View Single Post
Old 25-11-2006, 06:54 PM   #6
Hồ sơ
toi&m
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 102
Tiền: 25
Thanks: 1
Thanked 34 Times in 13 Posts
toi&m is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Một góc nhìn khác về WTO

Được và mất trong những cam kết vào WTO của Việt Nam:

Theo các thông tin gần đây, Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội Việt Nam đang thẩm tra về ban Cam Kết vào WTO của nước nhà. Vậy những cam kết đó sẽ ảnh hưởng chúng ta - những người dân bình thường , những người tiêu dụng như thế nào:
1. Việt Nam vẫn áp dụng một số biện pháp hạn chế nhập khẩu như chỉ đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007; đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập thuốc lá điếu và xì gà kể từ thời điểm gia nhập nhưng sẽ chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ mặt hàng này. Việt Nam cũng chỉ cam kết cho phép nhập khẩu các loại xe ôtô đã qua sử dụng không quá 5 năm.

Tuy nhiên, đứng trên "lợi ích của đa số người dân", Ủy ban Đối ngoại lại không hoàn toàn đồng tình với các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Trong dự thảo báo cáo thẩm tra, Ủy ban này nêu rõ: "Chúng tôi thấy rằng, cam kết về mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như xe tải nguyên chiếc là khá cao mà lộ trình cắt giảm thuế tương đối dài; trong khi đó mức thuế nhập khẩu phụ tùng xe tải lại thấp... Cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo hộ sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt, giá thành hạ phục vụ lợi ích của đa số nhân dân". Báo cáo thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ rút ngắn thời gian bảo hộ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và có lợi cho người tiêu dùng.

2. Cũng theo Ủy ban Đối ngoại thì cam kết vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mở cửa thị trường dịch vụ và Chính phủ sẽ phải giải trình kỹ về vấn đề này. Chẳng hạn về viễn thông, yêu cầu đối tác nước ngoài trong liên doanh chỉ được góp vốn với tỷ lệ 49% sẽ không khuyến khích được đầu tư vào lĩnh vực này; cũng có vấn đề tương tự với ngành ngân hàng (nước ngoài chỉ được phép mua tối đa 30% cổ phần).

Bản cam kết về Viễn Thông coi bộ không có lợi cho người tiêu dùng nhưng tạo thuận lợi cho các công ty Viễn Thông trong nước. Hy vọng trong khoảng thời gian này, các công ty Viễn Thông nước ta phát triển và phục vụ tốt hơn người tiêu dùng thay vì ỷ lại thế độc quyền hiện tại để trục lợi. Có như vậy khi Việt Nam không còn ưu đãi như là thành viên mới dưới dạng nước đang phát triển, thì các công ty viễn thông sẽ đứng vững.

3.
Việc cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập WTO khiến nhiều người lo lắng nông nghiệp và nông dân sẽ chịu thiệt thòi. Và càng lo lắng khi mà sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và chất lượng thấp. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển khẳng định: "Điều này có thể ảnh hưởng tới nông nghiệp nhưng tác động trực tiếp đến nông dân là không lớn, do đối tượng được hưởng trợ cấp xuất khẩu từ trước tới nay tuyệt đại đa số là doanh nghiệp, trợ cấp này có mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân hay không cũng chưa có điều kiện để khẳng định". Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tuyển, đối với các loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm như hỗ trợ lãi suất để thu mua nông sản, hỗ trợ dưới hình thức quy định giá sàn cho nông sản... Việt Nam vẫn duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng; các loại trợ cấp mang tính khuyến nông (như hỗ trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp, được WTO cho phép nên có thể áp dụng không hạn chế.

Theo nhận định của Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN nhận định: "Nông dân hiện nay hầu như chưa có khái niệm gì về WTO, họ chỉ nghĩ đơn giản đó là công việc của Nhà nước. Như vậy làm sao có thể cạnh tranh khi hội nhập? Muốn cạnh tranh, trước hết phải bắt đầu từ chất lượng sản xuất, phải có sản phẩm chất lượng cao thì mới cạnh tranh được. Trong khi đó thực trạng hiện nay của VN là sản xuất manh mún, chất lượng quá kém. Ngay khi chưa gia nhập WTO, hiện nay trái cây VN đã bị lấn sân bởi trái cây ngoại rồi".

(..Vài số liệu trong bài viết này được trích từ VNExpress)
toi&m is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn