View Single Post
Old 11-11-2006, 10:26 PM   #10
Hồ sơ
DeMen
Administrators
 
DeMen's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Cư ngụ: Noitacol
Tuổi: 38
Số bài viết: 2,266
Tiền: 25
Thanks: 370
Thanked 913 Times in 460 Posts
DeMen is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Thơ viết cho Trịnh...

Giai đoạn Huế 2. Khoảng chừng 1970 – 1975. Người năm xưa N.T.B.D có cô em đẹp, duyên, như bóng hình. Một trường hợp gần như “tình chị duyên em”. Thật ra, tình yêu này cũng gặp trắc trở như đối với chị. Hoặc tưởng chừng như hai người là một. Tình yêu ngày xưa sống dậy và trao cho người em này: D.A. Mãi sau này, sau một thời gian vắng bặt, gặp lại, Trịnh gửi lời tiếc nuối tuổi thanh xuân của cả đôi vào ca khúc Xin Trả Nợ Người.

Trịnh Công Sơn còn có cảm tình với một cô sinh viên Văn khoa mà anh đã làm quen trong một buổi văn nghệ hồi cô này còn học ở Trường trung học Jeanne d’Arc: cô tên là T.N, người thiếu nữ dễ nhận ra giữa đám đông vì cô cao lêu khêu, mái tóc dài thậm thượt, thường chụp lên đầu chiếc mũ bê-rê đỏ trông vừa xinh vừa nghịch. Với T.N (bấy giờ ở tại Cư xá Li-băng, Huế, đường Nguyễn Tri Phương, cạnh nhà thờ Xaviê), Trịnh Công Sơn hưởng được một “tình yêu học trò”, cảm thấy mình trẻ lại qua những cuộc rong chơi xe đạp lên đồi Thiên An và đã để lại 4 ca khúc (cuối 1974 và đầu 1975) chưa công bố:

Về Giữa Mùa Đông
Chiều Đông
Theo Mùa Xuân Đến
Từ Độ Yêu Người

Anh còn yêu một nữ sinh viên khoa học, mệnh danh là “người đẹp Đập Đá” (tên một chiếc đập dẫn về vùng Vỹ Dạ) có tên là M.N, bạn của em gái anh. Đây là nguồn cảm hứng cho anh viết: Quỳnh Hương, Nguyệt Ca.

Giai đoạn Sài Gòn 2. Khoảng chừng 1970 – 1975. Một người yêu khá bất ngờ thuộc hàng ngũ trí thức nghiêm trang: Q, bác sĩ ở nước ngoài về. Cô này lọt vào mắt xanh của mẹ anh. Có lẻ các em của anh cũng có cảm tình với cô vì cô duyên dáng, tính tình dịu dàng, giản dị, dễ chịu. Đa số thành viên trong gia đình mong anh sớm sống ổn định với cô này, nhưng đầu ốc anh vẫn còn mông lung.

Nữ sĩ T.D thường lui tới với anh. Anh thích ở nhà văn này cái đầu óc thông minh, nói năng hoạt bát. Cô này có một số truyện có nhiều độc giả và được xem như một cây bút nữ nổi danh của miền Nam.

Có một cô gái đáng thương làm Trịnh Công Sơn xúc động đặc biệt. Cô này tên H, ngây thơ, đẹp rực rỡ, người niềm Nam. Anh từng tặng quà và tỏ ra nhã nhặn, tế nhị đặc biệt.

Giai đoạn Huế 3. Thời gian từ 1975. Một người từng hâm mộ anh nhưng chỉ sau ngày đất nước thống nhất mới có thể từ Hà nội vào Huế thăm anh: T.T.N. Cô là người chơi dương cầm có đẳng cấp, người khỏe, ngón tay dài, linh hoạt vui vẻ. Trịnh xúc động trước một tấm lòng hăm hở. Cô sẽ còn gặp anh nhiều bận ở Sài gòn, sau đó đi Pháp để hoàn thành nghiệp dĩ.

Giai đoạn Sài Gòn 3. Thời gian này từ 1975. Một người quen biết trước đây xuất ngoại, sau 1975 trở về Sài gòn: Q.H. Cô này rất tình cảm, nặng lòng với quê hương, thăm hỏi anh thường xuyên, lo lắng cho sức khỏe của anh. Nhưng đây là một thiếu nữ mực thước, suy nghĩ rạch ròi. Anh cảm mến người thiếu nữ này, có phần nể trọng. Nhưng hình như cả hai người gặp nhau đều mong ai khác nữa có mặt cùng. Giữa những lời tình cảm bao giờ cũng có lời dành cho “công chuyện”.

Trịnh quen biết với một cô từ phương xa đến qua sự giới thiệu của bạn Tôn Thất Văn: cô N.K.H. Đây là một gái vô tư, có khi như thể lạc lõng trước những lời nói lạ tai của người nhạc sĩ tài hoa. Nhưng cô đằm thắm, yêu Trịnh chân tình mà vẫn dè dặt. Trịnh ghi hình ảnh này vào bài hát Hoa Xuân Ca. Sau này, cô thương tiếc anh bằng hai câu thơ:

Như mây như gió trên trời
Ở nơi xa ấy xin người đừng quên

Anh quen với cô bạn ở Pháp C.N.N, dần dần thân thiết. Có lẻ đến hồi muốn chấm dứt những ngày dài đơn độc, anh quyết định lập gia đình với cô. Trước khi làm lễ anh đưa cô, nay xem như là hôn thê ra Huế chơi, như để giới thiệu với cô một số bạn bè và thành phố quê hương mình. Chuyến đi Huế này không ngờ gặp tai nạn và biến cố giữa đường khiến anh thay đổi hẳn suy nghĩ và chương trình hôn nhân đứt đoạn.

Cuộc gặp gỡ giữa Trịnh Công Sơn và cô gái người Nhật Y.M, là một “thiên tình sử”. Cô rời nước sang Việt Nam tìm gặp anh và nói ý định của mình là nghiên cứu lời nhạc của anh. Chừng ấy đủ để làm dậy tính hiếu kỳ của anh. Cô cho biết sẽ để ra 4 năm học tiếng Việt. Cô lui tới với anh tự nhiên, thoải mái. Đây là một thiếu nữ Nhật của thời đại mới. Khỏe mạnh, đi đứng lóc cóc, đóng cửa thình thình. Cô còn chơi môn bóng chuyền. Cô sang Pháp học tiếng Việt tại Đại học Paris 7. Đặng Tiến bạn của Trịnh Công Sơn là thầy của cô. Thời gian Trịnh Công Sơn có mặt ở Paris tháng 5.1989, hai người cùng hát trong đêm diễn. Cô vừa đàn vừa hát tiếng Việt. Việt học tiếng Việt của cô có kết quả rất tốt: cô phát âm khá chuẩn, viết tế nhị và sâu sắc. Luận văn của cô: Ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, dày 109 trang được bảo vệ tại Đại học Paris 7, đạt kết quả cao: 17 điểm trên 20, thuộc loại điểm cao nhất ở đại học này. Tất cả những sự việc xảy ra đều êm xuôi, đẹp đẽ, riêng cuộc tình kết thúc dở dang.

Trịnh Công Sơn là người yêu cái đẹp. Anh cũng muốn em gái mình mặc đẹp. Anh nhiều phen được đề cử chấm thi về thời trang và anh phải lòng một á hậu báo Tiền Phong 1990: cô V.A. Đúng là dáng dấp một thiếu nữ đáng yêu đối với anh: đẹp, dong dỏng. Với cô này, đây là lần thứ hai Trịnh Công Sơn có ý định lập gia đình. Và cũng lần thứ hai “nửa đường đứt gánh”.

Anh biết ca sĩ Hồng Nhung từ đầu những năm 90, lúc cô theo bố vào Sài gòn và học ở Đại học Tổng hợp khoa Anh. Đây là thiếu nữ duyên dáng, thông minh, có giọng ca tròn và ngọt, phát âm và luyến âm tài tình. Hồng Nhung quý mến và trân trọng anh, lắng nghe những lời hướng dẫn trong nghệ thuật và kỹ thuật ca diễn. Trịnh Công Sơn cũng vui mừng gặp được một giọng ca thể hiện được trọn vẹn những tình ý của mình trong ca khúc như Khánh Ly trước đây. Anh viết riêng cho cô mấy ca khúc có hình ảnh của “Bống”.

Trịnh Công Sơn còn là họa sĩ có nét riêng của mình. Anh đã tự trình bày một số tuyển tập ca khúc của anh. Anh thích vẽ chân dung thiếu nữ. Một người mẫu sau này thường trở đi trở lại trên khung bố của anh là T.H.
__________________
tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
DeMen is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn