View Single Post
Old 06-10-2008, 11:35 AM   #27
Hồ sơ
MarsNIIT
1/2 bán cầu bắc cô đơn
 
MarsNIIT's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Số bài viết: 1,334
Tiền: 25
Thanks: 151
Thanked 659 Times in 380 Posts
MarsNIIT is on a distinguished road
Default Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân

Trích:
Nguyên văn bởi Green Lotus View Post
Lâu quá không vào trang nhà LQD. Nhân lúc vừa xong hết reports. Định bụng đi uống cafe thì chợt nghĩ lại, cũng sắp đến mùa tuyển sinh DH, thôi bèn lên mạng nói chuyện giáo dục và đào tạo ( 2 mảng) chia xẻ cùng các bạn.

- Hồi SV, bạn bè có giới thiệu cho 1 cô SV sư phạm Văn ở CĐSP LA. Sau khi về quê đi chơi mấy lần, cổ cũng có vẻ thích mình lắm, nên khi mình vào lại SG để học, hàng tuần đều nhận được thư của cô ấy. Đầu tiên thì thấy cũng khoái nên trả lời lại, về sau thấy sai chính tả nhiều quá nên đành thôi. Câu cú luộm thuộm, diễn tả không nên lời, sai ngữ pháp lẫn từ ngữ trong tiếng Việt nghiêm trọng, vậy mà trong thư lúc nào cũng " anh ơi, cái học kỳ vừa rồi em đứng nhứt lớp ". Nghe đâu sau này cô lấy được chồng giàu có nên xinh đẹp vô ngần, năm nào cũng đoạt viên phấn vàng ...( mảng giáo dục)

- Lên đại học, một trường danh giá mà học sinh cũng phải giải được mấy bài hàm số bậc 3 mới đỗ được, giảng viên lại càng đáng yêu hơn. Choáng ngợp trước các học hàm và học vị của họ ( lúc ấu nhi mình vẫn tưởng học hàm là đọc thuộc nhiều bị trẹo quai hàm ). Do yếu tố lịch sử khách quan, phần lớn được đào tạo ở Lômônôxốp, Ki Ép, Buđarétpet, ...các chuyên ngành như vật tư, công nông ngư nghiệp. Về nước, với tấm bằng phó tiến sĩ, bỗng dưng ngủ 1 đêm thức dậy trở thành tiến sĩ . Mấy ông tiến sĩ không chịu được, sáng mai vội vã cho gia nô đi in lại name card mới tên gọi " tiến sĩ khoa học", không lẽ lại đồng sàng..Và đất nước mở cửa, họ nô nức ôm từ điển dịch sách tiếng Anh ra thành giáo trình để dạy, dịch ngây ngô không sát nghĩa khiến sinh viên không hiểu bị mắng ngay " các em phải tự học". Các thầy cô trở thành phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp. Các luận văn cử nhân là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, lò xò bìa mạ vàng đẹp mắt. Ra trường, thất nghiệp cả lũ vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép, ăn không nên đọi nói không nên lời, không sáng tạo nổi 1 cái thư xin việc. Mình may mắn tìm được việc làm ngay vì có óc sáng tạo hơn chúng nó ( bật mí là copy 1 cái thư xin việc trên mạng, sửa lại 1 tý và sáng tạo chèn 1 bông hồng ngay vào chỗ To whom it may concern - do mới học kỹ năng insert trong winword) ( mảng đào tạo)

- Đua đòi cao học và nghiên cứu sinh, 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì bèn đi học, 1/3 là sự o ép của gia đình và óc bon chen, còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó. Lớp chia 2 phe ( kiểu phe áo dài/kẹp tóc và phe mày râu trong báo Mực tím hầu xưa). Để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ai có X dùng X, ai có Y dùng Y.., ai không có XY thì dùng Z..... Rồi tất cả đều vinh quy, với các luận án, đề tài khoa học " có thể ứng dụng thực tế" trong thư viện. Hôm gặp 1 chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện và là hung thần của nhiều sinh viên, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài của chị là " Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005". Tôi hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong đống tri thức sách vở kia, KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm....Kết luận: các buổi bảo vệ luận án đều mang dấu ấn SV 96.

Thôi sắp hết giờ rồi, chuẩn bị đi về. Phải chen lấn với hàng vạn tú tài cử nhân thạc sĩ tiến sĩ trên con đường chật hẹp của Sài thành thôi,,,

bây giờ đọc lại thấy những gì Green Lotus viết rất đúng với thực trạng của nền Giáo Dục Việt Nam, một người bạn nói với M như sau : ở nước ngoài chức danh Giáo Sư được giữ vững khi họ liên tục có những đề tài, báo cáo, khoa học mới ..chứ không phải như VN cứ chức danh Giáo Sư mãi hoài mà không có 1 công trình nghiên cứu nào nữa.

Rất ít trường hợp tự nghiên cứu mày mò cả Sinh Viên và thầy giáo trên Giảng Đường đại học, thầy thì chạy xô dạy, trò thì chạy xô học, ai cũng lo toan cuộc sống nên chất lượng Giáo Dục rất thấp. Đó cũng là lý do vì sao những vị nghiên cứu sinh hay chuyên viên người Việt ở nước ngoài vẫn không dám về VN phục vụ và làm việc.

Bài toán Giáo Dục Việt Nam cần phải thay đỗi từ cội rễ mong ra mới phát triển được.
__________________
đụng là chém
MarsNIIT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến MarsNIIT vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (21-11-2014)