View Single Post
Old 23-11-2006, 10:55 PM   #3
Hồ sơ
quangminhtasu
Member
 
quangminhtasu's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Cư ngụ: Long An
Số bài viết: 83
Tiền: 25
Thanks: 61
Thanked 40 Times in 23 Posts
quangminhtasu is on a distinguished road
Default Đề: Một góc nhìn khác về WTO

Thật ra thì khi vào WTO Việt Nam chúng ta ko chỉ làm được một điều quan trọng là hòa nhập nền kinh tế với thế giới mà chúng ta còn chứng minh được rằng :

"Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường(theo định hướng xã hội chủ nghĩa), nước Việt Nam đã thật sự đứng lên sau một thời gian dài chiến tranh".

Những gì mà Nhà nước và chính phủ Việt Nam đã làm được cho cuộc hội nhập này là rất nhiều nhưng cũng xin nói thêm, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam là một điều "lo lắng nhất" của mọi người. Đúng là chúng ta đã có rất nhiều đạo luật, có những đạo luật mới ra đời gần đây đã tạo được kích thích mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực đối với lĩnh vực của nó, nhưng cũng có những dự luật không phù hợp. Điều đáng nói là mỗi kỳ họp Quốc hội đều thông qua vài đạo luật. Nhưng một số trong đó có lẽ chỉ là "đồ trang sức" vì chẳng bao giờ tới được người dân.

Tôi thật sự bị sốc khi nghe được việc nội dung tờ khai hải quan được thực hiện theo đúng như luật ban hành (lúc đó luật này mới ra được gần 15 ngày) hoàn toàn không thể áp dụng được tại hải quan TPHCM. Vậy chúng ta thử hỏi, những thành viên trong hội đồng soạn Luật này của Quốc hội có đi thực tế hay không, hay đơn giản chỉ là trên lý thuyết, và thế là chúng ta lại "thay đổi bổ sung một số điều",tôi chắc điệp khúc này mọi người đã nghe trên dưới 5 lần mỗi kỳ họp Quốc hội. Điều này chỉ rõ, luật ra rất nhieu nhưng ra được bao nhiêu thì chỉ sau vài năm thậm chí 2 năm là lại được "sửa đổi bổ sung". Điều này tạo ra sự "bấp bênh" cho hệ thống luật pháp của chúng ta.

Vấn đề kinh tế là vấn đề chúng ta thấy rõ nhất khi chúng ta gia nhập WTO, nhưng thật ra, chúng ta còn có cơ hội quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới một cách dễ dàng hơn, có điều kiện giao lưu văn hóa.

Thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta không bị mai một trong thời kỳ hội nhập? Chúng ta cần phải làm gì để nền văn hóa ấy chỉ hòa nhập nhưng không hòa tan trong một môi trường tự do như thế?

Theo ý kiến chủ quan của tôi, qua một cuộc khảo sát nhỏ k(hoảng 50 người- trẻ) thì chỉ khoảng chưa tới 1% trong số họ nghe và mến mộ cải lương, và gần như 98% không biết tới hát "Ả Đào" là gì. Đây đúng là một con số đáng báo động khi chúng ta biết được hơn 90% thích nghe nhạc trẻ (loại nhạc thị trường) và nhạc nước ngoài.

Và trên tất cả là chỉ khoảng trên 5 năm nữa thôi là tất cả cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO phải được thực thi, trong thời gian 5 năm đó chúng ta cần phải làm gì để con thuyền Việt Nam vững vàng ra biển lớn? Câu hỏi này phải chờ thế hệ 8X giải quyết - lực lượng lao động chính của Việt Nam từ nay đến đó, còn mấy cụ trở về trước thì lên làm "sếp" hết rồi.

Xin nói thêm, hiện nay thời hạn 5 năm của Trung Quốc đã hết và chúng ta đã thấy những "miếng đòn" mà các đối tác vốn rất "thân thiết" với TQ khi mới gia nhập là Mỹ và EU tung ra là : chèn ép, ép buộc TQ phải mở cửa thị trường hơn nữa, phải từ bỏ "bảo hộ" một số ngành, bằng chứng là EU đã đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng giày da của TQ, còn Mỹ thì luôn hăm he kiện TQ vì bán quá giá thép....v.v..... và còn nhiều thứ nữa.

Nếu xét tương quan giữa Việt Nam và TQ thì ai cũng biết GDP VN chỉ mới vượt qua 50 tỷ $, còn TQ đã qua con số 4000 tỷ $ rồi.
Liệu với sức mạnh của Việt Nam có còn đủ chống chọi với "đối phương" khi mà "mối tình" sau 5 năm gia hạn để thực hiện các cam kết chấm dứt.

Một câu hỏi khá lớn có lẽ tới 2012 chúng ta mới biết được .

thay đổi nội dung bởi: quangminhtasu, 23-11-2006 lúc 10:58 PM.
quangminhtasu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn