu biểu và phong cách gần giống với Starbuck để kinh doanh xuất hiện và có bước đầu thành công tốt đẹp. Tuy không vi phạm về bản quyền nhưng điều đó đã làm cho hình ảnh của Starbuck bình thường hoá. Do vậy để Starbuck thành công hơn thì việc xuất hiện của Starbuck phải rầm rộ và tốn kém. Điều này sẽ khó thực hiện được vì đem lại nhiều rủi ro.

Từ đó ta thấy người tiêu dùng lựa chọn một nhãn hiệu khác là hoàn toàn có thể khi mà Starbuck chưa có chiến dịch cạnh tranh về giá hay ưu đãi cũng như là mức độ trung thành về nhãn hiệu ở thị trừơng Việt Nam chưa cao. Tuy nhiên với một thị trường tiêm năng như thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn còn đó những cơ hội bỏ ngỏ.

Với một thị trường tiềm năng như thế thì các nhãn hiệu khác vẫn có cơ hội bước vào nhẹ nhàng hơn so với starbuck vì họ sẽ linh hoạt hơn trong chiến lược cạnh tranh. Không bị áp lực bởi quá nhiều tiêu chí chọn lựa đối tác, chiến lược marketing nhỏ giọt vẫn có thể đem lại hiệu quả mong muốn.

Nói tóm lại việc Starbuck thâm nhập thị trường Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Ai sẽ là đối tác của Starbuck sẽ đem lại một tiếng vang tốt trong và gây được sự chú ý của tín đồ café. Việc các doanh nghiệp trong nước chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị và khẳng định khả năng hợp tác quốc tế sẽ đánh dấu sự trưởng thành hơn cho nền công nghiệp dịch vụ của Việt Nam. Riêng về người tiêu dùng vẫn chờ đợi và đón xem sự xuất hiện của Starbuck có mang lại một làn gió mạnh mẽ hơn cho sự du nhập văn hoá mới hay không.

(Trích từ blog của Voyage)
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn