Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An

Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An (http://www.lqdlongan.com/forum/index.php)
-   Góc "Tám" (http://www.lqdlongan.com/forum/forumdisplay.php?f=183)
-   -   Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành... (http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?t=10202)

Lai Quoc Dat 27-09-2010 09:36 AM

Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Sáng đầu tuần, cà phê, đọc báo và thấy có vài vấn đề nên post lên để ta cùng suy nghĩ xem...

- [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]1 câu hỏi khó có lời giải đáp...

- [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]: Đường tới thăng long thành: Phim này phục vụ ai và mục đích phục vụ là để làm gì?

- Đi tắt, đón đầu, một sự thông minh trong cách suy nghĩ nhưng lại quên 1 vấn đề cơ bản trong cái suy nghĩ thông minh đó: [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]? Có lẽ vì thế mà ta cứ đi lạc hoài

Và liệu có sự liên quan nào giữa 3 vấn đề trên không nhỉ?

myhanh 27-09-2010 09:45 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Người làm thì ít mà người chê thì nhiều.... Cuối cùng không còn gì để mà chê thì hết chê thui. Ackack.

myhanh 27-09-2010 09:53 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Đọc một loạt bài của Nguyễn Đắc Xuân hình như ông nhìn đời quá bi quan. Ông lo cho văn hoá dân tộc thì đáng trân trọng thật nhưng dùng những chi tiết thái quá để phê bình thì thật đáng tiếc.
Ai biết Lý Công Uẩn ngày xưa đánh võ gì? Tui chắc 100% là hok phải Vovinam rùi?
Cái mũ vua Lý Thái Tổ đội nó hình gì? Sao ông biết chắc là không phải mũ Bình Thiên?
May quá ông này mà duyệt phim thì hok phim nào được chiếu.

Lai Quoc Dat 27-09-2010 10:08 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
@myhanh: Người chê thì nhiều vì những người chê thường cho mình thông minh hơn, biết nhiều hơn và giỏi hơn người bị chê!!!

phanphuong 27-09-2010 11:09 AM

Re: Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi Lai Quoc Dat (Post 77768)
@myhanh: Người chê thì nhiều vì những người chê thường cho mình thông minh hơn, biết nhiều hơn và giỏi hơn người bị chê!!!

Bác nói vậy sẽ làm buồn lòng những người "chê" để bớt cái dở, và thêm nhiều cái "hay" rồi.
Ai đó đã từng nói, ai chửi ta là thầy ta, ai khen ta là kẻ thù của ta. Tất nhiên phải kèm theo vế, chửi đúng và khen sai nữa.
Nhu cầu phản biện xã hội rất cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay. :lightbulb:

Lai Quoc Dat 27-09-2010 11:15 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
@anh pp: Chê là cả 1 nghệ thuật. Chê xuất phát từ tinh thần xây dựng khác với chê kiểu đập bỏ công lao của người khác. Tiếc rằng, hiện nay cái kiểu chê đập bỏ sao mà nhiều quá...

Chê thì dễn nhưng chê theo kiểu 1 ông thầy thì không dễ chút nào...

myhanh 27-09-2010 11:26 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Nhớ lời cô giáo dạy trong môn học để làm Thầy:
"Thầy cô giáo phải luôn nhìn theo hướng tích cực của vấn đề"
Đây là bài học vở lòng để làm Thầy mà.

phanphuong 27-09-2010 11:28 AM

Re: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]
pp đọc sơ bài "chê" bộ phim, thấy tác giả tuy có dùng từ ngữ hơi dữ dằn (biết đâu đó là nghệ thuật gây sự chú ý), nhưng cũng hợp lý mà. Có lẽ khó mà đùng một phát phim VN có thể diễn tả được câu chuyện lịch sử mà không làm cho người xem có cảm giác đang xem...kịch. Bác tác giả có vẻ quá cầu toàn, hay mơ mộng, khi phê bình chăng?
pp rất đồng cảm với tác giả ở quan điểm về văn hóa, nhất là e sợ cái bóng quá lớn của Tàu. Một ngàn năm là quá dài, và bây giờ sự thật nó cứ sờ sờ ra đấy. Giống cả cái tốt lẫn cái xấu. Mới đây có đọc quyển sách tự phê bình của người họ (người TQ xấu xí), tưởng đang đọc sách nói về người mình.
Thế đấy, cứ thấy giống họ là sợ vãi, sợ người ta bảo người Việt là một tỉnh thành của Tàu tách ra từ thời xa xưa...

myhanh 27-09-2010 11:41 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Hà hà! Cũng vì cái "sợ" mà chúng ta phải trả giá quá đắt! Lịch sử còn ghi sờ sờ ra đó. Chúng ta ngày nay phải sẵn sàng ra biển lớn, sẵn sàng đối mặt với bão dữ và sẵn sàng vượt qua chúng. Tôi vẫn tâm đắc với câu nói của 1 ông giám đốc trong lúc trà dư tưởu hậu:
Tao khoái tuổi trẻ tụi bây bây giờ dám suy nghĩ, dám dấn thân, dám sửa sai

Chúng ta phải mở rộng cửa cho các nhà làm phim tự do sáng tạo nghệ thuật. Phim không phạm luật thì cho xuất bản. Sau đó khán giả, nhà phê bình ra tay chưa muộn. Cái này gọi là dám làm, dám sửa sai.
Không nên "sợ" mà đóng sầm cánh cửa cho phát triển kiểu "giết lầm hơn bỏ sót" như vậy.

Độc Cô Cầu Bại 27-09-2010 11:42 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Còn chê là còn quan tâm. Hết chê thì ...pó tay. :teeth_smile:

myhanh 27-09-2010 11:55 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Đọc những dòng phê bình của ông Đắc mình nhớ đến những lần MH ngồi chung với cha xem phim, kịch, cải lương về thời kỳ đánh Mỹ.
Cha thường kể cho MH nghe. Ngày xưa cái áo lính của mình cái nắp túi không nhọn như vậy, cái áo nắp nhọn chỉ có từ năm 1980. Chỉ huy của ta không đeo quân hàm như trong phim vậy. Súng của ta sử dụng không phải loại này, tiếng súng đó không phải loại súng đang cầm, ...
Tuy nhiên cha vẫn khen các phim, tuồng hay lắm.

TheDeath 27-09-2010 05:41 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Bối cảnh thôi, tất cả mọi thứ đều phải xét trong bối cảnh!

- Lúc mà Tung Của và ta cùng nhìn về màu xanh của CN.XH, màu xanh của chân trời cổ tích thì đầu vua đội nón bình thiên, áo giáp trụ thì cũng chẳng sao.

- Giờ là lúc thằng Tung Của nó bá quyền, Đông Bắc thì hục hặc với Nhật Lùn, Nam thì giương oai diễu võ với Phi, Mã, Indo và quan trọng nhất là nó đang áp dụng tiêu chuẩn kép với chính chúng ta. Đang sẵn ai cũng ghét, ai cũng tức, ai cũng căm thế là thằng khỉ nào lại bôi mặt, thoa kem giống y như cái thằng mình lại ghét thế là chửi vào mặt nó, nói tục vào mặt nó... có khi nếu không nói quá, nếu nó nhỏ hơn thì đá vào đít nó cho bỏ tức!

Túm lại, tất cả còn tùy vào bối cảnh thôi!

vodanh 27-09-2010 11:03 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
bài "người Việt thông minh " phản ánh rất đúng thực tế, đó giờ do thông tin ...bít bùng nên mọi người chỉ lo ngủ trên những lời ru người Việt là đệ nhất.

Nhìn vào thời cuộc công bằng mà nói VN quá nghèo và lạc hậu, chỉ hơn được các nước Cuba , Triều Tiên, Lào , Cam gì đó mà lấy mấy nước này để so sánh thì cũng tội quá.

VN chưa định hình được con đường nào là con đường phát triển chính nên cứ bắt chước các nước phát triển của Châu Á nhưng tiếc thay mô hình hoàn toàn khác nhau nên không thể phát triển nổi , vì vậy người ta luôn nói VN có ...tiềm lực.

Lại nói về bộ phim Đường tới Thăng Long gì đó thì có khá nhiều ý kiến trái chiều, ngày Đại Lễ cũng trùng những ngày đặc biệt bên TQ, âu thì cũng là những câu chuyện lịch sử, mà lịch sử VN thì từ đó giờ có ai dám chắc là thông suốt, ngay những sách Lịch Sử chúng ta học thì có phải 100% là chính xác chuyện lịch sử hay không, những điều này đều chưa được kiểm chứng.

vì vậy mình có lời khuyên cho những ai mạnh miệng tuyên bố chắc nịch thông suốt lịch sử thì nên xem lại.

Lai Quoc Dat 28-09-2010 09:06 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
@Vodanh: đồng ý với VD về cách nhìn các vấn đề đó.

Lịch sử, đặc biệt là lịch sử có liên quan sự tranh giành quyền lực, thường do bên thắng trận viết. Và Josep Stalin có 1 câu nói cực hay:"Chính trị là trò chơi bẩn thỉu nhất". Do đó, cái nhìn về lịch sử sẽ có những giá trị khác nhau vào từng thời điểm khác nhau! Và sự kiện Lê Văn Tám là 1 bài học nhắc nhở cho việc chúng ta đừng nên quá tin vào lịch sử mà hãy ghi nhận nó rồi phân tích!...

phanphuong 28-09-2010 09:42 AM

Re: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Thuyết tương đối vẫn đúng khi bàn về quan điểm! ;)

phanphuong 28-09-2010 10:44 AM

Re: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Bàn tiếp chủ đề "thông minh": [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]
Tác giả bài viết quả là có cái nhìn....không mới. Chuyện này, người Việt lúc tụm năm tụm bảy, đã tự mình cười mình đã nhiều, tài ranh khôn vặt, và những thành tựu ở tầm thế giới đã chỉ ra người Việt chẳng thông minh mấy. Có điều, khi viết nghiêm túc thành một bài báo thì làm nhột không ít người Việt, vốn mang trong mình một sự tự hào được nhào nặn từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cái tự hào đó là cần thiết cho bất cứ dân tộc nào, nhưng nhìn nhận và hiểu biết đó như hành trang cái tôi đang tồn tại. Chứ đừng ảo tưởng rồi ru ngủ bản thân. Quả là không nên!
PS: viết một hồi không biết mình muốn nói điều gì nữa! ặc ặc :))

92A01 28-09-2010 10:56 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi Lai Quoc Dat (Post 77798)
@Vodanh: đồng ý với VD về cách nhìn các vấn đề đó.

Lịch sử, đặc biệt là lịch sử có liên quan sự tranh giành quyền lực, thường do bên thắng trận viết. Và Josep Stalin có 1 câu nói cực hay:"Chính trị là trò chơi bẩn thỉu nhất". Do đó, cái nhìn về lịch sử sẽ có những giá trị khác nhau vào từng thời điểm khác nhau! Và sự kiện Lê Văn Tám là 1 bài học nhắc nhở cho việc chúng ta đừng nên quá tin vào lịch sử mà hãy ghi nhận nó rồi phân tích!...

Phân tích để làm gì? Để cho ra thêm một lịch sử khác hay giả thuyết khác. Và túm lại kết quả là gì? Ai đảm bảo kết quả đó chính xác 100%? Hay là nói cho sướng miệng?

92A01 28-09-2010 11:02 AM

Ðề: Re: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi phanphuong (Post 77800)
Bàn tiếp chủ đề "thông minh": [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]
Tác giả bài viết quả là có cái nhìn....không mới. Chuyện này, người Việt lúc tụm năm tụm bảy, đã tự mình cười mình đã nhiều, tài ranh khôn vặt, và những thành tựu ở tầm thế giới đã chỉ ra người Việt chẳng thông minh mấy. Có điều, khi viết nghiêm túc thành một bài báo thì làm nhột không ít người Việt, vốn mang trong mình một sự tự hào được nhào nặn từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cái tự hào đó là cần thiết cho bất cứ dân tộc nào, nhưng nhìn nhận và hiểu biết đó như hành trang cái tôi đang tồn tại. Chứ đừng ảo tưởng rồi ru ngủ bản thân. Quả là không nên!
PS: viết một hồi không biết mình muốn nói điều gì nữa! ặc ặc :))

Tự hào ở đây không phải để giống như AQ mà là để nhắc nhở hoặc để người sau cố gắng kế tiếp truyền thống. Giống như slogan của forum nè.

Lai Quoc Dat 28-09-2010 11:32 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi 92A01 (Post 77801)
Phân tích để làm gì? Để cho ra thêm một lịch sử khác hay giả thuyết khác. Và túm lại kết quả là gì? Ai đảm bảo kết quả đó chính xác 100%? Hay là nói cho sướng miệng?

Phân tích để biết rằng ta nên có cái nhìn như thế nào với nó chứ không phải để đưa ra thêm 1 lịch sử khác. Một cái nhìn đúng bao giờ cũng là 1 trong những điều kiện cần thiết để có hành động đúng. Còn, nói cho sướng miệng thì chẳng cần phân tích chi cả, ta vẫn có thể nói được như cách 1 số người hay đăng đàn phát biểu theo kiểu cảm tính.

Phân tích 1 hiện tượng 1 sự kiện bao giờ cũng khó hơn chấp nhận hoặc phủ nhận nó.

phanbo 28-09-2010 11:33 AM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Nói chung cũng ko có gì phải bàn cãi cái sự thông minh của mình so với của người được. Vì mình có cách làm khác với họ, văn hóa của mình khác với họ, vị trí đất nước mình khác với họ. Nền văn minh của người ta là văn minh tư bản, quyền lợi cá nhân đặt lên trên hết, nên có kiểu phát triển kinh tế, phát triển con người khác với mình. Còn mình là nền văn minh lúa nước, tự cung tự cấp là trên hết, muốn có công nghệ cao thì mua của họ về xài, ko cần phải ganh đua về kỹ thuật chi cho mệt, vì có cố thì cũng ko bằng được họ.
Nói tới đây mới nhớ đang có Triễn lãm Nền văn minh lúa nước sông Hồng đang diễn ra. Mọi người tha hồ giẫm lên lưng mấy cụ rùa quý hiếm. Cũng hài hước thật ! :shades_smile:

92A01 28-09-2010 12:35 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi Lai Quoc Dat (Post 77804)
Phân tích để biết rằng ta nên có cái nhìn như thế nào với nó chứ không phải để đưa ra thêm 1 lịch sử khác. Một cái nhìn đúng bao giờ cũng là 1 trong những điều kiện cần thiết để có hành động đúng. Còn, nói cho sướng miệng thì chẳng cần phân tích chi cả, ta vẫn có thể nói được như cách 1 số người hay đăng đàn phát biểu theo kiểu cảm tính.

Phân tích 1 hiện tượng 1 sự kiện bao giờ cũng khó hơn chấp nhận hoặc phủ nhận nó.

Vậy LQĐ có đảm bảo cái nhìn nào đúng không? Thế nào là đúng? Vì như P.P nói thì quan điểm cũng có tính tương đối!
Còn nếu chỉ phân tích thôi mà không cần đúng hay không có rút ra được điều gì thì cũng giống nói cho sướng miệng.

vodanh 28-09-2010 01:15 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
chữ " đúng " ở lịch sử được hiểu là " tính trung thực và sự công bằng " cho nên nếu nói tương đối chỉ là nói giảm, nói tránh vì sự thật lịch sử đi xuyên suốt chiều dài thời gian còn cách nói là do con người tạo ra.

Chúng ta cứ nghe râm ran báo chí viết là sách giáo khoa ( SGK ) Nhật thay đổi cũng do người dân các nước phán đối lên án SGK Nhật viết không đúng sự thật --> đây được coi là 1 sự kiểm chứng.

Có 1 lời khuyên là các nhà khoa học đầu ngành của các nước cùng ngồi lại với nhau đến viết nên 1 lịch sử đúng đắn, tiếc thay điều này không thể xảy ra, 1 phần vì lý do chính trị , 1 phần cũng do tài liệu bị mai một.

vì vậy trong bối cảnh hiện đại rất cần tính trung thực và sự công bằng để mọi người " đối nhân xử thế " không bị nhầm lẫn rồi tung hô cãi vả.

myhanh 28-09-2010 01:27 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Sợ quá! Chạy thui toàn cao nhân ko!
Mình thấp nhân (cao có 1m67 hà!) nên dựa cột nghe các cao nhân "cải vả" hề hề.

Lai Quoc Dat 28-09-2010 01:28 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Việc phân tích chỉ để ta có cái nhìn rõ hơn về sự kiện đó. Còn đúng hay sai (theo cái khách quan vốn có của nó) thì như VD nói, là chuyện rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Việc phân tích chỉ làm cho ta hiểu rõ và ứng xử cho phù hợp. Không riêng về lịch sử, mà trong cuộc sống nó vẫn thế. Cần có sự phân tích trước 1 sự kiện để ta ứng xử cho phù hợp, hạn chế tính cảm tính. Tuy nhiên, phân tích theo góc nhìn của ta thì ko thể đảm bảo loại trừ tính chủ quan vì nhiều khi, ta đặt quan điểm của mình vào đó. Nhưng ít ra, sự phân tích đó giúp ta tự tin ứng xử tốt hơn.

vodanh 28-09-2010 03:27 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi myhanh (Post 77809)
Sợ quá! Chạy thui toàn cao nhân ko!
Mình thấp nhân (cao có 1m67 hà!) nên dựa cột nghe các cao nhân "cải vả" hề hề.

cái này có gọi là lạc chủ đề không anh , em nghĩ không có lý do gì mà mình lại không bày tỏ chính kiến để thảo luận, đôi khi các bài viết nhỏ thế này làm cho suy nghĩ người ta thoáng hơn chút.

92A01 28-09-2010 11:39 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi myhanh (Post 77809)
Sợ quá! Chạy thui toàn cao nhân ko!
Mình thấp nhân (cao có 1m67 hà!) nên dựa cột nghe các cao nhân "cải vả" hề hề.

Chưa gì chạy rồi em? Toàn là chính kiến riêng thôi mà? Ai cũng có thể nói được. Đúng sai tính sau.

phanphuong 29-09-2010 01:32 PM

Re: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trở lại bộ phim được đánh bóng như là một lễ vật cho đại lễ!
Trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó!

SGTT.VN - Trong những ngày này, bộ phim Đường đến thành Thăng Long nhận được không ít chỉ trích. Dù đã nhân danh là phim phục vụ đại lễ, bào chữa bằng yếu kém của hạ tầng điện ảnh nước nhà, thậm chí viện dẫn các khái niệm “giao thoa”, “tiếp biến văn hoá” nhưng bộ phim này vẫn khó có thể được công chúng chào đón như một sản phẩm cung tiến cha ông. Vì sao?


Diễn viên Trung Quốc tham gia đóng phim Đường tới thành Thăng Long. Ảnh: Phạm Xuân Hải
Người Việt đã bị nhiều dân tộc đô hộ, xâm lược. Với bản tính hiếu hoà, số đông người Việt ngay dưới thời bị cai trị, vẫn đón nhận điểm sáng văn minh của chính quốc gia cai trị mình để biến nó thành vốn liếng và di sản dân tộc. Chữ quốc ngữ, trường Viễn Đông Bác cổ, đại học Y khoa Đông dương, chiếc áo dài của hoạ sĩ Lê Phổ… là những minh hoạ điển hình cho sự cầu học không hề hẹp hòi của người Việt. Nhưng với văn hoá Trung Hoa, thì không được như thế!

Trong một bài phỏng vấn mới đây, học giả Hữu Ngọc có đề cập đến một khái niệm do UNESCO đề xướng và nhấn mạnh: “tiếp biến văn hoá” (acculturation). Theo Hữu Ngọc, tiếp biến văn hoá xảy ra “khi hai nền văn hoá gặp nhau, mỗi nền văn hoá sẽ mất đi một ít và thu về một ít để tạo ra cái mới”. Nhưng định nghĩa về tiếp biến văn hoá của UNESCO, một vấn đề muôn thuở, không thể áp dụng cho văn minh Trung Hoa khi tiếp cận với văn hoá Việt. Ngoài công khai hoá về nông nghiệp của Sĩ Nhiếp, nền cai trị của người Trung Hoa hơn ngàn năm trên đất nước của chúng ta có thể tóm gọn vào hai chữ: áp đặt và đồng hoá. Nền văn hoá ngạo mạn ấy chỉ muốn lấy đi mà không trao tặng, loại trừ tất cả các giá trị không giống mình, sẵn sàng miệt thị đất nước văn hiến của chúng ta là bọn “Nam man”. Cũng chính những kẻ cai trị ấy thẳng tay đốt kinh sách, huỷ diệt không thương tiếc những tàng thư văn hoá của đất nước này. Chính những kẻ kiêu ngạo và cực kỳ tham lam ấy bắt các vua chúa Việt Nam tiến cống nho sĩ, nghệ nhân, mỹ nữ… sang Trung Quốc, thay vì để cho các giá trị văn hoá sống động, những bộ gene ưu việt ấy triển nở ngay trên chính quê hương của họ. Cuộc cai trị của người Hoa trên đất nước chúng ta đầy hung hãn và áp đặt. Và rất ít tính khai sáng, như nó vẫn đồng hành với mọi cuộc xâm lăng từ một nền văn minh khác.

Hiểu như vậy, không lạ lùng khi thấy thái độ dè chừng, tự vệ (đúng nghĩa) đã ăn sâu vào tâm thức Việt tự bao đời. Từ việc đồng lòng ném đá chôn vùi cột đồng Mã Viện xấc xược, cho đến thái độ ngoại giao mềm mỏng: thần phục bên ngoài nhưng vẫn nuôi binh phòng thủ của các vương triều Việt Nam… đều là những minh chứng rõ ràng cho thái độ đề kháng ngấm ngầm của bao thế hệ người Việt. Nó đã là tâm thức dân tộc, nó mang tính di truyền và là một phần căn tính của người Việt để không bị đồng hoá hay xoá sổ trước một nền văn minh lớn dường ấy.

Một ngàn năm bị đô hộ, người Việt vẫn không bị đồng hoá. Ít có dân tộc nào bị cai trị trong một thời gian quá dài như vậy, bởi những kẻ dã tâm thì thừa mà tâm khai sáng thì thiếu, lại có thể trường tồn và giữ gìn nguyên vẹn bản sắc. Đó là một phép lạ lịch sử ngoại hạng.

Từ góc nhìn đó, phép lạ về sự tồn tại của văn hoá Việt là đương nhiên, nếu hiểu và chấp nhận thái độ cảnh giác cố hữu của dân tộc trước nền văn minh Trung Hoa vĩ đại.

Và cũng từ góc nhìn đó, hiểu được căn nguyên của những ý kiến phản đối, chỉ trích dành cho bộ phim Đường đến thành Thăng Long. Trừ một thiểu số, chưa ai được xem từ đầu đến đuôi bộ phim này, ngoại trừ một vài trích đoạn. Mà dù chỉ vài thước phim ngắn ngủi, không ai có thể chối cãi một điều: ngoại trừ khoản nói tiếng Việt, người ta không thấy sự khác biệt giữa nó và những phim cổ trang Trung Quốc đang chiếu nhan nhản trên tivi Việt hàng đêm.
Rất tiếc, các cổ sử của chúng ta không đủ phong phú để làm tư liệu cho một bối cảnh thuần Việt. Mà sự thuần Việt này chưa hẳn đã có, sau cuộc giao thoa văn hoá với người Trung Hoa qua nhiều thế kỷ. Công luận lên án sự ăn mặc giống vua chúa Trung Quốc, không phải là không hữu lý. Nhưng mặc sao cho ra vua chúa Việt Nam thì không đủ cứ liệu. Mà nếu trách phim ta “giống Tàu”, chắc cũng hơi oan! Vì nếu tái hiện hình ảnh cụ Phan Chu Trinh cắt tóc ngắn, mặc veste đeo nơ… rất Tây, không lẽ lại là bôi bác hình tượng ái quốc sáng chói của cụ Phan hay sao (?)

Cái sự “giống Tàu”, trong chừng mực nào đó là điều dễ hiểu (tuy khó chấp nhận). Chỉ có điều, Đường đến thành Thăng Long được rêu rao là một vật phẩm văn hoá, cung tiến tổ tiên trong dịp đại lễ ngàn năm chứ không phải là một bộ phim thương mại thuần tuý. Cái sự chướng mắt là từ đây. Nó cũng na ná như việc mời đầu bếp Tây làm bánh gatô cúng ông bà trong ngày giỗ tổ (?), thay vì tấm bánh chưng xanh thuần Việt.

Lại có ý kiến theo kiểu cái gì không hợp nhãn, không thuận tai thì cấm, đề xuất cấm chiếu Đường đến thành Thăng Long. Thiết nghĩ, đây là một thái độ cực đoan cần tránh. Cấm đoán thì khi nào cũng thế, là biểu hiện của sự bất lực và tự ti. “Quản” không được thì cấm tiệt, là cung cách của những nhà quản lý bất tài.

Trong số đông hơn 86 triệu người Việt, không ít người đã no nê với phim Trung Quốc nhan nhản hàng đêm. Lại chiếu vào dịp đại lễ Thăng Long, có thể nó là một sự đánh tráo văn hoá bất kính và thô thiển. Không thể cấm nó như cấm một sản phẩm thương mại thuần tuý, thậm chí rẻ tiền. Nhưng xin đừng hồ hởi đánh bóng, tâng bốc nó, như một lễ vật văn hoá cung tiến cha ông.

Tóm lại, hãy trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó!
[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]
LÊ ĐÌNH PHƯƠNG

Lai Quoc Dat 29-09-2010 02:31 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Xem [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...], những cái chê đến chết người!

- Chê gì không chê, lại đi chê diễn viên ko đủ tầm đóng cái vai lớn. Potay
- Chê ông tác giả biên kịch: trời ạh, ông ấy lấy ý tưởng thôi!
- Cứ đòi phải có hình ảnh của Việt Nam: hỏi ai mà dám cho đoàn làm phim vào mấy cái chỗ danh lam thắng cảnh đó mà quay! Còn làm mô hình hả, tiền đâu?
- Chê cả luôn ông đạo diễn dốt ngoại ngữ, có cần lên mặt báo chê như thế không nhỉ?
Người ta là phim tư nhân, lấy ý tưởng từ 1 nhân vật có thực trong lịch sử. Hiểu thế cho đơn giản! Chuyện có là lễ mừng cho ngày đại lễ hay không là chuyện khác vì cũng có khối cái ăn theo sự kiện đó thôi! Phim tự nhân, cho nên mục đích cuối cùng là lợi nhuận (có thể là vật chất hoặc phi vật chất).

Chưa xem phim nên không biết nó hay dở ra sao nhưng cái cách chê thì đúng là chê kiểu này, hơi mếch lòng thiệt...

phanphuong 29-09-2010 02:38 PM

Re: Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Trích:

Nguyên văn bởi Lai Quoc Dat (Post 77859)
Xem [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...], những cái chê đến chết người!

- Chê gì không chê, lại đi chê diễn viên ko đủ tầm đóng cái vai lớn. Potay
- Chê ông tác giả biên kịch: trời ạh, ông ấy lấy ý tưởng thôi!
- Cứ đòi phải có hình ảnh của Việt Nam: hỏi ai mà dám cho đoàn làm phim vào mấy cái chỗ danh lam thắng cảnh đó mà quay! Còn làm mô hình hả, tiền đâu?
- Chê cả luôn ông đạo diễn dốt ngoại ngữ, có cần lên mặt báo chê như thế không nhỉ?
Người ta là phim tư nhân, lấy ý tưởng từ 1 nhân vật có thực trong lịch sử. Hiểu thế cho đơn giản! Chuyện có là lễ mừng cho ngày đại lễ hay không là chuyện khác vì cũng có khối cái ăn theo sự kiện đó thôi! Phim tự nhân, cho nên mục đích cuối cùng là lợi nhuận (có thể là vật chất hoặc phi vật chất).

Chưa xem phim nên không biết nó hay dở ra sao nhưng cái cách chê thì đúng là chê kiểu này, hơi mếch lòng thiệt...

Đúng là chê như vậy không hay cho lắm.
Nhưng đọc bài viết thấy có cái hình như vầy:

Với cái lịch sử 1000 năm đô hộ giặc Tàu, pp nghĩ đa phần người Việt sẽ rầu xẩu mình khi thấy một ông Vua của mình như thế. :thumbs_down:
Mà, ai biết được, hồi xưa ổng ăn mặc y chang như vậy, giống Tàu, thì sao. Giống như giờ, toàn bộ đều com lê theo Tây hết.

Lai Quoc Dat 29-09-2010 03:03 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
@anh pp: Đúng đó, rầu thiệt vì thấy nó giống Tàu. Nhưng nếu nó sự thực là như thế, thì cũng phải nhận rồi bằng lòng tự trọng dân tộc mà đi lên.

myhanh 29-09-2010 04:58 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Ai bảo nó giống Tàu! Nó chỉ giống phim Tàu. Ai biết Tàu ngày xưa nó mặc gì? Có chắc nó đội cái mũ vậy hay là lấy cái nồi nó đội. Ha ha.

fantomas_la 30-09-2010 01:16 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
Phim ảnh là giải trí, dành cho người xem thì cứ để người xem quyết định thành bại của nó. Bình luận chi nhiều, toàn "chém gió". Cách đây vài tháng nói về bộ phim mới của Trương Nghê Mưu (phim thuần khiết gì đó... nói là sẽ ko thành công). Giờ đọc báo thấy phá kỷ lục doanh thu .... hixhix

vodanh 30-09-2010 04:27 PM

Ðề: Người Việt thông minh và đường tới Thăng Long Thành...
 
ông Giám Đốc hãng phim Hội nhà văn ức quá nên viết 1 bài dài cũng có lý , không có chỉ link mà copy nguyên xi qua cho dễ coi : ( hình như cái phim này không được chiếu dịp Đại Lễ nữa ).

Trích:

Phim truyện lịch sử Việt Nam - vì sao khó làm?
Thật đáng tiếc là phim Lý Công Uẩn lại không giao cho hãng phim truyện Việt Nam làm. Chỉ vì tranh luận mà nhà quản lý sợ không giao dự án nữa, nên mới có chuyện việc làm phim của công ty Trường Thành đầy chất nghiệp dư chăng?

Bộ phim “Thái tổ Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long” của công ty Trường Thành vừa ra đời, lập tức đã có nhiều tranh cãi gay gắt. Là một nhà làm phim, tôi đã xem xét rất kỹ nhiều ý kiến đăng tải trên các báo, website, blog về vấn đề này, quả thật buồn nhiều hơn vui. Chê hay khen, ủng hộ hay công kích, không bằng chia sẻ chân thực những ý nghĩ và việc làm của chính mình, của đơn vị tôi phụ trách là Hãng phim Hội Nhà văn, một hãng phim có kinh nghiệm hợp tác làm phim với Trung Quốc.
1. Có lẽ, đa số người lên tiếng chê phim là có màu sắc Trung Quốc đều chưa xem phim. Nên chăng, nhà sản xuất nên tổ chức chiếu giới thiệu cho một bộ phận nhỏ đối tượng, như các học giả, các nhà báo, nhà văn, nhà chuyên môn làm phim và nhà quản lý văn hoá. Gọi là chiếu nghiên cứu, chưa phổ biến, cũng được. Sau khi xem phim rồi, mới nên căn cứ vào đó mà khen chê nhau. Tôi không có ý bênh công ty Trường Thành, nhưng có như vậy khen chê mới thấu tình đạt lý.
Thực tế đã xảy ra việc một tiến sĩ sử học có trong tay chỉ là bản kịch bản phim, nhưng vẫn cứ đi kiện nội dung bộ phim mà hãng chúng tôi làm ra. Vì khi sản xuất phim, chính tác giả kịch bản và đạo diễn đã sửa thoại rồi, sau đó vì ông ta chót kiện rồi, thì cố bới ra lỗi khác để tiếp tục kiện. Lại có một tờ báo đăng bức ảnh một cảnh quay trong phim chúng tôi làm ở trường quay, nhưng thực ra đó chỉ là cảnh ở trường quay, còn trên phim thì đã qua khâu kỹ xảo, những râu ria bị tẩy hết rồi, và bị cắt cúp cảnh, vì đạo diễn hình ảnh không ngớ ngẩn như vậy. Những bức ảnh lưu hành trên mạng về phim Trần Thủ Độ và phim của công ty Trường Thành là rất đậm mầu sắc Trung Quốc, nhưng tôi vẫn nghĩ, lẽ nào nhà sản xuất lại để như vậy. Cái mái lầu kia là ngói ống Trung Quốc, biết đâu khi lên phim các nhà làm phim đã tẩy nó đi, thay vào đó là ngói vảy âm dương của Việt Nam rồi thì sao? Nếu thế các nhà khen chê chẳng phải là bị một phen "việt vị" ư? Mà câu chuyện phim cũng chưa ai biết nó như thế nào, tôi tin rằng, kịch bản có lẽ là vấn đề nặng nề hơn, so với việc cảnh phim "trông giống phim Trung Quốc".
2. Ông Phan Cẩm Thượng có trả lời phỏng vấn về việc làm phim của công ty Trường Thành rồi kết luận “Việt Nam chưa thể làm phim lịch sử”, là do ông có những trải nghiệm, quan sát người Trung Quốc làm phim. Nhưng sau đó ông lại nói "điện ảnh là nghệ thuật". Đúng, không ai phủ nhận điện ảnh là một nghệ thuật, nhưng ông Thượng chưa diễn đạt được ý tiếp theo: Điện ảnh là một nền công nghiệp. Vì có quá nhiều người không hiểu nổi điện ảnh là một ngành công nghiệp, nên không hiểu vì sao Việt Nam chưa làm được phim hay.
Hiện nay, một bộ phim là kết quả của một dây chuyền công nghệ hiện đại, thâu nạp trong nó cả những ngành khoa học kỹ thuật hiện đại nhất. Điện ảnh hiện đại có cơ sở hạ tầng riêng cho nó, có hệ thống các ngành phụ trợ cho nó. Nôm na có thể ví dụ như nền công nghiệp ôtô. Ai cũng hiểu để làm ra một cái ô tô, phải có nền công nghiệp phụ trợ, rồi có tiến trình nội địa hoá dần dần. Nhưng lại rất ít người, đặc biệt là nhà quản lý văn hoá, chịu hiểu rằng, để làm ra một phim truyện tử tế như Hollywood hay chí ít Trung Hoa lục địa đã làm, thì cũng cần một nền công nghiệp điện ảnh có hạ tầng không kém nền công nghiệp ôtô, thậm chí mức độ công nghệ còn hơn vì kỹ thuật quang học, kỹ thuật vi tính có lẽ áp dụng tất cả thành tựu mới nhất trong điện ảnh. Tại Hoành Điếm, có hàng trăm hécta với 11 trường quay, có một khu công nghiệp với hơn 100 công ty điện ảnh, chuyên cho thuê từ ống kính hàng chục triệu đồng một ngày, đến việc cho thuê cái chổi cùn thế kỷ 19. Có công ty làm kỹ xảo mà giá trị một phút phim có thể tính bằng tiền triệu đôla, có các công ty làm bối cảnh sao cho giống thật nhất để rồi… đốt đi.
Có lẽ nên biên tập lại ý của ông Phan Cẩm Thượng là: Việt Nam hiện nay chưa có ngành công nghiệp điện ảnh đủ làm một bộ phim cạnh tranh được trên thị trường phim ảnh thế giới. Nếu cách đây 10 năm, nhà quản lý văn hóa khôn ngoan chuẩn bị một trường quay và một số cơ sở thiết yếu cho điện ảnh, thì có thể năm 2009 có thể bắt tay làm được một phim lịch sử có thể xem được chào mừng 1000 năm Thăng Long. Còn nói như một số người, chỉ nên làm phim tại Việt Nam hiện nay, thì hoặc là nói để mà nói, hoặc là không hiểu gì về việc làm phim. Nếu làm phim như ở Việt Nam, thì cố gắng lắm cũng như Tây Sơn hào kiệt, hoặc nói một cách ví von thì, giống như bảo làm cái ôtô “made in Vietnam”, có lẽ chỉ làm ra cái xe công nông mà thôi. Lại có người bảo, cứ đi quay ở Bái Đính là ra Hoa Lư, quay ở Huế là ra Thăng Long, thì thật là hồ đồ, không hiểu làm phim thế nào.
3. Trong điều kiện như Việt Nam, hoàn toàn thiếu thốn như vậy, thì những nhà sản xuất phim muốn nhanh chóng làm ra một bộ phim lịch sử, tất yếu phải nghĩ đến việc tận dụng cơ sở hạ tầng của điện ảnh Trung Quốc. Vấn đề là làm như thế nào mà thôi. Có lẽ, cần 2 yếu tố, một là việc làm phim phải được trao vào tay các nhà chuyên môn có kinh nghiệm, hai là việc làm phim với Trung Quốc cũng cần phải hiểu đối tác, lựa chọn một phương thức hợp tác thích hợp để đạt mục tiêu của mình là làm ra một phim Việt Nam. Có thể lấy Hàn Quốc làm kinh nghiệm tốt. Họ cũng quay phim tại Trung Quốc, nhưng lại làm ra bộ phim Hàn Quốc. Cũng như Nhật Bản có do dự gì khi lắp ráp ôtô ở nước ngoài, và vẫn lắp ra ôtô nhãn hiệu Nhật Bản. Vậy thì nhà làm phim có bản lĩnh, thế giới chính là trường quay của ông ấy, nội dung phim sẽ nói ông ấy là thế nào. Vấn đề là sở hữu trí tuệ trong một tác phẩm. Theo dõi các tranh luận về phim của công ty Trường Thành, tôi thấy không phải lỗi là “làm phim ở Trung Quốc”, mà là lỗi ở những người Việt Nam đi làm việc với Trung Quốc. Công ty Trường Thành đã cố gắng mời các chuyên gia văn hoá nhưng đó cũng chưa phải chuyên gia về lĩnh vực làm phim. Có thể là họ không thổi được cái bản lĩnh sáng tạo vào tác phẩm điện ảnh nên mới ra nông nỗi ấy.
Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam đã hợp tác với các đơn vị Trung Quốc làm 2 phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng KôngHà Nội - Hà Nội, hiện nay lại đang thuê Trung Quốc làm dịch vụ kỹ thuật phim Vượt qua bến Thượng Hải, và các phim này đều được đánh giá tốt. Một là, vì những đề tài phim chúng tôi chọn phù hợp với việc hợp tác với Trung Quốc, không có yếu tố bối cảnh và con người Trung Quốc là không được, không ảnh hưởng đến việc suy diễn có thể có hại đến hợp tác. Hai là, chúng tôi huy động được 2 yếu tố thành công như đã nói ở trên: đoàn làm phim và các tác giả có chuyên môn cao, hợp tác với Trung Quốc có nguyên tắc và hiểu biết lẫn nhau, mục tiêu là làm phim Việt Nam, nói về con người Việt Nam. Tuy vậy, cũng khá nhiều vấn đề mà nếu buông ra, có thể làm cho bộ phim hỏng, mà chỉ có người làm chuyên môn mới hiểu và xử lý được. Công ty Trường Thành đã [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...] không tầm thường đâu, nhưng lại để cho một đạo diễn Việt Nam mới toe làm đối tác, thì khó có thể có kết quả tốt được.



Điện ảnh Trung Quốc là một nền công nghiệp, có thị trường, Nhà nước không hỗ trợ tiền để làm phim như ở Việt Nam, các dịch vụ điện ảnh là thuần tuý thương mại. Họ có trường quay, có công ty làm bối cảnh, may trang phục, anh đến đặt hàng thì vấn đề là anh đặt hàng thế nào lại để họ ép anh, tôi thực sự không hiểu? Có thể nhà sản xuất Trường Thành quan niệm về việc làm phim tương đối đơn giản, dẫn đến chủ quan. Hoặc nhà sản xuất quan niệm chỉ có phim là chiếu được, rồi thu tiền về chăng? Nếu vậy, cú thất bại này sẽ là bài học cho nhà sản xuất.
4. Cách đây 3 năm, hãng phim Hội Nhà văn có khởi động một dự án làm phim về Vua Đinh và kinh đô Hoa Lư. Chúng tôi quan niệm, những đề tài lịch sử chính yếu, nòng cốt cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long có thể chỉ nên dành cho các hãng phim lớn, có nhà nước đầu tư lớn. Do vậy nên chúng tôi chọn đề tài Hoa Lư và Vua Đinh (và có lý do như sẽ nói sau đây). Hãng phim đã đầu tư làm kịch bản trong 2 năm. Để chuẩn bị cho việc làm phim, chúng tôi có gửi thư mời đến các cơ quan Trường, Viện nghiên cứu, đến nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, văn hoá đề nghị hợp tác về tư liệu và tư vấn. (Trong đó có tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Tống Trung Tín… và các chuyên gia khác quan tâm đến Hoa Lư).
Gửi thư đi các nơi, sau đó có khoảng mươi nhà nghiên cứu hồi âm, chúng tôi có trả nhuận bút tuy không lớn, nhưng cũng là một sự cố gắng của Hãng phim. Chúng tôi có cảm giác mình rất cô độc trong lĩnh vực làm phim lịch sử, và rất ít người quan tâm đến chủ đề đưa Vua Đinh lên màn ảnh. Toàn bộ khối tư liệu đó, tuy rất ít ỏi nhưng được xử lý và chuẩn bị bối cảnh. UBND tỉnh Ninh Bình có hỗ trợ 200 triệu đồng để chuẩn bị làm phim.
Sau khi thực sự bắt tay vào chuẩn bị làm phim, chúng tôi thấy mình đã húc vào một vấn đề quá lớn và ý thức được rằng, nếu làm phim ra, chắc chắn sẽ là đề tài tranh luận gay gắt. Ai biết kinh đô Hoa Lư khi đó thế nào? Ai biết vua Đinh mặc gì, nói gì? Ai biết các sứ quân mặc quần áo thế nào? Lê Hoàn khi làm tướng mặc gì? Dương thị trang phục thế nào? Hay triều đình Ngô Nam Tấn Vương, Ngô Thiên Sách Vương ăn mặc và thiết triều ra sao? Chúng tôi có trao đổi với một số nhà chuyên môn, và sơ bộ thống nhất là trang phục của nhà Đinh, nhà Lê, cho đến đầu Lý là trang phục ảnh hưởng của thời Đường.
Việc nghe tin các đoàn làm phim của ta đi làm phim về Lý Công Uẩn mà làm trang phục thời Tống, là chệch hoàn toàn. Nhưng thiết kế cụ thể trang phục thế nào? Quả là một núi khó khăn. Toàn bộ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc có thể sử dụng được, vấn đề là anh vẽ cái gì trên đó.
Đối tác Trung Quốc nói với tôi: Bất kỳ cái gì ở Việt Nam chưa có, thì Trung Quốc có, đó là kỹ thuật, kỹ xảo, là kinh nghiệm quay đại cảnh, quay ngựa, quay cung đình, là âm thanh hiện đại, là hóa trang, là đạo diễn hiện trường... Cái gì Trung Quốc không có thì các anh phải mang đến: đạo diễn, kịch bản, diễn viên, trang phục, bối cảnh, lời thoại... Chúng tôi suy nghĩ: Khâu dễ nhất có thể xử lý được là ngôn ngữ, nhưng nếu Việt Nam chưa chủ động được may trang phục, chưa chủ động được xử lý bối cảnh, sẽ rất dễ dẫn đến việc làm ra phim giống Trung Quốc. Vậy thì chúng tôi phải hỏi ai? Ai cũng giới thiệu bà Tình, tôi cũng đọc sách của bà Tình, rồi giới thiệu hoạ sĩ này họa sĩ kia… Nhưng tôi có một linh cảm, người nghiên cứu trang phục ở Việt Nam chưa phải là người làm trang phục cho phim, họa sĩ nổi tiếng cũng chưa phải hoạ sĩ mỹ thuật phim, kiến trúc sư danh tiếng cũng chưa phải nhà làm bối cảnh phim. Còn những người có chức danh đó vốn đã làm phim ở Việt Nam thì lại hoàn toàn mới khi làm phim lịch sử. Thậm chí, nhà phê bình của ta cũng chưa phải nhà phê bình phim. Người ta hay nhầm, người làm gì ngoài đời thì cũng thuê người đó làm trên phim. Có lẽ nghĩ thế thì ông Lý Huỳnh mới thuê võ sĩ đánh võ trên phim, nhưng sau đó thì cảnh đánh võ của ta lại không giống thật, mà những người đánh võ kinh hồn bạt vía ở phim Tàu, thì hóa ra lại chả phải võ sĩ giỏi giang gì. Hãy đến xem những cái nhà dùng làm bối cảnh quay phim ở phim trường Hoành Điếm, mới hiểu tại sao phải làm phim trường. Hiện nay, ở Việt Nam vác máy quay đi thuê quán cà phê để quay quán cà phê, thuê nhà dân để quay căn hộ, sao lên phim cứ giả giả? Đó là vì nhà dân hay quán cà phê không phải chỗ để anh có thể đặt máy quay, đặt ray trượt, chiều cao không cho phép anh đặt máy đúng góc, tường nhà không cho anh đặt đèn chiếu sáng đúng chỗ. Đó chỉ là một trong vô vàn lý do tại sao phải có trường quay.
Vâng, nếu thế, ai đi đầu làm phim lịch sử Việt Nam cũng sẽ là vật thí nghiệm và phải rất cẩn thận. Kỹ thuật thì không phải nghĩ nữa, nhưng cái khó là đặt ra mục tiêu nó phải Việt Nam thì nó như thế nào, chắc gì đã giải quyết được? Chúng tôi và đối tác ngày đêm tìm câu hỏi: Thế nào là Việt Nam, cuối cùng tạm gác lại với chủ đề tâm huyết này. Dù cho có đủ tiền của các đối tác, nhưng không dám làm ngay, trong khi tại Ninh Bình và ở Hội Nhà văn, liên tục có ý kiến là Hãng phim lấy 200 triệu đồng của Ninh Bình mà không làm phim. Cuối cùng, mặc dù tiêu gấp mấy lần số tiền đó, chúng tôi vẫn trả 200 triệu đồng cho Ninh Bình, để tiếp tục chuẩn bị tiếp.
Xin thưa, nếu làm phim tử tế, 2-3 tỷ đồng một tập chưa chắc đã xong, 20 tập của công ty Trường Thành, bảo là làm hết 100 tỷ đồng, tôi không tin, nhưng có lẽ cũng phải hơn 60 tỷ đồng. Tôi công nhận Hãng phim Hội Nhà văn nhát và hèn, không dám làm phim Vua Đinh, bởi vì nếu có bộ phim Vua Đinh, chắc gì đã có phim thỏa mãn tất cả mọi người. Khó lắm thay. Bây giờ, xem phim Pháp, phim Ba Lan hay phim Anh làm về thời kỳ Trung cổ, thậm chí chúng ta không phân biệt nổi đó là nước nào làm phim, họ đều giống nhau cả một loạt. Liệu trang phục của Việt Nam thời xưa có khác mấy so với Trung Quốc không? Trang phục dân dã có thể làm khác được, nhưng cung đình thì khó mà nói nó khác nhiều. Đến như các nhà mang tiếng là chuyên môn, chỉ mới cãi nhau con rồng trên áo vua Lý uốn khúc chữ U hay chữ C mà thôi. Tiểu tiết này, tiếc thay lại không làm thay đổi trang phục của phim.
5. Bây giờ, đọc những nhận xét của các nhà báo, nhà sử học, nhà văn và bạn đọc đối với Trường Thành, chúng tôi có thể cảm thông phần nào với nhà sản xuất Trường Thành. Lỗi ở cách xử lý chuyên môn, và nếu bộ phim hỏng thì hãy chỉ ra nó hỏng chỗ nào, chỉ thẳng là nó giống phim Trung Quốc thế nào, chứ không nên vơ đũa cả nắm, lên án việc làm phim ở Trung Quốc để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Nếu Trung Quốc có thể làm phim về cụ Lý, họ cứ việc làm, và mình cũng không cản được. Nước Mỹ làm phim về Piod đại đế, làm phim Chiến tranh và Hòa bình, làm phim về Nữ hoàng Cleopatre, người Nga và người Ai Cập thấy nhục chăng? Người Trung Quốc làm phim về Thành Cát Tư Hãn, người Mông Cổ thấy thế nào? Có ý kiến phản bác bà Tình làm con rồng uốn chữ U chứ không phải chữ C, cũng chỉ là võ đoán. Lại nói con rồng ngóc thẳng lên hay chéo lên là sai, thì cũng lại là cố tình trù dập nốt, vì chụp ở góc máy này thì con rồng nó ngóc thẳng, góc khác thì nó ngóc xiên. Khi phê bình đã mang sẵn trong đầu một thành kiến, thì phê bình cũng không có tác dụng gì. Nên nói nó không phải Việt Nam, nó là Trung Quốc, vậy nó thế nào mới là Việt Nam. Chắc là việc con rồng uốn hơi cong hơn hay nó ngóc thẳng, cũng không khác mấy so với bộ quần áo đã thiết kế cho phim. Vẫn chưa có câu trả lời thế nào mới thật Việt Nam. Tôi tin là các nhà làm phim đều cám ơn khi các nhà phê bình chỉ ra được điều này.
Tất yếu Việt Nam phải có một nền công nghiệp điện ảnh, thì mới có thể làm những phim về đời Trần, đời Lê được. Dĩ nhiên không thể sang Trung Quốc làm phim về việc đánh Trung Quốc. Lòng vả cũng như lòng sung, ta có cho người nước ngoài sang ta làm phim đánh bại Việt Nam không? Đó là danh dự có tính nguyên tắc khi chọn chủ đề hợp tác. Khi chúng tôi chọn chủ đề Hoa Lư để hợp tác với Trung Quốc cũng vì lý do này. Nhà Đinh không có trận nào đánh nhau chí tử với Trung Quốc. Câu chuyện phim là thời kỳ nội chiến. Còn nếu chọn nhà Ngô, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Lê, nhà Trần mà hợp tác với Trung Quốc là dù sao cũng có chuyện "canh cánh".
Đối tác Trung Quốc nói "không có vấn đề gì, lịch sử mà", họ dẫn chứng, Bắc Kinh làm phim về nhà Nguyên diệt nhà Tống, nhà Thanh đánh nhà Minh đấy thôi, có sao đâu, nếu cứ tránh né chuyện lịch sử thì không sao làm được phim lịch sử. Nhưng dù sao khi làm việc, cũng không tránh khỏi chuyện "cấn cá". Các đoàn làm phim về Lý Công Uẩn và Trần Thủ Độ hợp tác với Trung Quốc, nguyên điểm xuất phát là đã chọn cửa dưới rồi, đã khó lại càng thêm khó. Có lẽ họ chọn phương thức hợp tác không phù hợp và không hiểu rõ đối tác, chứ không hẳn là không thể làm ra một bộ phim khác hay hơn thế. Còn nếu cứ tự làm, thì ta tạm bằng lòng với cảnh cưỡi ngựa như người Mông Việt Bắc cưỡi ngựa đi chợ thôi, chứ không phải dũng tướng ra trận. Hoặc bằng lòng với việc làm như sân khấu, dù cho có huy động hàng ngàn người, vẫn không ra đại cảnh hùng tráng cho phim. Đơn giản là Việt Nam chưa có đạo diễn trường quay khi xử lý đám đông đại cảnh, tôi tin là thế, chứ chưa nói đến đại cảnh chiến trường có binh khí, ngựa, xe. Ai nói có thể đảm đương được việc này, xin nói ra, để chúng tôi có thể xin được hợp tác ở các phim sắp tới và bái làm sư phụ.
6. Hiện nay, có người nói, lấy tiểu thuyết lịch sử của nhà văn A, nhà văn B để làm phim. Đúng rồi. Nhà văn mà. Nhưng mà đó không phải kịch bản điện ảnh. Điều này thì ít ai hiểu cho nhà làm phim. Có khối tiểu thuyết lịch sử hay, ví dụ cách viết của ông Nguyễn Xuân Khánh hay chứ, của Hoàng Quốc Hải là hay chứ, nhưng nếu lấy đó mà làm phim thì đố ai làm phim hấp dẫn được. Nhưng những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân có thể không hay theo kiểu thẩm định tiểu thuyết, nhưng đó lại là những tác phẩm chuyển thể kịch bản điện ảnh rất được. Vấn đề là bộ phim là một tác phẩm điện ảnh, con chữ trong kịch bản nhất định phải trực quan, nhà văn có thể tả buồn vui hàng chục trang trong tiểu thuyết, nhưng nhà làm phim không làm nổi một giây phim cũng là thường.
Phim truyện không phải là điện ảnh minh họa cho văn chương, hay minh hoạ cho tư liệu lịch sử. Lấy đền đài cung điện ở đâu, sông núi thuyền bè xe ngựa ở đâu? Riêng về trang phục, Võ Tắc Thiên trang phục đẹp và ***y hơn cả người mẫu thời trang ngày nay. Người Trung Quốc cũng tranh luận, liệu thời Tần cung điện có rực rỡ thế không? Người Hàn Quốc làm phim về Ju mong, lịch sử triều vua tương đương nhà Hán ở Trung Quốc, cung điện cũng sáng chói và hiện đại, công chúa đi buôn mà như đi dự lễ hội thời trang. Rõ ràng thời đó, Hàn Quốc không thể có những cung điện và phố xá đẹp như vậy. Vì điện ảnh là một nền công nghiệp, bộ phim là một sản phẩm nền công nghiệp ấy nhưng lại là một tác phẩm nghệ thuật, nên Trung Quốc mới có hơn 30 phim nói về Tào Tháo, 20 phim Hồng Lâu Mộng, gần 50 phim dựng chỉ về Tần Thủy Hoàng, Tây Du ký rồi Tam Quốc, Hồng Lâu Mộng cứ làm đi làm lại.… Nếu quan niệm như một số người Việt Nam, nhất nhất phim ảnh phải đúng như thật thời đó, thì không có sản phẩm điện ảnh, vì đơn giản là không ai biết thời đó thật sự thế nào.
Có lẽ, nên học tập cách xử lý tư liệu và từ tư liệu đến tác phẩm của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là thích hợp nhất. Cho nên, mới nói là Việt Nam ta chưa có đội ngũ chuyên môn điện ảnh từng lĩnh vực để cho phim lịch sử. Kiến trúc trên phim thế nào, trang phục trên phim ra sao, bối cảnh trên phim thế nào? Ngay cả lý luận về phim lịch sử cũng không có nốt. Khi đã không có cơ sở lý luận, thì hành động cũng mù mờ, nhà quản lý văn hoá không có bản lĩnh thì chọn, tốt nhất là không làm để không chịu trách nhiệm. Người phê bình thì nghe ngóng, đôi khi có hiệu ứng đánh hội đồng một vấn đề. Một khi sáng tạo nghệ thuật hoặc khoa học bị sức ép của đám đông, thì không còn gì là sáng tạo nữa. Điện ảnh nước ta hiện nay, riêng với lĩnh vực phim lịch sử, từ dự án của Hãng phim truyện Việt Nam của ông Lê Đức Tiến, đến dự án của Công ty Trường Thành, đang là như vậy chăng?
7. Để tiến tới xây dựng được một nền công nghiệp điện ảnh, cho ra đời sản phẩm của nền công nghiệp ấy có chất lượng, thì Nhà nước cần phải có định hướng rõ ràng. Nhà nước nên buông cái gì, quản cái gì? Cơ sở hạ tầng điện ảnh không chỉ là máy quay, là in tráng phim. Hiện nay, cơ sở in tráng phim của Việt Nam chắc chắn là lạc hậu so với khu vực. Chỉ có máy quay là hiện đại vì nhập dễ dàng. Chúng tôi đã nghiên cứu cái ảnh có cái máy quay của Trương Nghệ Mưu, thật ra, nó còn lạc hậu hơn máy quay của Hãng phim truyện 1. Ngoài ra, Việt Nam không hề có trường quay, không có công nghiệp phụ trợ, không có công nghiệp kỹ xảo và âm thanh, không có kinh nghiệm về dịch vụ phim ảnh. Đó mới là đồng bộ để làm phim, chứ không chỉ có cái máy quay. Khi có nền công nghiệp điện ảnh phù hợp rồi, thì sẽ sản sinh ra một thế hệ đạo diễn, quay phim, hoạ sĩ… khác. Có thể vẫn là những con người hiện nay, nhưng chắc chắn cách làm và tư duy sẽ khác, mới có thể tạo ra sản phẩm điện ảnh khác được. Nhà nước ta nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện ảnh, chứ không nên chi mỗi năm hơn 10 tỷ đồng cho các Hãng phim làm 1-2 bộ phim.
Để đến ngày có thể làm những phim về đánh quân Nguyên, đánh quân Minh, dựng các phim về lịch sử hùng tráng của dân tộc, thì ngay bây giờ, nên chọn những chủ đề vừa phải, hợp lý có thể tận dụng được kỹ thuật hợp tác với Trung Quốc, rồi từ đó xây dựng nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất mà tự làm. Vấn đề quan trọng là phải có bản lĩnh và có tâm thực sự vì nền điện ảnh. Thật đáng tiếc là phim Lý Công Uẩn lại không giao cho hãng phim truyện Việt Nam làm. Chỉ vì tranh luận mà nhà quản lý sợ không giao dự án nữa, nên mới có chuyện việc làm phim của công ty Trường Thành đầy chất nghiệp dư chăng? Khởi đầu một con đường, nếu không phải Nhà nước hỗ trợ, thì tư nhân tự làm, rồi truyền hình của Nhà nước mua phim của tư nhân, cuối cùng Nhà nước vẫn tốn tiền, mà lại không thể chủ động sử dụng đồng tiền ấy, không gửi gắm đồng tiền vào các nhà chuyên môn? Nhưng ai là nhà chuyên môn? Đến như bà Đoàn Thị Tình hàng chục năm nghiên cứu trang phục cổ, còn bị coi là không biết gì, thì ai biết đây? Tóm lại, vẫn cứ phải bắt tay vào làm mới biết được, mà làm thì có thể có sai. Chỉ có người không làm gì mới không sai sót gì cả. Nên, các vị phê bình cũng nên bình tĩnh mà đánh giá, xem xét thấu đáo, nếu muốn phán xử, nên điều tra cho kỹ càng.
Một lần nữa tôi cho rằng, Công ty Trường Thành không làm ra phim Việt Nam, lỗi ấy không thể hoan hô được, phải sửa phim, nhưng không vì thế mà gọi người làm phim với những lời lẽ thóa mạ nâng quan điểm nặng nề.
Hiện nay, có nhiều người cố tình làm lẫn lộn tâm lý không ưa Trung Quốc với việc làm phim với Trung Quốc là xấu. Thậm chí nâng quan điểm lên là “nô dịch văn hoá” để chỉ những người làm phim. Trước khi chúng ta tranh luận, phỉ báng nhau, thì con em ta vẫn cứ xem phim Trung Quốc, xem phim Hàn Quốc ngày ngày. Liệu những người đi tiên phong làm phim lịch sử có xứng đáng bị phỉ báng như vậy không? Có người nói, thà không có phim còn hơn có phim làm giống Trung Quốc. Nhưng tôi tin rằng, có phim làm hơi giống Trung Quốc, rồi mới sẽ có phim làm khác Trung Quốc được. Thực tế đang xảy ra rồi. Cứ “thà không có”, thì vĩnh viễn không có gì cả. Và chúng ta vẫn cứ phải xem phim Trung Quốc chứ không bao giờ có phim lịch sử Việt để xem. Nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Bây giờ hãy xem lại phim Đêm hội Long Trì, áo chúa Trịnh mặc, đúng là cái áo sân khấu, dĩ nhiên nếu như bây giờ làm thế, lại không bị la ó ầm lên ấy chứ.
Trước kia, chúng ta đánh Mỹ, chúng ta có kỹ thuật của các nước anh em để chống Mỹ, nên không có ai mang tiếng thân Mỹ vì chúng ta không sang Mỹ học kỹ thuật tên lửa, hay học lái máy bay. Ngày nay, chúng ta làm phim chỉ có cơ sở tương tự như xưa làm chiến tranh du kích, còn không biết học lái máy bay, học bắn tên lửa ở đâu? Học Hollywood? hay học Bollywood? Hay học Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc? Nếu làm phim chủ đề hiện đại thì khỏi bàn, nhưng phim lịch sử thì liệu có thể có tiền học Mỹ, học Ấn Độ, Nhật Bản không? Hay là chúng ta khoanh tay múa ngôn từ trông chờ một cá nhân xuất chúng, bỗng dưng làm ra một bộ phim lịch sử Việt Nam ngang tầm với khu vực?
Nếu đủ tiền, nhà nước hoặc các doanh nghiệp nên tham gia làm phim và học tập luôn cách làm phim của Hollywood. Nhưng liệu nhà nước Việt Nam hay có doanh nghiệp Việt Nam nào chịu chơi thế không?
Hiệu quả nhất vẫn là học tập cách làm của chính Trung Quốc, dĩ nhiên hợp tác văn hóa thì cũng có nguyên tắc của nó, có cái khéo riêng. Năm 1985, điện ảnh Trung Hoa lục địa cũng như chúng ta ngày nay, không có trường quay nào, không có bộ phim lịch sử hoành tráng nào. Vậy mà hiện nay họ như vậy, vậy họ làm thế nào? Sao có thể làm ngơ mà lại đẩy lùi được phim Trung Quốc?
Hiện nay ta đang có một thành tựu về toán lý thuyết ngang tầm thế giới, nhưng đó là ngành khoa học thuần tuý trí tuệ, chỉ cần mẩu bút chì với tờ giấy là xong, mà cũng phải qua cái lò Pháp, Mỹ cơ đấy. Còn điện ảnh, khó chịu thay, lại cần cả một nền công nghiệp, chứ không chỉ trí tuệ của một cá nhân với một cái bút chì.
Tôi không ngại trình bày quan điểm khác với số đông, tôi tin rằng, với những gì tôi viết ra trên đây, người có tâm sẽ hiểu nỗi khổ của một nhà văn, một nhà sản xuất phim Việt Nam. Tôi tin rằng, tôi cũng yêu nước như bất cứ ai, lòng tự tôn dân tộc cũng chất ngất như ai. Nhưng việc làm ra một bộ phim lịch sử thì không phải là tránh Trung Quốc mới là yêu nước, khác nào như con đà điểu rúc đầu vào cát khi nhìn thấy người thợ săn xuất hiện ở chân trời?
Nguyễn Xuân Hưng
Giám đốc hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:36 AM.

Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này