View Single Post
Old 11-11-2006, 10:23 PM   #8
Hồ sơ
DeMen
Administrators
 
DeMen's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Cư ngụ: Noitacol
Tuổi: 38
Số bài viết: 2,266
Tiền: 25
Thanks: 370
Thanked 913 Times in 460 Posts
DeMen is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Thơ viết cho Trịnh...

Chủ đề tình yêu trong nhạc Trịnh

(Bửu Ý)

Từng người tình bỏ ta ra đi như những dòng sông nhỏ (hay là những bóng hồng đã đi qua đời Trịnh Công Sơn)

Trịnh Công Sơn luôn là người hòa nhã với mọi người, có khi còn chịu đựng, lặng lẽ đối với ai đã xử sự không phải với mình, mong muốn người ấy hồi tâm. Đối với nữ đức tính ấy được tô đậm thêm đến mức có người bảo anh là nịnh đầm (galant). Nói chung, anh đặc biệt lịch sự, chăm chút đối với phái nữ, gần như không phân biệt, đối với em gái cũng vậy.

Thêm vào đó, anh là người yêu hoa đẹp, hay nói cách khác anh là người cần yêu để yêu đời hơn, để thêm phần cảm hứng.

Tôi muốn quay lại cuốn phim những người phụ nữ đi qua đời anh. Tôi tạm dùng chữ “đi qua” một cách nhẹ nhàng, không có màu sắc, không có hậu ý. Nhưng nó có thể bao hàm nhiều nghĩa khác nhau tùy theo từng trường hợp. Nó có nghĩa là ghé vào, hay là dừng lại. Nó cũng có nghĩa là yêu, là phụ, hay là ít nhiều yêu anh.

Việc làm này tôi biết là việc làm hay ít dở nhiều, vì có thể gây đụng chạm và sai sót. Tôi cố gắng tránh đụng chạm, vì nhiều lẽ, bằng cách ghi tắt tên người, nhưng sẽ không tránh được sai sót vì thú thật, những năm sau cùng của đời anh tôi không gần gũi thường xuyên.

Tóm lại một lời, tôi mong được sự thông cảm, rộng lượng của những người, dù muốn hay không đã góp phần quý giá của mình vào sự nghiệp của Trịnh Công Sơn.

³³³³


Giai đoạn Huế 1. Khoảng chừng 1957 – 1962. Một thiếu nữ thuộc số hoa khôi của Huế tên là N.B ở vùng phố cổ Gia Hội, thuộc lớp kín cổng cao tường. Các chàng trai đi qua đi lại trước nhà thường dòm dỏ vào, nhưng ít khi trông thấy bóng hồng. Trịnh ít thổ lộ, giữ lấy hình ảnh này riêng cho mình. Nàng có đáp ứng chăng? Một mối tình đi qua một vài trung gian thân thuộc của cả hai phía nhiều hơn là trực tiếp.

Phía hữu ngạn sông Hương cũng có một hoa khôi trường Đồng Khánh và sau đó sang trường Quốc Học lớp cuối trung học. Nàng là P.T. Dáng thanh, đẹp nhất là đôi mắt, áo dài, guốc mộc, dải món tím. Vì chị của nàng là ca sĩ, Trịnh mượn cớ lân la và đến nhà. Trịnh có phen tâm sự: “Nàng có mùi thơm riêng biệt. Nàng chỉ cần im lặng đứng sau lưng mình là mình biết ngay”. Gia đình của nàng cũng mến Trịnh. Ngoài tình yêu còn có sự lui tới ca hát vui chơi. Thêm một lợi thế cho người thiếu nữ này: từ nhà cô đến trường chỉ một con đường, lại là đường đẹp nhất thành phố với hai hàng long não thơm phưng phức và xanh như ngọc (... hàng cây lá xanh gần với nhau... Mưa Hồng), nàng lại có dáng đi tuyệt đẹp, tha hồ cho Trịnh nhìn ngắm ngun ngút một con đường xanh tươi có thêm linh hồn.

Gần cầu Trường Tiền có một khách sạn lớn do người Pháp xây cất từ đầu thế kỷ. Đến giữa năm 1985, phần lớn khách sạn này trở thành cơ sở của Đại học Huế, nhưng một phần nhỏ vẫn dành cho vài cửa tiệm lớn và chỗ ở riêng. Tại đây, có một thiếu nữ tên là H, bốn mùa mặc toàn lụa, nét kiêu sa, tân tiến. Vừa “rất Huế”, vừa tây Phương, nét sau này ít tìm thấy ở các thiếu nữ Huế.

Nhưng người thiếu nữ gây ấn tượng sâu đậm hơn là N.V.B.D, là người “ở bên kia cầu”, bên kia con sông đào. Đây là một gia đình nhà giáo, kín cổng cao tường, nghiêm ngặt. Hai nhà ở gần nhau, cách chỉ một chiếc cầu ngắn, nhưng khó gặp nhau. Trịnh nuôi trong lòng một nỗi ấm ức khó tan. Về sau này gặp lại, thời gian nàng vào học ở Sài Gòn và mãi sau năm 1975 khi nàng từ nước ngoài về, những lần gặp ấy có gì khác hẳn rồi, bởi lẻ đơn giản là “ta không tắm hai lần trong một dòng sông”. Đây là mối tình in dấu sâu đậm hơn cả, không những thế mà thôi, tôi có cảm tưởng nó vẫn còn mãi trong anh và còn in dấu lên tất cả các mối tình khác về sau.
__________________
tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
DeMen is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn