View Single Post
Old 12-03-2008, 10:51 AM   #8
Hồ sơ
nhk
Đóng cửa - Thiền định.
 
Tham gia ngày: May 2005
Số bài viết: 872
Tiền: 25
Thanks: 234
Thanked 858 Times in 267 Posts
nhk đã tắt điểm góp phần
Default Ðề: Chuyện không của riêng ai

Trở lại câu chuyện 1 và 2 và đề tài Vô cảm trong xã hội.

Tóm tắt lại.

DeMen ghi nhận: " Hôm kia đứa em nhờ gợi ý làm bài tập làm văn nghị luận về đề tài bệnh vô cảm trong xã hội, mình có nói một ý: người ta vô cảm là vì xã hội này phức tạp quá, làm cho người ta mất lòng tin, luôn mang tâm lý đề phòng. Hôm nay nhận ra thêm một ý nữa: vì cuộc sống bận rộn xô bồ làm người ta đánh mất thói quen để ý đến những người xung quanh."

Còn SB thì nhận xét " "Vô cảm" là mặt trái của xã hội phát triển, chẳng ai biết đến ai. Xem mấy cái clip bên Nhật thấy con gái bị chọc phá ngoài đường giữa ban ngày ban mặt, đông người qua lại mà chẳng ai có phản ứng gì. Pó tay"

Anh không đồng ý lắm sự "Vô cảm" là mặt trái của xã hội phát triển. Vì anh thấy chính xã hội phát triển đã giúp con người lột bỏ nhiều sự "Vô cảm" và "Bất công": sự sụp đổ của chế độ phong kiến, thực dân khiến cái nhân bản và quyền con người được nâng cao. Xã hội phát triển cũng đã phá tan sự "Vô cảm": chế độ Nô Lệ bị xóa. Con người dù màu da và nguồn gốc thế nào, không phân biệt giới tính đều được đối xử công bằng là điều ghi trong Công Ước Quốc Tế.

Anh đồng cảm nhận với cách nhìn nhận của DeMen. Như vậy nguyên nhân gốc bắt đầu từ đầu? Càng ngày trong xã hội, càng nhiều người đánh động và rung hồi chuông về sự Vô cảm. Như vậy, tác hại của sự Vô Cảm, khi có một hay vài thế hệ bị ảnh hưởng của Vô cảm, lên sự phát triển kinh tế xã hội? Tương quan giữa đạo đức và kinh tế?.....

thay đổi nội dung bởi: nhk, 12-03-2008 lúc 10:58 AM. Lý do: đơn giản...
nhk is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn