View Single Post
Old 18-08-2008, 12:27 PM   #17
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,358 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Hành trình bình rượu cần từ phương Bắc

Thật cảm ơn tấm lòng của H2S.
Bài viết tiếp dưới đây là của H2S, nhưng do "ngại ngùng" hay sao mà chẳng chịu đăng lên.
@ H2S: văn chương em lả lướt thế mà cứ khiêm nhường hoài!
---

Văn hóa rượu cần Mường Bi – Hòa Bình

Nguồn gốc của rượu cần đến bây giờ vẫn luôn là điều bí ẩn với ngay cả những người dân tộc Mường –những người được nhận định rằng có quan hệ rất gẩn gũi với người Kinh. Điều để tôi suy nghĩ nhiều nhất là dân tộc Mường không hề có chữ viết riêng, chính vì thế nền văn hóa của họ từ thuở sơ khai cho đến tận ngày nay đều được lưu truyền miệng bằng những câu truyện kể từ thế hệ trước cho thế hệ sau nên nó bị mai một khá nhiều. Đã có nhiều người thực hiện những cuộc nghiên cứu về nguồn gốc của rượu càn thông qua những câu truyện truyền miệng nhưng tất cả đều chỉ dừng lại ở những giả thiết. Chú Ểu dự đoán rằng rượu cần có từ thời văn minh lúa nước dựa vào những nguyên liệu dùng để làm rượu cần. Tôi nghĩ đây chưa hẳn là một suy luận chính xác nhưng cũng không thể tìm ra được một giả thiết nào khả quan hơn. Khi nói chuyện với chú Ểu tôi chợt nghĩ đến hình ảnh bình rượu cần bước ra từ những huyền thoại để hiện hữu trong cuộc sống của người Mường ngày nay, để những người con luôn nhớ đến thuở hoang khai của tổ tiên mình mỗi khi ngồi bên cạnh ché rượu cần.
Vì thời gian không có nhiều để tôi có thể tìm hiểu được sâu sắc hơn nhưng tôi hy vọng những điều tôi chia sẻ dưới đây có thể giúp các bạn cảm nhận đôi chút về một nét văn hóa của người Mường này
1/Làm rượu cần
Quy trình làm rượu cần được chia ra làm 2 giai đoạn chính đó là: quy trình làm men và quy trình làm rượu.
Men của rượu cần: Giai đoạn này đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu từ người làm rượu. Người ta phải đi lên rừng đào rễ và hái khoảng từ 80 đến 100 lại cây khác nhau. Trong đó vỏ cây mun là bắt buộc. Ngoài ra còn có thêm vỏ quế, thảo quả, là ớt, lá nhót rừng… còn rất nhiều loại lá cây nữa mà chú Ểu không biết dịch ra tiếng Kinh là gì mà chú nói bằng tiếng Mường thì tôi cũng không biết phải viết như thế nào. Từ những vỏ cây, rế cây, lá cây này người ta sẽ đem đi băm và giã sao cho nó thật tơi và mịn rồi đem tất cả đi phơi nắng, sau đó thì rây thành bột. Như vậy là ta được bột cây men.
Bên cạnh bột cây men thì men rượu cần còn có thêm một thành phần nữa là bột gạo nếp. Ngoài ta cũng đem lại nếp nương đem đi giã thật mịn rồi rây thành bột. Sau đó đem pha với nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và nặn thành viên với kích cỡ to nhỏ tùy ý (Có thể to bằng quả trứng gà mà cũng có thể nhỏ bằng ngón tay cái). Bột cây men mà người ta làm ở giai đoạn trước sẽ được đem ra làm nhân của những viên bột gạo nếp này.
Tiếp theo là đem ủ chúng bằng rơm và trấu để men lên mốc cao khoảng ½ ngón tay (Thời gian dài hay ngắn thì tuy thuộc vào thời tiết. Nếu trời rét thì để 5 hôm, nếu trời nắng thì để khoảng 2 – 3 ngày). Khi đó, người ta sẽ bỏ chấu ra và cho men ra sàn để khô. Đến đây thì ta đã kết thúc quy tình làm men.
Quy trình làm rượu:
Nguyên liệu: gạo nếp và trấu của gao nếp. Rượu cần sẽ ngon nhất khi được làm từ gạo nếp cẩm. Loại gạo này sẽ cho bình rượu cần ngon, ngọt và thơm đậm đà
Tùy vò to và nhỏ người ta làm khoảng 2kg – 3kg
Gạo đem ngâm trong khoảng 4 tiếng
Trấu đem rửa sạch rồi đô ra nia thật to. Gạo sau khi ngâm cũng để cho thật ráo nước rồi đem đổ vào nia. Người ta trộn đều cả gạo và trấu rồi cho vào chõ đồ chin. Sau đó người ta đem đổ ra nia to và tãi ra để nguội.
Tiếp theo là người ta lấy men rượu đã làm ở trên đánh tơi ra và trộn với gạo vừa để nguội. Quá trình này gọi là vật rượu. Sau đó đem bỏ vào bao tải ủ cho lên men (hay còn gọi là cho lên mốc). Khi ngửi thấy mùi rượu bay ra thì bỏ bao tải ra và để nguội, rồi cho vào vò (bình), nèn xuống thật chặt vì càng chặt càng ngon, sau đó người ta dùng 2 đến 3 tầng là chuối bịt lại. Sau đó bịt kín miệng bình và để vào nơi cất giữ khoảng một tháng là đem ra dùng được.
Rượu cần càng để lâu càng ngon. Nếu rượu được làm bằng men lá rừng thì có thể để được đến 2 năm – 3 năm. Khi đó nước rượu vàng và sánh như mật ong, hương rượu tỏa thơm ngào ngạt.

2. Uống rượu cần
Văn hóa rượu cần là văn hóa giao lưu. Uống rượu cần thật là một hoạt dộng sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng rõ nét. Do vậy uống rượu cần người ta cũng không uống riêng lẻ bao giờ mà thường dùng rượu cần vào những lúc sưm họp quây quần. Trước đây ở trong bản, nhà nào mở rượu cần, chủ nhà thường cho con cái đi mời hết các gia đình trong bản; nhà nào có vai vế hoặc chức sắc thì thường đánh trống, gõ mõ để gọi cả bản cùng đến uống rượu cần. Không có ai uống rượu cần một mình và cũng không có nhà nào tự uống rượu cần, ít nhất thì cũng phải có anh, em, chú bác, hoặc các nhà xung quanh hoặc khách phương xa tới thăm; vào các dịp hiếu hỉ, cướu xin hay vào nhà mới. Vò rượu cần sẽ được đặt giữa nhà, tháo bỏ lớp vỏ bọc ngoài rồi đổ nước lã múc ở nơi nước sạch chảy trong lòng núi đá ra (Trong trường hợp không có được nước suối người ta thay thế bằng nước sôi để nguội hoặc nước khoáng) đổ gần lên miệng bình rồi đợi khoảng 15 – 20 phút cho thật ngấm rồi mới cắm cần rượu vào số lượng cần có thể là 6 hoặc 12 cái tùy thuộc vào số lượng người ngồi uống. Khi đã uống gần hết nước trong bình rượu cần người ta lại tiếp tục đổ nước vào gần miệng bình và đợi cho đến khi nước thật ngấm men rượu thì tiếp tục uống nữa.
Cuộc uống rượu cần nào cũng cần phải có người chủ trì, người dân tộc Mường thừong gọi họ là Trí Trám. Trí Trám này sẽ là người mời rượu bằng những lời lẽ hoặc là tình cảm, trân trọng kết hợp với động tác trịnh trọng, ý nhị hoặc là lời mời đơn giản và có những bài bản. Ví dụ:
“Láu càm xà pá túng mời dơ dấc
Khái pài túng, khói son mời nưa.
Mời một tếch – khát một khói nhăng mời
Mời sam tềnh – khát sam khói nhăng mời…”
Đồng thời, Trí Tráu còn ra những điều kiện quy định cụ thể trước khi vào cuộc rượu, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo luật mà Trí Trám đề ra lúc đầu. Ví dụ trong đám cưới xin: người ta chia ra thành các đội và mỗi đội khoảng từ 5 người đến 7 người. và Trí Trám qui định cách uống thống nhất là 1 – 2 gáo (hay còn gọi là chuộc). Gáo được làm bằng vỏ quả dừa hoặc bằng ống bương có xuyên lỗ trên đó để đổ nước vào làm môc thời gian. Trước mỗi lần uống của một đội, Trí Trám sẽ múc nước vào gáo và khi nước không còn lọt xuống lỗ nữa mà đội này uống chưa xong thì sẽ bị phạt uống nhiều hơn. Người Mường có một câu truyền miệng như sau “ Thua một con bằng ton một khuầng”
Cũng có câu rằng : “Phép quân không bằng một tuần rượu”. Ý muốn nói rằng khi đã ngồi quanh bình rượu cần thì lang cũng như dân, đồng bào không phân biệt giai cấp, địa vị chức sắc trong xã hội, mà chỉ phân biệt tuổi tác mà thôi.. Khi chum rượu cần được mở ra thì người ta sẽ mời ông bà và tổ tiên trước, rồi đến lượt người già, con cháu là người uống sau cùng. Trong trường hợp này, nếu người có chức sắc, địa vị trong bản mà kém tuổi hơn thì cũng phải đợi đến tuần của mình mới được uống và người này, nếu chơi trò chơi mà thua thì cũng phải chịu uống rượu phạt, cũng phải van xin bằng hình thức hát ví, cũng phải đợi đến lượt mình thì mới được uống…; Còn người dân, đù là dân đen thì khi có tuổi họ vẫn được mời uống trước.
Những thời khắc như vậy thường kéo dài cho đến khi nhạt bình rượu mới tàn cuộc vui.
Rượu cần không chỉ là một đồ uống mà còn là một biểu tượng văn hóa. Người uống rượu cần không chỉ cảm nhận hương vị ngọt, chua, thơm, cay của cây rừng lá núi trên bản Mường mà còn cảm nhận được nét văn hóa trong từng giọt rượu, đó là tình cảm anh em, xóm giềng đoàn kết và gắn bó.
@ H2S

Công phu là thế thì bảo sao hôm qua anh Nobi vừa uống vừa khen đáo để. he he PP cũng vậy, SG xanh uống lạt quá, tranh thủ chơi 4 hơi thật...dài, tính ra chắc cũng tròm trèm một lít!
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
hanoi-hue-saigon (18-08-2008)