Ðề tài: Hậu Seagames 23
View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #8
Hồ sơ
toi&m
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 102
Tiền: 25
Thanks: 1
Thanked 34 Times in 13 Posts
toi&m is an unknown quantity at this point
Default

Thế lực đen tại SLNA chi phối VFF như thế nào?

Trong lúc dư luận cả nước đang bức xúc theo dõi diễn biến vụ án bán độ trong môn bóng đá nam tại SEA Games 23 thì có thông tin Văn Quyến và Quốc Vượng - hai "nhân vật chính" của vụ án này chỉ là hai chú "nhãi ranh" và vụ việc xảy ra như một hệ quả tất yếu bởi có một thế lực ngầm điều khiển đứng đằng sau hai cầu thủ này.

Từ một CLB giàu thành tích bậc nhất của bóng đá Việt Nam, Pjico SLNA lại có những cuộc thay đổi "bể dâu" nhiều tai tiếng để rồi chìm ngập trong tiêu cực của nạn cá độ, tranh giành quyền lực, sát phạt lẫn nhau, mua bán tỷ số để đạt mục đích.



Và tất cả đều liên quan đến một ê-kíp cầu thủ chủ chốt của SLNA và tuyển quốc gia. Đứng đầu ê-kíp này không ai khác chính là những cái tên Nguyễn Phi Hùng, Huy Hoàng và đặc biệt là HLV trưởng hiện tại của CLB: cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Hữu Thắng...

Là em kết nghĩa của Thắng "Tài Dậu", Nguyễn Hữu Thắng đã được cấp trên giao nhiệm vụ "chạy" tỷ số

Có người dân xứ Nghệ nào biết rằng đằng sau những trận chiến thắng, những thành tích lẫy lừng của CLB, những bước chạy như vũ bão trên sân của các cầu thủ ngay thời điểm vinh quang nhất ấy đã bị điều khiển bởi những toan tính xấu xa và sự lừa dối đến kinh người.

Chỉ nêu một số trận đấu dẫn đến chức vô địch quốc gia giải bán chuyên nghiệp của CLB này mùa bóng 2000 - 2001 thôi đã đủ để nói lên tất cả. Một trong những người đóng vai trò chủ chốt chính là cựu tuyển thủ quốc gia, HLV hiện tại của Pjico SLNA - Nguyễn Hữu Thắng.

Vào thời điểm đó, ở vòng đấu áp chót, SLNA sẽ đá với đội Công an Hải Phòng (CAHP) tại sân Lạch Tray (Hải Phòng). Để đoạt chức vô địch đầu tiên của mùa bóng bán chuyên nghiệp và cũng là vô địch đầu thế kỷ thì SLNA phải thắng trận đấu quyết định này và cả trận tiếp theo ở vòng đấu cuối cùng.

Trận SLNA gặp CAHP diễn ra vào chiều chủ nhật 20/5/2001. Trước khi trận đấu diễn ra vài ngày, chính ông Nguyễn Hồng Thanh, nguyên Giám đốc điều hành CLB (hiện là HLV của LG Hà Nội ACB) đã chủ trì cuộc họp kín với các nhân vật chủ chốt trong đội bóng và thông báo "chủ trương" của CLB là nếu thắng trận này, cơ hội vô địch lần đầu tiên trong thế kỷ sẽ rất lớn, và rất thuận tiện để ngành TDTT tỉnh nhà đón nhận Huân chương Lao động.

Tại sao diễn ra cuộc họp trên? Vì chính Nguyễn Hữu Thắng (người cùng ê-kíp với ông Thanh lúc đó) đã thông báo với lãnh đạo đội bóng là do có quen biết với một số cầu thủ của CAHP trong đội tuyển quốc gia nên có thể "lo" được việc này (tức SLNA sẽ thắng CAHP).

Vào ngày thứ bảy 19/5/2001, quân của SLNA đã có mặt tại Hải Phòng để chuẩn bị thi đấu. Buổi tập luyện cuối cùng vẫn diễn ra như thường lệ. Bên ngoài sân, HLV của đội lúc đó là ông Nguyễn Thành Vinh (đã bị bắt tạm giam vì liên quan đến vụ hối lộ trọng tài) nói với hai trợ lý là "trận đấu đã có người lo hết rồi đấy chú ạ".

Hữu Thắng đề xuất với lãnh đạo đội là có quen biết một số cầu thủ CSHP, "nếu bồi dưỡng một tí thì ta sẽ thuận lợi hơn. Vì thực lực ta chưa chắc đã thắng CAHP". Và cáig ía để "lo" trong phi vụ này là 55 triệu đồng. Nguyễn Hữu Thắng được giao nhiệm vụ cầm tiền của CLB đưa cho cầu thủ tên là Dũng của CAHP. Việc đưa tiền đã thực hiện xong vào tối thứ bảy 19/5/2001.

Ngày chủ nhật, trận đấu diễn ra đúng như "kịch bản" mà họ đã toan tính. Phút thứ chín, CAHP dẫn trước SLNA gỡ hòa 1-1. Cầu thủ hai đội bắt đầu "diễn trò" đá nhăng đá cuội trước mặt hàng ngàn khán giả. Đến những phút cuối cùng của trận đấu thì "bất ngờ" mới xảy ra. Phút 86, một cầu thủ ngoại quốc của SLNA đã ghi bàn thắng "ấn định" tỷ số 2-1 nghiêng về SLNA. Với "chiến thắng quyết định" này, điểm số của SLNA chỉ còn thua Sông Đà Nam Định (SĐNĐ) đúng một điểm. Nếu vòng đấu cuối cùng mùa giải, SLNA lại thắng và SĐNĐ thua thì SLNA vô địch.

Trước khi vòng đấu cuối cùng diễn ra (ngày 28/5/2001), Nguyễn Hữu Thắng một lần nữa thực hiện "nhiệm vụ cao cả" và đã "hoàn thành xuất sắc" nhiệm vụ bẩn thỉu. Vòng đấu này SLNA sẽ gặp Công an TP.HCM (CATP) tại sân Vinh, còn SĐNĐ gặp Cảng Sài Gòn tại TP.HCM. Điều khủng khiếp là sau khi đã thắng được đội CAHP, chi bộ của đội bóng đã họp "khẩn cấp" để bàn kế hoạch hẳn hoi.

Đó là thông báo việc Hữu Thắng có quen biết với các tuyển thủ quốc gia của đội Cảng Sài Gòn nên sẽ "dàn xếp" được trận đấu diễn ra với SĐNĐ của CLB này. Chi phí để "lo" được bàn bạc và dự kiến ban đầu khoảng 100 triệu đồng. Thực hiện phi vụ này, CLB đã cử cựu cầu thủ Bùi Đình Đại lái chiếc xe Ford BC 37A-0899 (xe của CLB này hiện vẫn đang dùng) chở Nguyễn Hữu Thắng ra Hà Nội, từ đó Thắng đáp máy bay đi TP.HCM để "lo công việc" trên.

Ngày 27/5/2001, "ngày đáng nhớ" của nền bóng đá Việt Nam đã diễn ra đúng như "kịch bản". Cảng Sài Gòn lúc đó đã bị rệu rã lại đè bẹp SĐNĐ với thực lực mạnh mẽ đang dẫn đầu giải đấu bằng tỷ số 5-0. Cùng giờ với trận đấu trên, SLNA và CATP cũng đang "diễn trò" tại sân Vinh với cuộc rượt đuổi tỷ số tưởng chừng như... nghẹt thở.

Hiệp một, CATP "gây bất ngờ" khi vượt lên dẫn trước SLNA tỷ số 2-1 tại chảo lửa thành Vinh, nơi "bất khả chiến bại" của đội SLNA. Sang hiệp hai, cho đến phút 56 của trận đấu, SLNA lại vượt lên dẫn trước với tỷ số 4-2. Đến phút 70, khi biết tỷ số giữa trận Cảng Sài Gòn với SĐNĐ đã "quá an toàn" cho SLNA thì một cầu thủ của CATP ghi "thêm" được một bàn nữa cho CATP. Kết quả chung cuộc, SLNA thắng CATP 4-3.



Mùa giải đó SLNA vô địch. Để có kết quả thuận lợi cho cả hai trận đấu này, đối với trận đấu với CATP tại Vinh, trước khi lên đường đi TP.HCM, Hữu Thắng được CLB giao nhiệm vụ và Thắng giao lại "nhiệmvụ" trên cho cầu thủ Ngô Quang Trường. Trường đã cầm 65 triệu đồng của CLB giao cho "đối thủ".
Tối hôm đó, người ta thấy một cuộc liên hoan tưng bừng mừng chiến thắng của cầu thủ SLNA, cũng như "mừng thất bại" của cầu thủ CATP tại Vinh. Tổng số chi phí cho trận liên hoan tập thể của đội CATP hết 15 triệu đồng. Vài ngày sau, trong một lần dự giải đấu khác tại Hà Nội, một lãnh đạo đội bóng của CATP đã cầm gói giấy báo bọc 50 triệu đồng trả lại cho ông Nguyễn Hồng Thanh và Nguyễn Xuân Vinh (thủ quỹ của CLB SLNA). Ông này nói với ông Thanh và ông Vinh: "Các anh làm thế không được đâu. Cho các cháu (tức cầu thủ) liên hoan thế được rồi. Xin gửi các anh phần còn lại!". Ông Thanh và ông Vinh đã nhận lại số tiền trên.

Trong lúc đó, về trận đấu giữa Cảng Sài Gòn và SĐNĐ, Nguyễn Hữu Thắng báo cáo với lãnh đạo đội bóng có sự tham dự của lãnh đạo Sở TDTT tỉnh Nghệ An, là chi phí cho cuộc dàn xếp trên hết 320 triệu, trong đó Thắng cho biết chi phí đi lại và ăn nhậu hết 20 triệu đồng. Sau khi nghe con số "chi phí" quá cao mà Hữu Thắng báo cáo, các thành viên trong cuộc họp đã phản ứng gay gắt. Chỉ trừ hai nhân vật cùng ê-kíp với Thắng là Nguyễn Hồng Thanh và Nguyễn Xuân Vinh (còn gọi là Vinh Bá, vì bố Vinh tên Bá) là im lặng.

Một vị lãnh đạo Sở TDTT tỉnh thì phàn nàn hơi nhiều, ông Nguyễn Thành Vinh thì phản đối kịch liệt và gay gắt. Ông đề nghị phải làm rõ chuyện này. Cuối cùng, theo đề nghị của nhiều thành viên, lãnh đạo quyết định lật tẩy Nguyễn Hữu Thắng và những người cùng phe thì mới biết số tiền thật sự mà Thắng đã dàn xếp chỉ hết 150 triệu đồng. Có người đã chửi ầm ĩ trong cuộc họp khi biết lãnh đạo đội bóng đã dùng "kịch bản" trên để dàn xếp trận đấu là trò bẩn thỉu. Những người "nâng" giá bồi dưỡng trở nên bẽ mặt và nội bộ SLNA bắt đầu mâu thuẫn từ đây.

Quay lại sự kiện "vô địch" của SLNA. Số tiền thưởng cho chức vô địch năm đó là một tỉ đồng. Trong lúc đó, theo báo cáo của Giám đốc Nguyễn Hồng Thanh và thủ quỹ Nguyễn Xuân Vinh, "chi phí" cho các trận đấu vừa qua, liên hoan, tặng quà các quan chức ĐLBĐ, phong bì cho khách khứa (có mặt ông Lê Thế Thọ, Ngô Tử Hà, Từ Minh Đăng...) hết gần 600 triệu đồng. Chi phí này sau đó được "khấu hao" và hợp thức hóa bằng cách khi chia tiền thưởng, các thành viên ký vào danh sách nhận thưởng nhiều nhưng thực chất chỉ nhận rất ít.

Ngày SLNA vô địch mùa giải 2000 - 2001 có thể gọi là "ngày đáng nhớ" của bóng đá Việt Nam, bởi nó đã xảy ra một sự kiện vô cùng hy hữu mà giới chuyên môn, giới báo chí và người hâm mộ phải chứng kiến và khó quên. Trong lúc vòng cuối cùng mùa giải diễn ra, SLNA đang thua SĐNĐ một điểm, không hiểu vì lý do gì khi tiếng còi trọng tài điều khiển hai trận đấu tại Vinh và TP.HCM kết thúc thì chức vô địch đương nhiên thuộc về SLNA. Và ngay lúc đó, lễ trao giải được LĐBĐ VN tổ chức ngay trên sân Vinh (truyền hình trực tiếp trên cả nước) mà người ta lại thấy ngay chiếc cúp vô địch được khiêng từ khán đài A của sân vận động Vinh xuống sân cỏ ngay lập tức (?!).

Vậy thì phải chăng LĐ đã biết chắc 100% SLNA sẽ vô địch mùa bóng trước khi trái bóng của vòng đấu cuối lăn? Báo chí cả nước không khó nhận ra tình huống buồn cười này và chất vấn quan chức LĐ, thì có người trả lời là LĐ chuẩn bị hai chiếc cúp giống nhau để sẵn trên hai sân vận động Vinh và Thống Nhất. Phóng viên truyền hình lúc đó đã lia máy truy tìm chiếc cúp trên SVĐ Thống Nhất thì không hề có. Kể cả trong phòng làm việc của các quan chức tại SVĐ cũng không hề có chiếc cúp nào. Vụ việc sau đó được "ém" đi mà không ai phải chịu trách nhiệm.

Vinh quang thuộc về đội bóng thành Vinh. Sau trận đấu này, nhiều cầu thủ, lãnh đạo đội bóng SLNA giàu lên nhanh chóng, có người mua đất, sắm nhà cho các cầu thủ đàn em. Dư luận đặt nghi vấn, đây không chỉ là trận đấu để mang chức vô địch về cho Nghệ An mà giới cá độ và những người trong cuộc đã bắt tay nhau "cất vố lớn", thu lợi hàng tỉ đồng.

Có một chuyện khôi hài kèm theo ngày SLNA vô địch: một cán bộ thuộc LĐBĐ VN quản lý đã được CLB SLNA tổ chức đám cưới vợ bé cho ông ta ngay tại Vinh. Bà này hiện vẫn đang sống với cuộc tình hy hữu đó.

(Theo Công An TPHCM)

Một thông tin phóng viên Báo CA TP.HCM thu thập được là trong những ngày đầu khi Văn Quyến và Quốc Vượng bị triệu tập ra Hà Nội thì chính HLV Nguyễn Hữu Thắng là người đưa Văn Quyến đi trên chiếc xe biển số 37A-0899. Thắng đã cùng ở lại với Văn Quyến tại Hà Nội trong 3 ngày đầu. Khi chiếc xe đưa Văn Quyến vào gần đến trụ sở Cục CS điều tra tội phạm về trật tự xã hội, trong xe lúc nào cũng có một người đội mũ che kín mặt ngồi băng thế sau với Quyến. Đó chính là Hữu Thắng.

Khi đến cửa trụ sở công an, thấy phóng viên tập trung đông quá, Thắng yêu cầu lái xe lùi lại, sau đó cho Văn Quyến đi taxi vào trụ sở công an, còn Thắng rút lui. Đến khi Quyến bị cơ quan điều tra yêu cầu ở lại hợp tác điều tra thì Hữu Thắng mới quay về Nghệ An. Có thông tin cho rằng, ý đồ ban đầu là Thắng muốn ra thăm dò hòng "chạy chọt" cho Quyến nhưng đã phải thất vọng quay về.
toi&m is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn