View Single Post
Old 15-11-2006, 09:37 AM   #3
Hồ sơ
foureyes
Senior Member
 
foureyes's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Số bài viết: 682
Tiền: 25
Thanks: 18
Thanked 254 Times in 157 Posts
foureyes is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Quan chức nhà nước

Hà Trung Dân, quan chức nhà nước



TT - Đạo diễn Tô Chu đã mạnh dạn tuyên bố: “Thành công của bộ phim Quan chức nhà nước là điều chúng tôi biết trước, bởi tác phẩm đề cập những sự việc với những con người ngay xung quanh mìnnh.
Và hơn thế, chúng tôi dám nhìn vào hiện thực, thể hiện trung trực cuộc sống bằng ngôn ngữ nghệ thuật”.
Sức hút không chỉ ở đề tài nóng bỏng
Được chuẩn bị từ đầu năm 2004 nhưng mãi đến ngày 18-3-2005, bộ phim Quan chức nhà nước mới chính thức bấm máy sau ba lần sửa chữa kịch bản. Phim hoàn thành chỉ với hai tháng tất bật, song vẫn chưa thể công chiếu do vấn đề đặt ra trong phim quá nhạy cảm. Vả lại bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên với số lượng phát hành lên tới 300.000 bản của Trương Bình (một nhà văn nổi tiếng viết về đề tài tham nhũng, từng tạo dư luận qua bộ phim điện ảnh Sự lựa chọn sinh tử) nên các nhà làm phim lo lắng có sự chênh lệch lớn giữa phim và tiểu thuyết.
Nhà sản xuất Trần Dậu Chính cho biết: “Chúng tôi đã nhốt mình trong phòng dựng liên tục hai tuần liền với mong muốn tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh nhất. Vì dù sao đây cũng là tác phẩm ra mắt của Công ty nghệ thuật Cự Phàm thuộc Tập đoàn xuất bản tác giả Trung Quốc. Chúng tôi không muốn đánh mất niềm tin của nhà văn Trương Bình khi ông đã ưu tiên chuyển nhượng bản quyền tác phẩm từ lúc sách chưa phát hành. Trong lúc có nhiều hãng phim, công ty tranh giành với giá cao gấp nhiều lần chúng tôi”.
Cuối tháng 3-2006, Quan chức nhà nước chính thức lên sóng Đài truyền hình Thành Đô và sau đó lần lượt tạo nên cơn sốt trên màn ảnh nhỏ các đài truyền hình địa phương ở Trung Quốc. Mặc dù đã từng có những tác phẩm thành công khi mạnh dạn mổ xẻ vào vấn nạn tham nhũng hiện nay tại đại lục như Quyền lực tuyệt đối, Đông chí, Công tố viên... nhưng có lẽ chưa có phim nào lại tái hiện hiện thực một cách chân thật và sống động như Quan chức nhà nước.
Nhà phê bình điện ảnh Ngô Liêm Kiệt đã hình dung: “Bộ phim “xông thẳng” vào cuộc sống, khắc họa chi tiết hình ảnh những quan chức nhà nước dưới hai thái cực rõ rệt: chính và tà”. Còn nhà phê bình Trịnh Bá Nông nhận định: “Văn học và điện ảnh là hai hình thức nghệ thuật khác nhau, song với bộ phim Quan chức nhà nước, các tác giả đã tìm thấy tiếng nói chung khi đặt ra những vấn đề mâu thuẫn trong cuộc cải cách thể chế cán bộ ở Trung Quốc”.
Trong Quan chức nhà nước có hai ca khúc rất hay, nội dung được viết riêng cho phim. Một bài mang tên Thiên bình do ca sĩ Trương Từ thể hiện, còn bài thứ hai là Thời gian do nhạc sĩ Lưu Tôn sáng tác và thể hiện.
Lưu Tôn cho biết ca khúc Thời gian được viết chỉ trong một đêm, sau khi đọc kịch bản Quan chức nhà nước. Anh viết bằng cảm nhận của chính mình: “Phải qua đảo xa mới biết khó khăn, phải xuống vực mới biết cao sâu, phải gánh trách nhiệm mới hiểu áp lực, phải gặp dân mới hiểu chân tình.
Phải sống trong dông bão mới hiểu gian nan, phải ăn cơm thô mới biết nghèo khó, phải đến với dân mới hiểu dân tình, phải làm điều tốt mới thấy lòng thanh thản.
Đất rộng nhìn trời xanh, quốc gia dựa vào dân, cán bộ tốt phải là trụ cột, vì dân, lấy lòng dân bằng tấm lòng của mình. Dưới chân là nguồn cội, trong lòng có nhân dân, vì dân mà sống, công bằng trong tim ta”.

Được báo chí bình chọn là một trong mười bộ phim truyền hình hay nhất năm 2006, không đơn giản vì Quan chức nhà nước chạm vào thực tế, mà quan trọng hơn là bộ phim đã thành công về mặt nghệ thuật. Thường với những tác phẩm chuyển thể từ văn học, tiết tấu sẽ rất lê thê với những đoạn đối thoại dài, những khung hình đặc tả bất động.
Thế nhưng khi thực hiện bộ phim Quan chức nhà nước, đạo diễn Tô Chu đã biết cách tạo ra những không gian rộng để các nhân vật trở nên sinh động. Xem phim, khán giả thấy trong phim có khá nhiều cảnh hội họp nhưng chúng không gói gọn ở một căn phòng mà được đạo diễn “dẫn” ra hành lang bằng cách tăng cường thêm một máy quay phụ.
Tuy nhiên, sức hút của Quan chức nhà nước không chỉ vì đó là bộ phim có đề tài nóng bỏng, mà quan trọng hơn cả là việc xây dựng rất chân thật hình ảnh Hà Trung Dân - một cán bộ luôn sống vì lợi ích của nhân dân, một con người tưởng là cô độc trong cuộc chiến chống tham nhũng nhưng lại nhận được nhiều sự ủng hộ của nhân dân. Theo báo chí Trung Quốc, nếu không có một nhân vật nổi bật như Hà Trung Dân và nếu vai diễn đó không do Vương Chí Văn thể hiện, có lẽ Quan chức nhà nước đã không được công chúng yêu thích đến vậy.
Vương Chí Văn: “Hà Trung Dân luôn có thật ngoài đời”
Giống như Trần Đạo Minh, Vương Chí Văn là một diễn viên cá tính, tài năng, diễn xuất đa dạng, có thể hóa thân vào bất cứ vai diễn nào. Với Hà Trung Dân, anh đã trở lại thật ấn tượng sau hai năm chia tay màn ảnh nhỏ. Vương Chí Văn tâm sự: “Chính tiểu thuyết của nhà văn Trương Bình đã khiến tôi quyết định tham gia bộ phim Quan chức nhà nước”.
Vốn “nghe tiếng” Vương Chí Văn là nam diễn viên có tính cách quyết đoán, không thích tuân thủ kịch bản và luôn xảy ra những cuộc tranh cãi căng thẳng với cộng sự nên đạo diễn Tô Chu đã phải ghi thêm một điều khoản trong bản hợp đồng của mình: “Nếu như đạo diễn và diễn viên có sự xung đột gay gắt trong quá trình làm việc thì đạo diễn có quyền không tiếp tục công việc của mình”. Trong lúc đó, Vương Chí Văn cũng đưa ra yêu cầu: “Diễn viên có quyền phối hợp với đạo diễn sửa đổi lời thoại nếu cần thiết”.
Rất may đã không xảy ra mâu thuẫn gay gắt nào trong thời gian thực hiện bộ phim. Mặc dù hầu như trước mỗi cảnh quay, Vương Chí Văn đều có điều để trao đổi với đạo diễn. Hôm tổ chức tiệc mừng thắng lợi của bộ phim Quan chức nhà nước, nhà văn Trương Bình đã phát biểu: “Nhân vật Hà Trung Dân không còn là của tôi hay của đạo diễn, mà thuộc về Vương Chí Văn. Anh ấy đã thể hiện rất xuất sắc, hơn mong đợi của chúng tôi”.
Đạo diễn Tô Chu kể kịch bản đã sửa đến lần thứ ba nhưng Vương Chí Văn vẫn không hài lòng nên kiên quyết bỏ vai. Thế nhưng sau đó chính anh lại gọi điện thoại đến đồng ý tham gia, chỉ đề nghị có một vài thay đổi ở nhân vật Hà Trung Dân. Theo Vương Chí Văn, cách nói chuyện của Hà Trung Dân trong tiểu thuyết của Trương Bình hơi thô lỗ, không phù hợp với tính cách một cán bộ liêm chính nên trên phim khán giả thấy vị cán bộ này ăn nói nhẹ nhàng hơn.
Với quan niệm “một người luôn sống vì nước vì dân như Hà Trung Dân thì chắc chắn sẽ không có thời gian để làm đẹp cho mình”, Vương Chí Văn đã từ chối mọi sự tài trợ trang phục mà đích thân anh đi tìm cho mình những bộ đồ “cán bộ nhất”. Và suốt chiều dài 29 tập phim, nhân vật Hà Trung Dân chỉ thay đổi đúng ba bộ trang phục, hầu hết đều đã cũ.
Ngoài ra, Vương Chí Văn cũng không chấp nhận cho nhân vật trang điểm, gần như anh để mặt trần lên phim, chỉ kẻ một đường mỏng ở lông mày. Anh đùa: “Tôi chưa bao giờ thấy cán bộ nhà nước nào lại trang điểm khi đến cơ quan”. Do Hà Trung Dân để mặt trần nên các nhân vật khác trong phim cũng không thể trang điểm quá đậm, quá đẹp.
Tâm sự về vai Hà Trung Dân, Vương Chí Văn nói: “Cũng như những vai diễn khác, tôi dành cho nhân vật Hà Trung Dân tình cảm đặc biệt. Bởi nếu bạn không yêu vai diễn của mình thì sẽ không có cách nào thể hiện nó trên màn ảnh. Dù trong phim Hà Trung Dân là mẫu cán bộ quá lý tưởng nhưng tôi vẫn luôn tin anh ấy có thật ngoài đời”.

(theo tuoitreonline)
__________________

foureyes is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn