Ðề tài: Chăm sóc bé
View Single Post
Old 10-03-2008, 10:02 PM   #4
Hồ sơ
PINKY
Senior Member
 
PINKY's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2007
Cư ngụ: 01C
Số bài viết: 107
Tiền: 25
Thanks: 11
Thanked 34 Times in 25 Posts
PINKY is on a distinguished road
Default Ðề: Chăm sóc bé

Vaccine IPV phòng bệnh bại liệt:
Vaccine phòng bại liệt (IPV- Inactivated Polio Virus) có chức năng phòng bại liệt do Virus Polio gây ra tình trạng yếu liệt cơ ở một hoặc hai chân, tay. Virus này cũng gây ra yếu liệt các cơ hô hấp & cơ nuốt dẫn đến tử vong. Hiệu quả phòng bệnh hiệu quả đến 90%.
Vaccine này cần được tiêm 4 mũi cho trẻ theo các mốc thời gian sau: mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi trẻ được 6-18 tháng tuổi & mũi cuối cùng khi trẻ được 4-6 tuổi.
Lưu ý, không nên tiêm chủng vaccine này khi trẻ có các biểu hiện dị ứng với các thuốc như neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B. Không tiêm chủng các mũi kế tiếp khi trẻ có phản ứng quá mạnh với mũi tiêm đầu tiên, trước đó.
Ngoài các biểu hiện của các kích thích vùng da bị tiêm chích, vaccine phòng bại liệt hầu như rất an toàn & chắc chắn nó không gây ra ... bại liệt cho trẻ do IPV.
Trường hợp sau khi tiêm chích, trẻ bị các biểu hiện như khó thở hoặc đe dọa sốc (lừ đừ, yếu mệt, lạnh run, vả mồ hôi hột), gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất và cung cấp đầy đủ cho BS các thông tin liên quan đến mũi tiêm & các bệnh lý sẵn có khác.
Vaccine MMR (Measles, Mumps & Rubella) phòng Sởi- Quai bị & Rubella:
Sởi gây ra sốt, mẫn ngứa đỏ trên da (phát ban), ho, chảy mũi & chảy nước mắt. Sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi & các biến chứng nghiêm trọng như phù não & thậm chí tử vong.
Quai bị gây ra sốt, đau đầu & sưng + đau ở một hoặc cả hai bên tuyến nước bọt. Quai bị có thể dẫn đến viêm màng não và phù não (hiếm). Biến chứng hiếm thấy khác là sưng phù tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh khi trẻ trai lớn lên.
Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, phát ban & sưng phù các tuyến ở vùng cổ. Sởi Đức có thể dẫn đến tai biến phù não & các biến chứng xuất huyết nội. Dị tật bẩm sinh thường thấy khi mẹ đang mang thai bị mắc sời Đức là gây cho trẻ bị mù hoặc điếc hoặc các biến chứng gây trì trệ việc học tập về sau.
Vaccine này được tiêm chủng 2 mũi, mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được 12-15 tháng, mũi thứ hai khi trẻ được 4-6 tuổi. Vaccine MMR hiệu quả hơn 90% & có thể phòng các bệnh này suốt đời.
Các tai biến hiếm thấy sau khi tiêm MMR ngoại trừ các phản ứng nhẹ như sau khi tiêm chủng các vaccine khác. Tuy nhiên, nếu trẻ lọt vào các trường hợp trình bày bên dưới thì Bạn nên trì hoãn hoặc không nên tiêm hoặc theo tiếp tục các mũi kế tiếp:
  • Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường
  • Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiên
  • Trẻ có tiền căn dị ứng với trứng, chất gelatin hoặc kháng sinh neomycin
  • Trong khoảng thời gian 3 tháng trẻ đang điều trị với chất gamma globulin
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch do bất kỳ nguyên do nào
Một số BS học nghi ngờ mũi vaccine MMR gây ra chứng tự kỷ ám thị (một dạng bệnh lý tâm thần). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu đã khẳng định không có mối liên quan giữa MMR & bệnh tự kỷ ám thị.
Vaccine HBV phòng bệnh viêm gan siêu vi B:
HBV (hepatitis B virus) là virus gây ra bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh này có thể dẫn đến ung thư gan và tử vong. Vaccine phòng viêm gan siêu vi B được tiêm 3 mũi. Có thể hoà chung HBV & HiB để tiêm một lần cho trẻ. Mũi thứ nhất sau sanh, trước khi trẻ được cho về nhà; trong trường hợp nếu như mẹ có nhiễm virus HBV, mũi này phải được chích cho trẻ trong vòng 12 tiếng đầu sau khi bé chào đời. Mũi thứ hai được chích vào tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2. Mũi thứ 3 vào tháng thứ 6. Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà mũi thứ nhất chỉ được chích khi trẻ được 1-2 tháng thì mũi thứ 2 được chích khi trẻ được 3-4 tháng & mũi thứ 3 được chích trong khoảng thời gian trẻ được 6-18 tháng.
Vaccine này có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi B gây ra do virus Hepatitis nhóm B (HBV). Bệnh lý này có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư gan hoặc xơ gan.
Vaccine phòng viêm gan siêu vi B dường như có tác dụng miễn dịch cả đời (trong trường hợp tiêm chủng đúng). Trẻ lớn nếu chưa tiêm chủng khi còn bé cũng nên được chủng vaccine này.
Các tác dụng ngoài mong muốn do tiêm vaccine HBV rất hiếm xảy ra. Một số phiền toái nhỏ như sốt nhẹ & bị kích thích vùng da quanh vết chích. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin.
Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiêm vaccine này tiếp tục, như:
  • Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường
  • Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiên
Gọi ngay cho BS nếu như Bạn còn thắc mắc, đại loại như:
  • Bạn bỏ sót một mũi tiêm nào đó
  • Bạn muốn tiêm chủng cho một trẻ lớn khác
  • Hoặc khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi trẻ được tiêm chủng Vaccine DTaP phòng 3 bệnh Bạch Hầu- Uốn Ván- Ho Gà:DTaP (Diptheria- Tetanus & Pertussis) gọi là vaccine Bạch hầu- uốn ván- ho gà. Mũi vaccine này phòng cho trẻ cả 3 bệnh lý đã nêu cùng một lúc (vaccine 3 trong 1). Và được chích liên tục 5 mũi theo các khoảng thời gian: mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng, mũi thứ 2 khi trẻ được 4 tháng, mũi thứ 3 khi trẻ được 6 tháng, mũi thứ 4 khi trẻ được 15-18 tháng & mũi cuối cùng khi trẻ được 4-6 tuổi. Bạch hầu là một bệnh lý tấn công vào vùng hầu họng & tim có thể dẫn đến suy tim & tử vong. Uốn ván còn gọi là bệnh cứng hàm, dẫn đến tình trạng co giật cơ nghiêm trọng & tử vong. Ho gà là tình trạng ho nghiêm trọng đến nổi không thể thở, ăn, uống gì được- ho gà có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não & thậm chí tử vong. Các mũi DTaP có thể phòng bệnh được trong vòng 10 năm sau đó. Tuy nhiên, khi trẻ được 10-11 tuổi, Bạn nên cho trẻ tiêm nhắc lại một mũi nữa để có thể được miễn dịch suốt đời.
  • Các biến chứng nhẹ thường thấy do tiêm vaccine này là kích thích ngay tại vùng da chích, sốt nhẹ, hơi cáu gắt, bỏ ăn. Một số biện pháp là giảm các triệu chứng này là cho bé uống các thuốc giảm đau hoặc chườm ấm tại vùng da chích. Các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, các trường hợp nêu dưới đây cần thiết phải trì hoãn hoặc ngừng hẳn các mũi tiêm chích kế tiếp:
    • Trẻ đang có một bệnh lý khác, cho dù đó là những triệu chứng đơn giản nhất của một đợt cảm lạnh
    • Trẻ bị co giật mà không thể kiểm soát được bằng thuốc
    • Trẻ phản ứng quá mức với mũi tiêm trước đó
    • Xử trí khi trẻ bị phản ứng với vaccine:
    • Gọi ngay cho BS hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các biểu hiện dưới đây sau khi tiêm chủng:
      • Trẻ lên cơn co giật trong vòng 3-7 ngày sau khi tiêm chủng
      • Các cơn co giật trước đó trở nặng & xuất hiện nhiều hơn sau khi tiêm chủng
      • Các biểu hiện dị ứng như sưng mặt, môi & vùng họng
      • Khó thở
      • Sốt cao trên 40 độ C suốt 2 ngày sau khi tiêm chủng hoặc không bớt mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp hạ sốt. Tình trạng sốt này cũng là nguyên do để bộc phát các cơn co giật (sốt cao co giật)
      • Lừ đừ, yếu mệt suốt hai ngày sau toêm chủng
      • Khóc nhiều, liên tục, dỗ không nín trong sốt 3 giờ đồng hồ bất kỳ trong khoảng 2 ngày sau tiêm chủng
        Lịch tiêm chủng:

        Lịch tiêm chủng
        Khi sanh
        Mũi thứ nhất của viêm gan B

        Tháng thứ 12-15:
        Hib, MMR, PCV
        Từ tháng 1-4:
        Mũi viêm gan B thứ hai (*)

        Tháng thứ 12-18:
        Thủy đậu
        Tháng thứ 2:
        Bạch hầu- uống ván- ho gà, HiB, Bại liệt, PCV

        Tháng thứ 15-18:
        Bạch hầu- uống ván- ho gà
        Tháng thứ 4:
        Bạch hầu- uống ván- ho gà, HiB, Bại liệt, PCV

        Trẻ được 4-6 tuổi:
        Bạch hầu- uống ván- ho gà, MMR, IPV
        Tháng thứ 6:
        Bạch hầu- uống ván- ho gà, HiB, Bại liệt, PCV

        Trẻ được 11-12 tuổi:
        Td(**)
        Tháng thứ 6-18:
        Viêm gan B, Bại liệt

        Trẻ lớn hơn 6 tháng:
        Cúm- mỗi năm 1 mũi (***)
        Lịch tiêm chủng có thể được thay đổi linh động khi có những lý do khách quan từ sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác. BS là người xử trí các tình huống này.
        (*) Liều thứ hai cần phải được tiêm chủng sau mũi thứ nhất sớm nhất là sau 1 tháng nhưng không được quá 3-4 tháng.
        (**) Liều nhắc lại cho các liều DTaP
        (***) Vaccine phòng cúm khuyến cáo chỉ được tiêm chủng cho trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, đặc biệt là các trẻ có những yếu tố nguy cơ cao các biến chứng nguy hiểm của cúm như hen suyễn, bệnh lý tim mạch, bệnh thiếu máu tế bào hình liềm, tiểu đường & suy giảm miễn dịch

      • (bài lấy từ PTP.com.vn )
PINKY is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến PINKY vì bạn đã đăng bài:
LiaittimiYUHHBNMK (01-01-2015), Stevvinhith (14-09-2015)