View Single Post
Old 26-02-2008, 08:44 AM   #7
Hồ sơ
peanux
Senior Member
 
peanux's Avatar
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Số bài viết: 475
Tiền: 25
Thanks: 172
Thanked 129 Times in 91 Posts
peanux is on a distinguished road
Default Ðề: Long An:Sa đà vào sân golf

"Phép tính đen" trong trò chơi quý tộc
Lao Động số 42 Ngày 25/02/2008 Cập nhật: 8:10 AM, 25/02/2008

Một điểm dịch vụ mua - bán đất.
(LĐ) - Giữa lúc các chuyên gia kinh tế đưa ra hàng loạt dự đoán về sự bất ổn trong lĩnh vực đầu tư địa ốc tại các đô thị lớn, thì ở tỉnh Long An, lại bùng phát cơn sốt đất đai qua hình thức chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây dựng sân golf.
Con số 18 dự án (DA) sân golf (có 13 đã được phê duyệt và 5 dự án đang hoàn chỉnh thủ tục để đệ trình) tại một tỉnh nghèo, thuần nông hứa hẹn điều gì cho tương lai của Long An?
"Vương quốc" golf lạnh lùng

Người dân Scotland và Hà Lan (2 nước Châu Âu này đều giành là quê hương của môn golf, ra đời vào thế kỷ 15) hẳn rất ngạc nhiên khi biết rằng ở một xã nghèo vùng sâu của Việt Nam lại có số dự án (DA) sân golf cao hơn bất cứ nơi đâu trên đất nước họ.

Thật vậy, nếu cả 5 sân golf ở xã Long Hậu (huyện Cần Giuộc, Long An) đều được triển khai như phê duyệt của UBND tỉnh Long An, thì xã nghèo này hẳn sẽ được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness về mật độ sân golf.
Đất bỏ hoang

Từ QL1A chỗ Gò Đen (nổi tiếng với "rượu đế Gò Đen"), theo đường tỉnh 827 đi gần 20km là đến thị trấn Cần Giuộc (huyện Cần Giuộc), qua phà Phước Lại, đi tiếp chừng 5km là tới "vương quốc" golf xã Long Hậu.

Dù "cách trở" như vậy, nhưng xã nông nghiệp vùng sâu này lại giáp ranh với huyện Nhà Bè - TP.Hồ Chí Minh, nằm kề bên Khu công nghiệp Hiệp Phước, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh chưa tới 20km, cách Khu đô thị Phú Mỹ Hưng chỉ hơn 10km.

Vì vậy sẽ không khó hiểu khi Long Hậu đã rơi vào "tầm ngắm" của giới đầu tư đất đai, khi TP.Hồ Chí Minh chủ trương phát triển về hướng đông, ra biển.
Về Long Hậu những ngày này, đi dọc theo con đường chính của xã -hương lộ 12, khách sẽ chứng kiến hình ảnh tương phản: Nhiều biệt thự, nhà vườn lộng lẫy trên đồng ruộng bị bỏ hoang. Hàng ngàn hécta đất nông nghiệp không được canh tác, mặc cho dừa nước, năng, lác mọc um tùm...

Trong khi đó thì khắp nơi xuất hiện "dịch vụ" mua bán đất. Đất Long Hậu bị nhiễm mặn, trồng lúa chỉ được 1 vụ, năng suất không cao. Những năm qua, cùng với trào lưu nuôi trồng thuỷ sản, ở đây cũng đã xuất hiện nhiều ruộng tôm, ruộng nuôi cua lột. Nhưng do người dân nuôi tự phát, chưa được sự đầu tư của Nhà nước, nên hiệu quả không cao. Vì vậy, giá đất ở Long Hậu trước đây "rẻ hơn bèo".

Từ khi Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) ra đời, đất ở Long Hậu cũng "thơm lây", bắt đầu có giá. Rồi TPHCM chủ trương phát triển về hướng đông, các "đại gia", nhà đầu tư ở TPHCM lũ lượt về "săn đất" ở đây.

Cơn "sốt đất" thực sự sôi động từ đầu năm 2007, khi các DA sân golf ở Long Hậu được phê duyệt. Kể từ đó, hầu như nông dân Long Hậu bỏ mặc đồng ruộng hoang hoá.

Đất nằm trong DA thì cứ nằm chờ, chưa biết khi nào DA triển khai. Đất chưa được quy hoạch DA thì cũng không ai cấy lúa hay nuôi cá, vì người dân thực tế cũng đã bán sang tay, không ai thiết đến chuyện canh tác.

Nhà nhà bán đất

Trong vai người đi mua đất, chúng tôi ghé vào một "cò đất" với bảng hiệu khá tươm tất "Mua bán, ký gửi các loại đất". Chị S - goá phụ với 5 đứa con, đã phất lên nhờ chuyện đất đai với toà nhà tiền tỉ, niềm nở đón tiếp "khách hàng". Chủ nhà bày ra tờ bản đồ lớn xã Long Hậu với các DA được phân ranh, đánh dấu rõ ràng. Hơn 2 ngàn hécta đất nông nghiệp của xã đã cơ bản "có chủ".

"Vậy tại sao vẫn mua bán được" - chúng tôi ngây thơ hỏi. Chị S giải thích rành mạch: "Phần nhiều các DA chưa hoặc mới kê biên, chưa đền bù giải toả". Các DA đã đền bù với giá 35 triệu/1 công đất nông nghiệp (1.000m2). Thế nhưng, hiện giá đất được mua bán với giá khoảng 170 triệu đồng/công. Tất nhiên người mua không "điên" đến mức đợi các DA đền bù với giá 35 triệu đồng/công.

Theo chính sách hiện hành của Long An, người bị thu hồi đất được hỗ trợ 1 lô (100m2) trong các khu tái định cư. Trong khi đó, các lô tái định cư đang được giới đầu cơ từ TPHCM thu gom với giá 450 - 500 triệu đồng/lô. Người ta vội vã làm các thủ tục "tách thửa" hoặc chuyển mục đích sử dụng để tăng hiệu quả khi thực hiện giải toả, đền bù, tái định cư.

Hàng loạt hồ sơ mua bán đất hoặc "tách thửa" chỉ với diện tích 200m2 (mức tối thiểu theo quy định) dồn dập được gửi đến xã, huyện. Thông thường, thời gian làm thủ tục mua-bán, giao dịch đất đai phải mất ít nhất 45 ngày, phổ biến là 90 ngày.

Một đường dây "chạy" giấy tờ đã hình thành với tốc độ ngày càng nhanh: Nửa tháng, 1 tuần, rồi... chỉ mất 1 ngày để hoàn thành hồ sơ chuyển nhượng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Cũng cần nói thêm rằng, đất "thổ" khi vào DA được bồi hoàn gấp 3 lần so với đất nông nghiệp, nên ở Long Hậu mới sôi động dịch vụ "chuyển mục đích" sử dụng đất.

Kỳ Quan
peanux is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn