View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #6
Hồ sơ
Vinh Loc 90A
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Số bài viết: 5,209
Tiền: 10500
Thanks: 1,044
Thanked 4,886 Times in 1,420 Posts
Vinh Loc 90A is an unknown quantity at this point
Default

(tt...)

Không ký HĐLĐ là không có quan hệ lao động?


Khi thiết lập một quan hệ LĐ, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tiến hành ký kết HĐLĐ, HĐLĐ là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời cũng là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng NSDLĐ có sử dụng LĐ mà không ký HĐLĐ với NLĐ đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến. Khi NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thường phát sinh tranh chấp. Do pháp luật LĐ không có quy định cụ thể, rõ ràng, nên việc giải quyết các tranh chấp này có nhiều quan điểm khác nhau, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của NLĐ.

Trước đây, quan điểm trong việc xét xử các vụ án lao động có liên quan đến việc NSDLĐ không ký HĐLĐ với NLĐ cho rằng: Việc không ký HĐLĐ giữa các bên tham gia quan hệ LĐ là không có HĐLĐ, các bên có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ bất cứ lúc nào. Quan điểm này không phù hợp với quy định của pháp luật LĐ, toà LĐ dường như không đứng về phía NLĐ, không bảo vệ quyền lợi của NLĐ mà còn khuyến khích NSDLĐ không ký HĐLĐ với NLĐ.

Năm 2004, trong báo cáo tổng kết công tác xét xử ngành toà án, quan điểm trong việc xét xử các vụ án LĐ kiểu này đã có sự điều chỉnh. Toà án xác định các bên có quan hệ lao động, có HĐLĐ, nhưng HĐLĐ không đúng về hình thức. Khi hết hạn thử việc, nếu các bên vẫn tiếp tục có quan hệ LĐ, nhưng chưa ký HĐLĐ thì việc xác định loại HĐLĐ căn cứ vào thời hạn công việc NLĐ đang đảm nhiệm. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ căn cứ vào loại HĐLĐ để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quan điểm mới của ngành toà án đã phù hợp với quy định của pháp luật lao động, đã bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Tuy nhiên, đó không phải là một quy phạm pháp luật, nên trong thực tiễn, việc áp dụng còn có nhiều điểm khác nhau dẫn đến quyền lợi và lợi ích của NLĐ không được đảm bảo. Điển hình là vụ tranh chấp lao động giữa ông Đặng Hoàng Khương với Chi nhánh Cty TNHH Liên Hoa, TAND quận 3, TAND TPHCM và cả TAND Tối cao vẫn giữ quan điểm việc Cty Liên Hoa ra quyết định cho ông Khương thôi việc là không trái pháp luật, việc Cty Liên Hoa không ký HĐLĐ với ông Khương bằng văn bản là trái với pháp luật LĐ, bị coi là vô hiệu, do đó không có cơ sở để chấp nhận khiếu nại của ông Khương.

Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung NĐ 44/2002 của Chính phủ và Thông tư số 21/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ, đưa quan điểm này thành một quy phạm pháp luật, dễ dàng cho việc áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế, bảo vệ quyền lợi của NLĐ, ổn định và lành mạnh quan hệ lao động.

(Theo: Trần Thị Thuý Hằng (Ban Pháp luật TLĐ)
<a href=\'http://www.laodong.com.vn/new/congdoan/index.html)\' target=\'_blank\'>http://www.laodong.com.vn/new/congdoan/index.html)</a>
__________________
Tâm thượng quang Khuê tảo
Vinh Loc 90A is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Vinh Loc 90A vì bạn đã đăng bài:
psydayDrype (20-09-2015), Randallfemn (13-08-2014)