Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An

Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An (http://www.lqdlongan.com/forum/index.php)
-   ..:: Điểm tin ::.. (http://www.lqdlongan.com/forum/forumdisplay.php?f=154)
-   -   ..::..Chân trời kiến thức ..::.. (http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?t=578)

An Nhiên 01-01-1970 07:00 AM

Nước khô
Một loại vật chất không khác gì nước: cũng có thể chảy, cũng có thể dập tắt lửa. Nhưng loại "nước" này hoàn toàn khô ráo, không làm ướt bất cứ vật gì nên được gọi là nước khô. Trước mắt, nó được sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực cứu hỏa.


Máy tính nhúng vào nước khô, khi đưa
lên vẫn hoạt động
bình thường.


Tháng 4 vừa qua, hãng Tyco Fire & Security ở bang Florida, Mỹ, tổ chức buổi trình diễn hệ thống cứu hỏa sử dụng nước khô. Hệ thống này có tên ANSUL Sapphire. Trong tất cả các đặc điểm của hệ thống, nổi bật nhất là khả năng phản ứng rất nhanh trước nguy cơ hỏa hoạn: nó hoạt động tức thì ngay khi chỉ mới xuất hiện dấu hiệu của vụ cháy và ngọn lửa còn chưa kịp bùng lên. Bản thân nước khô có tên thương mại 3M Novec 1230, là sản phẩm của hãng 3M. Loại vật chất mới này có đầy đủ các đặc tính của nước, nhưng không có tính bám dính như nước, khả năng dập lửa cao hơn nước nhiều và có ưu điểm là không làm hư hại các thiết bị điện tử, các tác phẩm nghệ thuật như tranh, tượng thạch cao hay đồ gỗ... vì bản thân hoàn toàn khô ráo.

Nói cho chính xác, loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi. Với cùng thể tích, một bình nước khô có hiệu năng dập lửa cao hơn nhiều so với bình bọt CO2 hay các loại khí trơ khác.

Các tác giả của nước khô dự định trước mắt sẽ ứng dụng sản phẩm này vào hệ thống phòng cháy chữa cháy ở bệnh viện, viện bảo tàng, thư viện, các trạm thu phát sóng vô tuyến và các trung tâm điện toán lớn, thay cho nước và các loại khí truyền thống (vì nước có thể gây hư hại nhiều đồ vật và nhiều loại khí chữa cháy có thể gây bỏng hóa chất nếu tiếp xúc với da người).

Cơ chế dập lửa của nước khô cũng rất khác với nước thường. Nước thường (H2O) có tác dụng làm hạ nhiệt độ nguồn cháy, hấp thu nguồn nhiệt ấy để bốc thành hơi và hơi nước phong tỏa nguồn cháy, không cho tiếp xúc với ôxy. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ rất cao, nước lại bị phân tách thành hai loại khí riêng biệt là hydro và ôxy (mà ta đã biết, ôxy là chất khí cần thiết cho sự cháy). Trong khi đó, nước khô trực tiếp tham gia vào phản ứng cháy và chính sự tham gia này có tác dụng ngăn chặn tức thì quá trình cháy.

Nếu nhiệt độ sôi của nước ở áp suất bình thường là 100 độ C thì của nước khô là 49 độ C. Nước đông ở nhiệt độ 0 độ C, còn nước khô ở 108 độ C, một sự chênh lệch rất lớn. Để biến hoàn toàn 1 lít nước thành hơi phải cần đến một nhiệt lượng 2.442 kilojul, nhưng với nước khô thì con số tương ứng chỉ là 95 kilojul mà thôi. Điều bí mật nằm ở chỗ nước khô không chứa nguyên tử hydro, vì vậy hoàn toàn không có các mối liên kết hóa học liên quan tới hydro, từ đó, lực tương tác giữa các phân tử của nước khô yếu hơn nhiều so với nước thường. Chính sự liên kết phân tử lỏng lẻo này đã tạo cho nước khô những đặc tính tuyệt vời ở trên, đặc biệt là khả năng chuyển nhanh từ dạng lỏng sang dạng hơi dù ở nhiệt độ thấp, nhờ vậy có thể phát huy tác dụng tức thì ngay khi đám cháy mới phát sinh, ngọn lửa lớn chưa bùng phát và nhiệt độ nơi xảy ra cháy chưa đẩy lên cao.

Các sản phẩm tương tự 3M Novac 1230 đã được biết đến từ lâu, nhưng không tìm được ứng dụng thực tiễn vì chúng rất độc và có sức tàn phá lớn đối với tầng ozon. Những tật xấu ấy hoàn toàn không có ở nước khô 3M Novac 1230.

Theo Thế giới mới



An Nhiên 01-01-1970 07:00 AM


Tại sao người ta rụng tóc?
Bởi vì tóc có tuổi thọ trung bình là 6 năm. Nhưng thật ra sự rụng tóc đã bắt đầu từ lúc 10 tháng tuổi. Ở tuổi trưởng thành, mỗi ngày chúng ta rụng từ 30 đến 100 sợi tóc. Đó là những sợi tóc mà chu kỳ sống đã kết thúc và được thay thế bởi các sợi mới.



Mái tóc của chúng ta có khoảng 120.000 sợi được đổi mới độc lập từng sợi để luôn có một số lượng đầy đặn. Phần thấy được của sợi tóc được cấu tạo bởi những tế bào chết chứa đầy keratine (chất sừng), loại protein chính của tóc và cả móng, da, cộng thêm melanine, sắc tố làm nên màu tóc. Tóc mọc lên là do sự sinh sôi của các tế bào ở chân tóc. Chính xác hơn, chu kỳ sống của tóc gồm 3 giai đoạn: Ở giai đoạn tăng trưởng, tế bào của gốc tóc sinh sôi và đẩy thân tóc ra ngoài. Sợi tóc mọc mỗi ngày 0,3 mm, tức là gần 1cm mỗi tháng. Trong giai đoạn chuyển tiếp hay thoái hóa (3 tuần), sự sinh sôi của tế bào ngưng lại. Cuối cùng là giai đoạn nghỉ, lúc ấy thân tóc không còn giữ được nữa và chỉ cần bị chạm hay cọ xát là sẽ rụng ra. Nó cũng có thể rụng do tóc mới đẩy lên.

Do tuổi tác, stress, thiếu dưỡng chất hay phản ứng với dược phẩm, sự rụng tóc sẽ nhiều hay ít. Đó là trường hợp của các phụ nữ có thai, lúc lượng hoóc môn oestrogene cao đối kháng với testosterone. Sau khi sinh, lượng hoóc môn giảm xuống, tóc chuyển sang giai đoạn cuối và rụng hàng loạt. Cũng có khi chứng rụng tóc có thể chuyển hồi, chẳng hạn như phản ứng tự miễn đôi khi do stress gây ra. Còn về chứng rụng tóc nhiều vào mùa thu, đây vẫn là một bí ẩn chưa được tìm hiểu.

Theo Science et Vie



An Nhiên 01-01-1970 07:00 AM

Vật liệu cứng hơn kim cương
Các nhà khoa học Đức đã tạo ra trong phòng thí nghiệm loại vật liệu cứng hơn kim cương, bằng cách ép vào nhau những "thanh nano" carbon.




Kim cương là vật liệu tự nhiên cứng nhất

Nguyên liệu để tạo nên ACNR (tên tắt của vật liệu siêu cứng này) là những phân tử carbon siêu khoẻ có tên gọi buckyball hay carbon-60. Chúng chứa 60 nguyên tử lồng vào nhau thành hình ngũ giác hoặc lục giác và tương tự như những quả bóng đá tí hon.

ACNR được tạo ra bằng cách nén ép các phân tử carbon-60 ở áp suất lớn gấp 200 lần áp suất khí quyển thông thường, đồng thời bị gia nhiệt lên 2226 độ C.

Các tính chất của vật liệu tạo ra được kiểm tra trên một cái đe bằng kim cương. Thiết bị này sẽ ép vật liệu giữa hai tấm kim cương bình thường, cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu nó ở áp suất cao bằng bức xạ synchrotron - tia X cường độ cực mạnh sẽ tiết lộ cấu trúc của vật liệu.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy ACNR đậm đặc hơn 0,3% so với kim cương thông thường và chịu đựng áp suất tốt hơn bất cứ vật liệu nào được biết tới nay.

Natalia Dubrovinskaia, thuộc Đại học Bayreuth, Đức, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết vật liệu mới có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Vì bền vững ở nhiệt độ rất cao, nên ACNR có thể tốt hơn kim cương thông thường trong việc khoan sâu và trong vai trò vật liệu mài mòn đánh bóng. Dubrovinskaia cũng tin rằng việc sản xuất hàng loạt vật liệu siêu bền này là dễ dàng.

Theo NewScientist


An Nhiên 01-01-1970 07:00 AM

Mùi tanh của cá từ đâu ra?
Hầu hết các loài cá đều có mùi tanh, đặc biệt là cá biển, mùi tanh rất nồng. Đó là bởi trong da của cá có một tuyến niêm dịch. Nó tiết ra chất niêm dịch đặc biệt, gọi là chất amin tam giáp, có mùi tanh đặc trưng.



Trong nhiệt độ bình thường, chất amin tam giáp rất dễ phát tán vào không khí. Cho nên người ta thường ngửi thấy mùi tanh của cá.

Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao



An Nhiên 01-01-1970 07:00 AM

Tại sao cá sống trong biển mà không mặn?
Nước biển vừa mặn vừa chát, song những con cá bắt ở biển về lại ngọt ngào bình thường. Thì ra trong vẩy của chúng có một lớp tế bào đặc biệt gọi là tế bào phân tiết clorua.



Tế bào này giống như một cái máy lọc nước, có thể lọc nước biển vừa mặn vừa chát thành nước ngọt. Chính vì thế nước biển khi qua vẩy cá vào trong cơ thể đều là nước ngọt. Do vậy tuy sống ở biển cả mà cá không mặn.

Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:37 AM.

Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này