View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #17
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội Đua ghe ngo


Người Khmer ở Ðồng bằng sông Cửu Long có đến vài chục lễ nghi một năm, trong đó có 3 lễ truyền thống của dân tộc. Lễ mừng năm mới, mừng tuổi (chol chnam thmay) lễ cúng ông bà (đon ta), lễ cúng trăng lễ Oc om bok vào rằm tháng 12 (Kdoek). Lúc này lễ vừa mừng mùa cấy trồng mùa mưa kết thúc, vừa là lễ hết một năm. Cử lễ vào ngày răm, ngày trăng tròn sáng nhất. Với người theo đạo Phật ánh trăng còn là ánh sáng của Ðức Phật Thích Ca Om bok là cốm đẹp.

Trong lễ cúng trăng, cốm dẹp là lễ vật quan trọng nhất. Trước lễ cả tháng nhà nhà đã lo chuẩn bị. Họ ra ruộng nếp lựa từng bông lúa chín tới về giã nên mẻ cốm thơm dẻo.

Oc om bok là đút cóm dẹp, cho trẻ con được hưởng cốm cúng trăng. Người già đút cóm cho từng đứa trẻ rồi vỗ lưng chúng hỏi con ước mơ gì ? Từng đứa trẻ nói lời mơ ước. Người lớn nghe xem đó là những "điềm" báo tương lai mùa tới, ngày sau. Sau khi hưởng kễ cúng là cuộc sống vui chơi tưng bừng.

Dịp lễ Oc om bok, cũng là dịp lễ hội đua ghe ngo (umtuk), một lễ hội được tổ chức hằng năm từ mấy trăm năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long.

Truyền thuyết kể: Ngày xưa, có một ngày nước lụt đột xuất lên mênh mông giữa giờ nhọ. Các con sóc vội dùng ghe xuồng chở thật lẹ các vị sư đang đi khất thực về chùa. Về sau người ta tổ chức đua ghe ngo để nhớ lại sự việc đó...

Lễ hội đua ghe ngo ngày xưa được mở tại vàm sông này. Ðến kì hội ghe chở sư sãi, chở lương thực, chở người xem kéo tới chật dòng. Các ghe đua tới tự bắt cặp đua từng đôi, từng đôi. Ngoài đua ghe còn dàn khán võ, còn tổ chức hát dù kê, kịch rô băm...Trước 1975 cuộc đua được tổ chức ở Guida.

Từ 1977, lễ hội đua ghe được tổ chức với quy mô lễ hội văn hoá thể thao cấp toàn quốc tại Sóc Trăng.

Những chiếc ghe ngo là vật dụng sinh hoạt văn hoá được chế tạo, bảo quản ở trong chùa của sóc.Chiếc nào chiếc náy sơn phết, trang trí rực rỡ, đầu đuôi cong vút, oai nghiêm dáng con vật mang biểu tượng của chùa.

Những rồng vàng, bạch tượng, bạch mã, ó biển, sư tử. Những thân ghe như thân rồng, rắn, cá sấu lội sông nước dài 25m, 58, 60 con dần là những thanh niên được sóc bình chọn vừa có đức vừa có sức khoẻ vào cuộc đua với quyết tâm đem thắng lợi về cho phum sóc. Những ghe chùa Tam Sóc, Tập Rèn, Chăm Pa, Xẻo Me, Ngan Dừa...là những gương mặt nổi tiếng xưa nay. Trong số này ghe Chùa Tam Sóc đã được vinh dự đi dự cuộc đua ghe ngo mừng 10 năm giải phóng Cam-Pu-Chia năm 1998 với các đội ghe ngo của nước chủ nhà và nước Lào. Ðây là cuộc thi ghe ngo duy nhất có mặt 3 đội của 3 nước Ðông Dương từ xưa đến nay. Ðội Tam Sóc đoạt giải nhất -các báo nước bạn tán dương vô địch Ðông Dương. Chiếc ghe ngo là vật thiêng của mỗi chà. Mỗi ghe đều có thần ghe...Hầu như các thần là các Niềng. Nhưng trước đây phụ nữ bị cấm kị không được tới gàn nhà ghe (nông tuk) ở chùa, họ càng không có cơ hội làm con dầm. Từ 1992. Từ 1992 đến nay đã xuất hiện các đội đua ghe ngo nữ của huyện Kế Sách, huyện Long Phú...làm cho lễ hội thêm hào hứng.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, không lễ hội văn hoá thể thao thu hút khán giả bằng lễ hội đua ghe ngo. Mỗi kì đua ghe 2,5 vạn, 3 vạn người đổ về thị xã Sóc Trăng. Người chật đuờng phố. Ðêm trước lễ không ngủ. Nhóm bạn, nhóm hội...Mời nhau ly rượu đế. Tiếng hát hầy hầy dô... vang khắp đường chính hẻm phụ tới sáng để rồi mọi người chen chật bên bờ kinh xáng thị xã, chen cả xuống ghe ngo lướt bay về đích.

Du lịch Việt Nam
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn