Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An

Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An (http://www.lqdlongan.com/forum/index.php)
-   Tin Long An (http://www.lqdlongan.com/forum/forumdisplay.php?f=243)
-   -   Long An quê hương tôi (http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?t=1100)

LeGiang 01-01-1970 07:00 AM

HUYỆN TÂN THẠNH</span>

Địa chỉ: Khu vực 1 thị trấn Tân Thạnh huyện Tân Thạnh
Điện thoại: 844139, Fax: 844431

1. Vị trí địa lý kinh tế :
Huyện Tân Thạnh nằm ở phía Bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên 42.578 ha, cách thị xã Tân An 45 Km về phía Bắc theo quốc lộ 62. Ranh giới hành chính huyện Tân Thạnh cụ thể như sau: phía Bắc giáp huyện Mộc Hóa, phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Tân Thạnh nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của Tân Thạnh gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Tân Thạnh thuộc tiểu vùng 3 (gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng , Mộc Hóa, Tân Thạnh ). Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là Nông - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa.
Xét về vị trí địa lý và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của Tân Thạnh là :
+ Tân Thạnh một huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, được hưởng lợi nguồn nước ngọt từ sông Tiền qua trục chính là kênh Dương Văn Dương phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
+ Thông qua chương trình khai thác vùng Đồng Tháp Mười của Chính phủ nên cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao đáng kể.
+ Tân Thạnh có quốc lộ 62 chạy qua, trong tương lai gần QLN2 sẽ được đầu tư xây dựng, là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với thị xã Tân An và TP Hồ Chí Minh.
Ngoài những lợi thế cơ bản nêu trên, Tân Thạnh còn có một số hạn chế :
+ Bị ảnh hưởng của lũ lụt thường niên, dễ gây rủi ro cho sản xuất, hư hỏng cơ sở hạ tầng hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đất đai của Tân Thạnh chủ yếu là đất phèn ở địa hình trũng có nồng độ các độc tố cao (SO42-, Al3+, Fe3+ ) dễ gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng trong điều kiện chưa hoàn chỉnh thủy lợi, đồng thời ít có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm để phá thế độc canh cây lúa.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn như : Giao thông đường bộ, nước sinh hoạt, trạm y tế, điện, trường học, các công trình phúc lợi công cộng chưa phát triển, xa thị trường tiêu thụ nên hạn chế lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần thấy hết các lợi thế để khai thác, đồng thời khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế, tạo động lực phát triển nền kinh tế một cách ổn định và bền vững.

2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
Khí hậu huyện Tân Thạnh mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,2oC, tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29,3oC và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3oC và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm. Lượng mưa trung bình năm khá lớn (1.447,7 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Nguồn nước mặt : Tân Thạnh được hưởng lợi nguồn nước ngọt sông Tiền qua kênh trục chính Dương Văn Dương, hệ thống kênh cấp I cấp II và kênh mương thủy lợi nội đồng.
Nguồn nước ngầm: Đặc điểm nổi bật về nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Tân Thạnh là xuất hiện sâu, giá thành khai thác cao, nên ít được khai thác. Trong khu vực huyện Tân Thạnh nước mạch nông xuất hiện ở độ sâu 30 - 40 mét, nhưng do ảnh hưởng của phèn nên chất lượng không tốt, khả năng sử dụng cho sinh hoạt bị hạn chế. Hơn nữa, tại Tân Thạnh nước ngầm có hàm lượng tổng độ khoáng hóa rất thấp (1-3g/l) và PH<4, nên việc sử dụng nước ngầm ở độ sâu <40 m để tưới hỗ trợ cho nông nghiệp và sinh hoạt rất hạn chế. Nước ngầm có khả năng khai thác ở độ sâu 260 - 290 m, trữ lượng 400m3 ngày đêm/giếng, lưu lượng nước 05 lít/s và chất lượng tốt.
Hiện nay, nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện hầu hết dùng nước mưa và nước kênh rạch qua lọc lắng. Nước ngầm do giá thành khai thác cao nên mới có một số điểm tập trung do nhà nước đầu tư, một số xã vùng sâu đã có sự phối hợp tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa cấp nước sinh hoạt.
Chế độ thủy văn :
+ Ngập lũ là quy luật thường niên của ĐBSCL, trong đó Tân Thạnh được xếp vào một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất. Lũ lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm (1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000) trong đó lũ lịch sử năm 2000 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho Tân Thạnh. Tuy nhiên lũ mang đến lượng phù sa đáng kể tăng thêm màu mở cho ruộng đồng, thau chua rữa phèn, tăng nguồn lợi thủy sản, vệ sinh môi trường.
+ Ảnh hưởng của phèn - chua: Theo dõi diễn biến của phèn - chua trên các sông, kênh rạch vùng ĐTM cho thấy Tân Thạnh bị ảnh hưởng chua phèn khá nặng. Thời điểm nước trên kênh rạch bị chua là khoảng 10 ngày sau khi bắt đầu mưa, vấn đề chua có thể giải quyết nhanh chóng khi đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi.
+ Ảnh hưởng mặn: Mặn 4g/l trên sông Vàm Cỏ Tây bình quân nhiều năm chỉ ngang hoặc qua Tuyên Nhơn 4 - 5 Km về phía thượng lưu. Song , vào các năm 1992, 1993 mặn đã ảnh hưởng sâu hơn và nồng độ mặn cũng cao hơn bình quân nhiều năm. Do Tân Thạnh ở sâu trong nội đồng, xa sông Vàm Cỏ Tây với độ mặn nhỏ hơn 4g/lít nên không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

3. Tài nguyên:
Đất : Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 vùng ĐTM năm 1994 của Phân viện Quy hoạch - TKNN cho thấy toàn huyện có 3 nhóm đất với 13 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa có 414 ha (chiếm 0,97% DTTN) và nhóm đất phèn 35.996 ha (chiếm 84,54% DTTN), nhóm đất xáo trộn 6.168 ha chiếm 14,49% DTTN. Như vậy, hầu hết diện tích đất của huyện Tân Thạnh thuộc loại “đất có vấn đề”, do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn nhất của huyện Tân Thạnh. +) Nhóm đất phèn : Nhóm đất phèn có diện tích :35.996 ha, chiếm 84,55% DTTN. Đất phèn có trị số pH thấp và hàm lượng SO4-- cao ( 0,15 - 0,25%), đặc biệt là các ion Fe++ và Al+++ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp Mười nói chung và huyện Tân Thạnh nói riêng phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Đất phèn phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, đất có hàm lượng mùn cao, nếu giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì canh tác lúa đạt năng suất cao.
Tài nguyên rừng: Năm 1995 có 5.540 ha rừng, trong đó hầu hết là tràm cừ ; đến năm 2001 diện tích rừng tăng lên 6.920 ha (tỷ lệ che phủ 20,75%) kể cả cây lâu năm và vườn tạp, phần lớn rừng trồng từ trước năm 1995 nên trữ lượng khá.
Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 773/TTg và 661, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.
Tài nguyên khoáng sản : Theo các tài liệu điều tra địa chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Tân Thạnh, chưa cho thấy có loại khoáng sản đặc trưng nào.

4. Dân số và lao động :

Dân số trung bình năm 1995 là 68.016 người đến năm 2001 là 76.202 người, mật độ dân số 179 người/km2, chỉ bằng 60,88% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km2) nên Tân Thạnh được xem là huyện có mật độ dân số cao trung bình của tỉnh. Dân số thành thị có 5770 người(chiếm 7,57% dân số), dân số nông thôn 70.432 người (chiếm 92,43%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,91%/năm.
Mật độ dân đông nhất là thị trấn Tân Thạnh 780 người/km2, gấp 10,83 lần so với nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Nhơn Hòa 72 người/km2. Mật độ dân số bình quân 179 người/km2.
Tổng số lao động toàn huyện năm 2001 là 39.683 người; trong đó, nông - lâm nghiệp 33.960 người (chiếm 85,6%), công nghiệp - TTCN 643 người (chiếm 1,6%) và thương mại - dịch vụ 3.265 người (chiếm 8,2%), lao động khác 1.815 người chiếm 4,6%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu cho nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra chậm.
Nguồn nhân lực ở huyện Tân Thạnh có chất lượng thấp, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 567 người (chiếm 1,42% lao động xã hội); trong đó, đại học: 195 người, cao đẳng 245 người, trung cấp 127 người. Nếu kể cả trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật ước khoảng 3.2% thì tổng số lao động được đào tạo là 4,62%, song lại tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế. Do vậy, đây là một tồn tại lớn của huyện Tân Thạnh.
Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, để họ có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

5. Đánh giá chung:

Những lợi thế :
- Tân Thạnh được hưởng lợi nguồn nước ngọt từ sông Tiền qua kênh Dương Văn Dương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, hàng năm được bồi đắp lượng phù sa đáng kể làm màu mỡ đất đai.
- Nằm trong chương trình khai thác vùng Đồng Tháp Mười của chính phủ nên cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao đáng kể.
- Tân Thạnh có tuyến quốc lộ 62 chạy qua và dự báo trong tương lai gần đường N2 được đầu tư xây dựng, tạo nên trục giao thông vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với thị xã Tân An và TP. Hồ Chí Minh.
- Nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống cách mạng, tự lực tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Trong quá trình phát triển, thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả cả về kinh tế - xã hội - môi trường. Do vậy, đây là tiền đề quan trọng cho kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển một cách bền vững.
Những hạn chế :
- Đất đai của huyện Tân Thạnh có chất lượng thấp (đất phèn nhiều độc tố) lại phân bố trên các địa hình thấp trũng có nhiều chia cắt bởi kênh rạch. Đây được xem là hạn chế lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đầu tư cải tạo đất tốn kém, năng suất cây trồng thấp, giá thành cao, nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ, công trình kiểm soát lũ và cơ sở vật chất phục vụ dân sinh (trường học, y tế, chợ,. . .) còn thiếu nghiêm trọng, thiếu thông tin thị trường,. . . cộng với hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt và thiên tai, đã và đang là những cản ngại trong quá trình phát triển kinh tế, v.v. . .
- Công nghiệp - TTCN và Thương mại - dịch vụ chưa phát triển, chưa hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển; kinh tế của huyện Tân Thạnh ''thuần nông'' độc canh lúa, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (>80%), trong khi lũ lụt, thiên tai diễn ra liên tiếp, giá cả nông sản hàng hóa còn bấp bênh, làm cho đời sống người dân càng khó khăn, khả năng tích lũy tái đầu tư cho sản xuất yếu. Năng lực quản lý điều hành của hệ thống quản lý nhà nước còn hạn chế.
- Phần lớn dân cư của huyện Tân Thạnh có đời sống khó khăn, thu nhập thấp; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao ( khoảng 95%).
- Khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở huyện Tân Thạnh có hạn chế cho nên muốn phát triển kinh tế phải dựa vào chính nội lực mà tiềm năng này của huyện lại rất có hạn.

6. Quan điểm định hướng phát triển của huyện Tân Thạnh:

nhằm khai thác sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng nội lực của huyện và tận dụng hết những thuận lợi, điều kiện từ bên ngoài (ngoại lực), đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
- Khai thác hợp lý các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên đất, nguồn nước, mở rộng sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống làm tiêu chuẩn phát triển. Phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, chú trọng vào những ngành, những địa bàn hội đủ các yếu tố phát triển, nhất là nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại và dịch vụ, từng bước phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản .
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 18 của Tỉnh ủy Long An.
- Mở rộng sản xuất đi đôi với bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn mọi nguy cơ gây ô nhiễm, bảo đảm tính bền vững cho nền kinh tế. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

7. Mục tiêu chung :

- Xây dựng Tân Thạnh trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng, văn minh, đảm bảo vững chắc về quốc phòng an ninh, gia tăng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế thuần nông, độc canh lúa; sớm tạo nên sự phát triển cân đối, toàn diện, phát huy các thế mạnh của huyện nhất là nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến.

8. Mục tiêu cụ thể :
<span style=\'color:purple\'>
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn : 2001 - 2010 là : 7,9%/năm, trong đó giai đoạn : 2001 - 2005 là : 7,3%/năm, giai đoạn : 2006 - 2010 là : 8,3%/năm.
- Cơ cấu kinh tế : Tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng Nông lâm nghiệp
- Thương mại dịch vụ - Công nghiệp-TTCN. Cụ thể đến năm 2010 khu vực nông lâm nghiệp chiếm 66,7%, công nghiệp - xây dựng chiếm 5,7%, thương mại - dịch vu chiếm 27,6%.
- GDP (theo giá thực tế) bình quân đầu người năm 2005 là 7,2 triệu đồng, tương đương 480 USD và đến năm 2010 là 11 triệu đồng, tương đương 730 USD.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2005 là 2%/năm và năm 2010 là 2,5%/năm ( năm 2001 là 1,9% ).
- Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,4% vào năm 2005 và còn 1,3% năm 2010.
- Năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% và năm 2010 còn 3,5%.
- Phổ cập tiểu học theo độ tuổi vào năm 2005, phổ cập phổ thông cơ sở theo chuẩn quốc gia vào năm 2008.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2005 là 90,0% và năm 2010 là 98%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2005 là 85,0% (khu vực đô thị 100,0%) và năm 2010 là 95,0%.

LeGiang 01-01-1970 07:00 AM

HUYỆN TÂN TRỤ </span>

Địa chỉ: thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ.
Điện thoại: 867194, Fax: 867064

1. Vị trí địa lý:

Tân Trụ thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long kẹp giữa hai công sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là một huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Long An. Phiá Bắc giáp huyện Bến Lức, phiá Đông giáp huyện Cần Đước, phiá Nam giáp huyện Châu Thành và phiá Tây giáp thị xã Tân An và huyện Thủ Thừa.
Huyện Tân Trụ có tổng diện tích tự nhiên khoảng 106,50 km2, chiếm 2,37% diện tích tự nhiên của tỉnh; được chia ra 10 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Tân Trụ là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của huyện.
Tân Trụ có vị trí địa lý rất thuận lợi. Từ thị trấn Tân Trụ, trung tâm của huyện cách thị xã Tân An của tỉnh khoảng 20 km về phía Tây và cách TP. HCM chỉ khoảng 40 km về phía Nam.

2. Điều kiện tự nhiên:
Khí hậu: Khí hậu của huyện Tân Trụ thuộc vùng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, với hai mùa khô và mùa mưa tương phản. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10; mùa khô bắt đầu tư tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa ở Tân trụ thường đến sớm hơn và chấm dứt sớm hơn các huyện phiá Bắc của tỉnh Long An. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.900 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 và 10, chiếm khoảng 90% lượng nước mưa (khoảng 1.500 - 1.600 mmm). Lượng mưa phân bố không đều trong năm: mùa mưa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Từ tháng 9 đến tháng 10 có lượng mưa lớn trùng với mùa lũ nên thường xảy ra ngập úng. Về mùa khô lượng mưa thấp. Mưa ít nhất vào các tháng 2 và 3, vào thời điểm này hầu như không có mưa. Lượng bốc hơi ngược lại, cao ở mùa khô, chiếm tới 67 - 68% tổng lượng bốc hơi cả năm. Điều này thường xảy ra quá trình oxy hoá tầng phèn làm tăng hàm lượng SO4 và Al2O3 gây ra độc hại cây trồng và vật nuôi.
Chế độ mùa mưa là yếu tố khí hậu cơ bản tạo ra sự tương phản giữa 2 mùa khô và mùa mưa. Sự tương phản về mùa trong năm chi phối các yếu tố khí hậu khác: chế độ nhiệt, chế độ nắng và chế độ mưa.
Nhiệt độ không khí trung bình xấp xỉ 270C, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 15 - 170C, thường xảy ra vào tháng 12, trung bình cao nhất từ 31,5 - 320C, thường gặp vào tháng 3 - 4 hàng năm.
Ẩm độ không khí cũng chênh lệch cao giữa mùa mưa và khô. Độ ẩm trung bình 79,5%. Nhưng thời điểm thấp nhất chỉ có 20%, cao nhất đạt tới xấp xỉ 100%.
Chế độ nắng khá dồi dào, trung bình 2.700 giờ/năm, từ 7- 8 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình nhiều nhất vào các tháng đầu mùa mưa (tháng 1,2,3), ít nắng nhất vào các tháng giữa mùa mưa (tháng 7,8,9).
Hướng gió cũng thay đổi theo mùa, với hai chế độ: chế độ gió mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô, gió chủ yếu thịnh hành theo hướng Đông Bắc, với tốc độ trung bình 5 - 7 m/s. Tân Trụ ít có bão, tuy nhiên đôi khi ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới, có mưa lớn xảy ra.
Nhiệt độ không khí ổn định là một ưu thế của khí hậu, thuận lợi để tăng năng suất sinh học và cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên, chế độ khí hậu tương phản theo mùa đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống con người, đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt trong mùa khô.
Nguồn nước: Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Tân Trụ khá phong phú. Hầu như Tân Trụ được bao quanh bởi hệ thống 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Phía sông Vàm Cỏ Đông là 15,5 km và phiá sông Vàm Cỏ Tây là 20 km. Đồng Tháp Mười có tổng lượng trung bình hàng năm khoảng 460 tỷ m3 là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sông Vàm Cỏ Tây về mùa khô. Ngoài ra, còn sông Nhật Tảo cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo nguồn cung cấp thêm nước mặt cho sản xuất và đời sống của con người.
Nguồn nước mưa: Do chế độ mưa phân phối không đồng đều nên thường gây ra úng cục bộ trong mùa mưa và thiếu nước ngọt trong mùa khô. Nước mưa là nguồn chủ yếu được trữ để sinh hoạt cả năm.
Nguồn nước mặn: So Tân Trụ nằm giữa hạ lưu của sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, cho nên ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông khá mạnh. Vào mùa khô, nước mặn từ cửa Soài Rạp theo cửa sông chảy vào hệ thống kênh nội đồng làm cho quá trình nhiễm mặn xảy ra. Tuy nhiên, nguồn nước mặn cũng là một lợi thế để phát triển sinh thái ngập mặn về thuỷ sản và lâm nghiệp.
Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu đánh giá của Liên đoàn địa chất thuỷ văn và địa chất công trình năm 1998 cho thấy:
- Các tầng chưa nước nông có chất lượng trung bình và kém, hầu như bị nhiễm phèn, không sử dụng trực tiếp được.
- Các tầng ở độ sâu 280 - 320 m có chất lượng nước trung bình và tốt có thể cung cấp cho sinh hoạt con người.
Thuỷ văn: Chế độ thuỷ văn của huyện chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của Biển Đông.
Vào mùa khô thuỷ triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp vào nội đồng. Ở hệ thống sông Vàm Cỏ Tây (tại Bến Lức) có số ngày nhiễm mặn khoảng 130 - 160 ngày. Ở hệ thống sông Vàm Cỏ Tây đô mặn S 2g/lít, thường xuất hiện trễ hơn ở sông Vàm Cỏ Đông 12- 20 ngày (xuất hiện vào giữa tháng 2). Ngược lại, vào mùa mưa chế độ dòng chảy chịu tác động của lũ từ hệ thống sông Tiền tràn qua khu vực Đồng Tháp Mười gây ra úng nhiều nơi trên địa bàn.
Mực nước giữa sông Vàm Cỏ Tây và sông Vàm Cỏ Đông chênh nhau khoảng 0,15m. Lợi dụng sự chênh lệch này, vào mùa khô có thể lấy nước tự chảy từ sông Vàm Cỏ Tây vào khu vực nội đồng thuận lợi hơn phiá sông Vàm Cỏ Đông. Vào muà mưa có thể tiêu nước qua sông Vàm Cỏ Đông dễ dàng hơn phiá sông Vàm Cỏ Tây.
Địa hình và địa chất:
Địa hình của huyện Tân Trụ khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phiá Đông, độ cao trung bình là + 0,85 m.
Địa chất của huyện thuộc loại đất phù sa mới được bồi đắp trên nền đất mềm yếu.
Di tích lịch sử văn hoá: Trên địa bàn huyện có một số di tích lịch sử như Vàm Nhật Tảo, di tích cách mạng Đám lá tối trời, kiến trúc văn hoá chợ Mỹ Bình, miếu Xã Hương.

3. Đất đai:

Diện tích toàn huyện là 10.649,6 ha.
Đất ở Tân trụ thuộc loại đất phù sa. Đất phù sa được chia làm 3 loại. Trong đó, đất phù sa đang phát triển có 4.362 ha, chiếm 41%; đất phù sa đang phát triển điển hình có 2.384 ha, chiếm 22,4%. Đất phèn có 6 loại. Trong đó, đất phèn nhẹ có 1.650 ha, chiếm 15,5%, đất phèn nhẹ nhiễm mặn có 1.200 ha, chiếm 11,3%. Đất phèn nhiễm mặn nặng có 237 ha, chiếm 2,2% diện tích.
Sử dụng đất: Tiềm năng lớn nhất của huyện Tân Trụ là đất đai. Trong đó nông nghiệp đến năm 2000 có khoảng 8.968 ha, chiếm trên 84% diện tích tự nhiên, đất ở có 506 ha, chiếm 4,8% diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng khoảng 378,4 ha chiếm 3,6%.
Trong thời kỳ năm 1995 - 2000, sử dụng đất đai của huyện theo hướng tận dụng nguồn tài nguyên đất đai sẵn có vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đất chưa sử dụng giảm dần từ 847,8 ha năm 1995 giảm xuống còn 788 ha năm 2000, tốc độ giảm bình quân 1,45/năm trong vòng 5 năm. Tỷ lệ đất chưa sử dụng trong tổng diện tích đất tự nhiên giảm từ 8,2% năm 1995 xuống còn 7,4%. Diện tích đưa vào sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tăng lên. Đất đưa vào sản xuất nông nghiệp tăng lên 264,7 ha trong vòng 5 năm. Đất chuyên dùng bình quân tăng 2,6%/năm, trong đó đất sử dụng xây dựng và thổ cư tăng bình quân 11,1% thời kỳ 1996- 2000. Đất phát triển các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất tăng 3,85%/năm trong cùng thời kỳ. Tương ứng với tăng diện tích thuỷ lợi, diện tích nông nghiệp cũng tăng bình quân 0,6%/năm, trong đó diện tích cây lâu năm tăng 7%/năm trong cùng thời kỳ. Trong cùng thời kỳ này, diện tích đất ở tăng bình quân 1,6%/năm, trong đó diện tích đất ở nông thôn tăng 1,62%/năm và đất ở đô thị tăng 1,24%/năm.
Thực trạng sử dụng đất đai trong huyện, theo kết quả điều tra kinh tế xã hội huyện Tân Trụ năm 2000 cho thấy: đất trồng luá chiếm 94% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất màu chiếm 1,6%, đất chăn nuôi chiếm 1,8%, đất dành cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 1,2%

4. Dân số và nguồn nhân lực:

- Thực trạng phát triển dân số thời kỳ 1991 - 2000:
Theo số liệu thống kê, dân số huyện Tân Trụ năm 2000 là 61,4 ngàn người, trong đó nữ 31,2 ngàn người chiếm 52% và chiếm 4,6% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số khoảng 564 người/km2. Dân số Tân Trụ chủ yếu cư trú vùng nông thôn với hơn 54 ngàn dân, chiếm 90% dân số huyện, dân thành thị chỉ 6,0 ngàn người, chiếm 10% dân số.
Dân số từ 15 tuổi trở lên có khoảng 35 ngàn người, chiếm gần 60% dân số toàn huyện. Đây là một nguồn lực quan trọng đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Tốc độ tăng dân số bình quân của huyện là 0,6%, là một trong những huyện có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất (trung bình chung của tỉnh là 1,55%).
- Thực trạng lao động, việc làm thời kỳ 1991 - 2000.
Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế xã hội của huyện đến năm 2000 có khoảng 35.620 người. Trong đó, lực lượng trong độ tuổi có 31.915 người, chiếm 52% tổng dân số huyện và chiếm 90% lực lượng lao động hoạt động trong các ngành kinh tế- xã hội.
Lao động có việc làm thường xuyên khoảng 33.305 người, chiếm 93,5% lực lượng lao động toàn xã hội. Lực lượng lao động thiếu việc làm khoảng 4.863 người, chiếm 13,7% lực lượng lao động toàn xã hội. Lực lượng không có việc làm khoảng 2.315 người, chiếm 6,5% lực lượng lao động xã hội.
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 77,1%, các ngành công nghiệp chỉ khoảng 12,7%, các ngành dịch vụ chiếm gần 10,2%.
Điều tra lao động theo thành phần kinh tế cho thấy, chủ yếu là thành phần cá thể, chiếm gần 82%, công chức Nhà nước chiếm trên 14%, lao động trong các xí nghiệp tư nhân không đáng kể.
Tóm lại, nguồn lực của huyện Tân Trụ có nhiều tiềm năng, tuy nhiên lao động tham gia hoạt động nền kinh tế vẫn chỉ tập trung vào các ngành khu vực I là chủ yếu; trong khí đó, các ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm tăng nhanh số lượng lao động trong các ngành côngnghiệp và dịch vụ. Đồng thời tăng thu nhập, tạo việc làm để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.

5. Những lợi thế, hạn chế và thách thức:
Lợi thế:
- Tân Trụ có vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, gần kề với thị xã Tân An - trung tâm kinh tế văn hoá của tỉnh, các trung tâm kinh tế lớn: thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam không xa. Có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử.
- Khí hậu ôn hoà, nguồn nước phong phú thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện.
- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Hệ thống giao thông tương đối đồng đều, thông thương giữa các ấp xã trong toàn huyện được thuận lợi và với các trung tâm kinh tế thị xã Tân An, thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phiá Nam.
- Tiềm năng lớn nhất của Tân Trụ là đất đai, thích hợp phát triển cây luá, cây ăn quả, rau các loại, chăn nuôi và thuỷ sản. Là một trong hững huyện có đất đai màu mỡ, thuần thục, ít ngập úng, sản xuất ổn định của tỉnh Long An. Đây có thể xem như lợi thế quan trọng nhất của huyện để phát triển dự trên quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền nông nghiệp - nông thôn có điều kiện phát triển kinh tế tổng hợp.
Hạn chế và thách thức:
- Điều kiện khí hậu tuy ôn hoà, nhưng có hai mùa tương phản đã gây ra nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ở Tân Trụ tuy dồi dào, nhưng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian: mùa mưa thì ngập lụt, mùa khô thì thiếu nước. Địa hình thấp trên nền đất yếu, thường ngập nước. Do vậy phải chi phí cao cho xây dựng và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Nguồn tài nguyên khoáng sản chưa phát hiện được, nguồn vật liệu xây dựng hạn chế, do vậy suất đầu tư cao.
- Nguồn lao động là động lực phát triển, có số lượng lớn nhưng chất lượng còn hạn chế, trình độ lao động đào tạo có chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Trình độ văn hoá chung của nhân dân khá cao, song đổi mới tư duy theo cơ chế thị trường còn chậm, phương thức sản xuất kinh doanh còn mang nặng kinh nghiệm truyền thống.
- Cơ sở hạ tầng: giao thông, điện nước còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.
- Sử dụng đất đai còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng đất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa thật sự phù hợp và ổn định. Chưa phát huy thế mạnh thuỷ sản và du lịch của huyện.
- Cơ cấu kinh tế còn chưa hợp lý, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng quá cao, trong khi đó công nghiệp còn quá thấp. Đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của huyện với khu vực I là 65,4%, khu vực II là 12,8%, khu vực III là 21,5%. Cơ cấu của tỉnh Long An tương ứng KVI là 51,0%, KVII là 20,5%, KVIII là 28,5%. Cơ cấu của cả nước tương ứng KVI là 24,3%, KVII là 39,1%, KVIII là 36,6%.
- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp thể hiện là: mức sống dân cư thấp, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 4 triệu đồng năm 2000, tương đương 360 USD (Đồng bằng sông Cửu Long là USD/người/năm). Các điều kiện phúc lợi xã hội còn thấp và thiếu thốn nhiều. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế. Thị trường chưa phát triển mạnh trong khi thành phố Hồ Chí Minh có vị trí không xa lại là nơi có thị trường phát triển rất mạnh có thể lấn át thị trường của huyện. Những yếu tố trên là những thách thức rất lớn trogn quá trình phát triển của huyện, đòi hỏi phải có chính sách đúng đắn đồng bộ, bước đi phù hợp, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội cân đối trong giai đoạn tới.

6. Những quan điểm phát triển cơ bản: <span style=\'color:purple\'>
- Phát triển nguồn nội lực: Lợi thế so sánh lớn nhất của huyện Tân Trụ là nguồn nhân lục và tài nguyên đất nước còn nhiều tiềm năng lớn. do vậy, quan điểm là dựa vào các nguồn lực nội tại là chính, tranh thủ các yếu tố bên ngoài là quan trọng.
Tân Trụ là huyện nông nghiệp. Đầu tư khai thác có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng đất đai, nông nghiệp là trọng tâm của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá phải thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp bằng cách phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, với qui mô vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn.
Thế mạnh về nguồnnhân lực của huyện là dồi dào. Vì vậy, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nội dung có tính chiến lược, nhằm phát huy thế mạnh nội lực để phát triển bền vững trong những thập kỷ tới.
- Phát triển cân đối lãnh thổ: Phát triển hài hoà giữa các vùng lãnh thổ trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng để khắc phục tình trạng phân bố không đồng đều về các nguồn lực trong mỗi tiểu vùng. Vùng ''thượng'' và khu vực thị trấn có nhiều cơ hội phát triển công nghiệp động lực, cần xây dựng và hình thành các khu, cụm công nghiệp chủ đạo và mũi nhọn gắn với các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.
- Phát triển hợp tác và cạnh tranh kinh tế: Đất đai, lao động và vị trí thuận lợi là những lợi thế, nhưng những nguồn lực đó chưa được khai thác hợp lý. Vì vậy, hợp tác với các huyện, tỉnh, địa phương khác nhằm tập trung sức người, sức của, vốn liếng, tiến bộ khoa học kỹ thuật và thị trường sẽ tạo ra sức mạnh tổng lực để khai thác các nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có nhiều lợi thế so sánh nhằm tăng lên sức cạnh tranh hàng hoá của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần xem như hợp tác và cạnh tranh là hai mặt của một quá trình, vừa hỗ trợ vừa bổ sung cho nhau trong một mô hình kinh tế hoàn chỉnh, đem lại hiệu quả cao.
- Phát triển kinh tế kết hợp an ninh quốc phòng: Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ và hài hoà với phát triển xã hội và an ninh quốc phòng là quan điểm đúng đắn có tầm chiến lược để phát triển ổn định và bền vững. Đặc biệt là ở những nơi có nhiều khó khăn phát triển kinh tế, nhưng lại có vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng như vùng "hạ" của huyện cần được quan tâm. Vì vậy, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển những vùng khó khăn, xây dựng các cụm dân cư phát triển mạnh về kinh tế- xã hội, vững chắc về an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
- Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường: Những dấu hiệu suy giảm môi trường là do khai thác tài nguyên nước không hợp lý, chế độ canh tác không phù hợp, công tác quản lý, bảo vệ môi trường thiếu chặt chẽ. Vì vậy, các phương án phát triển cần phải được cân nhắc, xem xét đồng bộ với chiến lược bảo vệ và tiến tới phát triển môi trường bền vững của huyện và toàn vùng

LeGiang 01-01-1970 07:00 AM

HUYỆN THẠNH HOÁ</span>

Địa chỉ: Khóm 2 thị trấn Thạnh Hoá huyện Thạnh Hoá.
Điện thoại: 857115, Fax: 857322

1. Vị trí địa lý kinh tế:

Huyện Thạnh Hóa nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên 46.826 ha, cách thị xã Tân An 36 Km về phía Bắc theo quốc lộ 62. Ranh giới hành chính huyện Thạnh Hóa được xác định bởi phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông Bắc giáp huyện Đức Huệ, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp huyện Mộc Hóa, phía Tây Nam giáp huyện Tân Thạnh, phía Đông giáp huyện Thủ Thừa.
Thạnh Hóa là huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của Thạnh Hóa gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười. Cơ sở hạ tầng còn rất thiếu và không đồng bộ, đã gây trở ngại không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Thạnh Hóa thuộc tiểu vùng IV (gồm Thạnh Hóa, Bắc Thủ Thừa, và một phần huyện Tân Thạnh). Với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, cụ thể là: ổn định sản xuất 2 vụ lúa (ĐX-HT), luân canh lúa - đay, lâm nghiệp (phát triển tràm cừ) và nuôi thủy sản nước ngọt.
Xét về vị trí địa lý kết hợp với kiến tạo địa chất trầm tích và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế - xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của Thạnh Hóa là :
+ Có ba nhóm đất đặc trưng là phù sa, đất xám và đất phèn, trong điều kiện đủ nước ngọt quanh năm có thể gia tăng tối đa việc trồng lúa trên đất phèn; ngoài ra, có thể cải tạo đất xám để tiến hành đa dạng hóa cây trồng một cách hợp lý, tránh được tình trạng độc canh cây lúa.
+ Đất mới khai thác, đặc biệt là đất phèn và đất xám ở địa hình thấp có độ phì tự nhiên và tiềm tàng cao, cho phép thâm canh, tăng vụ lúa có hiệu quả.
+ Thạnh Hóa thuộc vùng Đồng Tháp Mười, trong những năm vừa qua đã có sự quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nên cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
+ Tuyến biên giới với CampuChia dài 9 Km (chiếm 6,4% tổng chiều dài biên giới của tỉnh Long An), được xem là vô cùng quan trọng về mặt quốc phòng.
+ Cầu Tuyên Nhơn hoàn thành, các quốc lộ 62, N1, N2, kết nối với QL22 (đường xuyên Á) và các cơ sở hạ tầng khác sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thị trường ở Thạnh Hóa phát triển, nhất là lĩnh vực công nghiệp, khả năng giao lưu trao đổi hàng hóa giữa huyện và các vùng khác thuận lợi và nhanh chóng hơn
Ngoài những lợi thế cơ bản nêu trên, vị trí địa lý kinh tế của huyện Thạnh Hóa cũng có một số hạn chế :
+ Bị ảnh hưởng của lũ lụt thường niên dễ gây rủi ro cho sản xuất, làm hư hại cơ sở hạ tầng, hạn chế kết quả phát triển kinh tế và gia tăng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống.
+ Kiến tạo bậc thềm phù sa cổ, đất xám có tầng loang lổ nhiễm phèn Xf(s) có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, giữ nước và phân kém,... đất phèn ở địa hình trũng có nồng độ các độc tố cao (SO42-, Al3+, Fe3+), trong khi thủy lợi chưa hoàn chỉnh dễ gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn: đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt chưa phát triển, xa thị trường tiêu thụ nên hạn chế lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
+ Tình hình an ninh biên giới luôn tiềm ẩn những phức tạp, đồng thời nạn buôn lậu qua biên giới vẫn còn tồn tại nên có những tác động không tốt đến sản xuất và đời sống.
Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần thấy hết các lợi thế để khai thác; đồng thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của các hạn chế tạo động lực phát triển nền kinh tế một cách ổn định và bền vững.

2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
Khí hậu huyện Thạnh Hóa mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,2oC, tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29,3oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3oC và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC). Tổng tích ôn : 9.786oC/năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm.
Lượng mưa trung bình năm khá lớn (1.447,7 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa trong mùa mưa thực sự : 1.332 mm (chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm), bắt đầu khoảng cuối tháng V và kết thúc vào cuối tháng X (kéo dài 164 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Nguồn nước và chế độ thủy văn :
Thạnh Hóa có nguồn tài nguyên nước mặt khá dồi dào song phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng. Đối với vụ Đông Xuân khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi, nhiều vùng sử dụng phương pháp tưới tự chảy (nhờ triều) có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vụ Hè Thu khả năng cung cấp nước cho sản xuất lại rất hạn chế vào thời kỳ đầu vụ; đặc biệt vùng Bắc Đông thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống sông rạch và kênh mương dẫn nước mặt của huyện Thạnh Hóa gồm Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ Svayriêng (CamPuChia) chảy vào Việt Nam tại Bình Tứ theo hướng Tây Nam nối với sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua huyện Thạnh Hóa dài khoảng 25 Km, rộng từ 125-200m, sông chảy quanh co và gấp khúc. Nguồn nước ngọt lớn thứ hai lấy từ sông Tiền tiếp qua kênh Hồng ngự về Kênh 61 và kênh Dương Văn Dương. Hệ thống kênh tạo nguồn gồm có: Kênh An Xuyên, kênh Dương Văn Dương, kênh Mareng, kênh 61, kênh Bắc Đông, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần thoát lũ trong mùa mưa. Ngoài ra còn có hơn 300 kênh nội đồng lớn nhỏ phục vụ cho nhu cầu tưới, tiêu úng, xả phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong khu vực huyện Thạnh Hóa nước mạch nông xuất hiện ở độ sâu 27 - 30 mét, nhưng do ảnh hưởng của phèn nên chất lượng không tốt, khả năng sử dụng cho sinh hoạt bị hạn chế. Hơn nữa, tại Thạnh Hóa nước ngầm có hàm lượng tổng độ khoáng hóa rất thấp (1-3g/l) và PH<4, nên việc sử dụng nước ngầm ở độ sâu <40 m để tưới hỗ trợ cho nông nghiệp và sinh hoạt rất hạn chế. Nước ngầm có khả năng khai thác ở độ sâu 260 - 290 m, trữ lượng 400m3 ngày đêm/giếng, lưu lượng nước 05 lít /s và chất lượng tốt.
Chế độ thủy văn :
Vấn đề ngập lũ là quy luật thường niên của ĐBSCL, trong đó Thạnh Hóa được xếp vào một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng. Lũ lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm (1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000) trong đó lũ lịch sử năm 2000 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho Thạnh Hóa. Tuy nhiên lũ mang đến lượng phù sa đáng kể tăng thêm màu mở cho ruộng đồng, thau chua rữa phèn, tăng nguồn lợi thủy sản, vệ sinh môi trường.
Ảnh hưởng của phèn - mặn : Thạnh Hóa thuộc khu vực bị chua nặng, nhất là khu Bắc Đôngï. Nguyên nhân làm nước trong kênh rạch bị chua là vì vào mùa khô (tháng III, IV và V), tầng sinh phèn bị oxy hóa, khi gặp mưa, các loại muối oxy hóa được hòa tan theo nước mặt chảy vào kênh rạch và các nơi đất trũng, làm pH giảm < 4,0, đặc biệt là ở các vùng đất mới khai hoang. Do đó, chua ở Thạnh Hóa rất khó giải quyết bởi địa hình trũng khả năng tiêu thoát kém.
Ảnh hưởng mặn: Mặn 4 g/l trên sông Vàm Cỏ Tây bình quân nhiều năm chỉ ngang hoặc qua Tuyên Nhơn 5 - 10 Km về phía thượng lưu. Song, vào các năm 1992, 1993 mặn đã ảnh hưởng sâu hơn và nồng độ mặn cũng lớn hơn bình quân nhiều năm. Giới hạn mặn 1 g/l đã đến Vĩnh Hưng (1992). Đỉnh mặn trên sông Vàm Cỏ Tây tùy từng nơi cao hơn bình quân nhiều năm từ 1 - 3 g/l.

3. Tài nguyên:

Đất: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 năm 1998 của Phân viện Quy hoạch - TKNN cho thấy toàn huyện có 4 nhóm đất với 7 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa có 4.566 ha (chiếm 9,8% DTTN) và nhóm đất phèn 34.063 ha (chiếm 72,7% DTTN), nhóm đất xám 2.020 ha (chiếm 4,3%), nhóm đất xáo trộn 4.989 ha chiếm 10,7% DTTN. Như vậy, hầu hết diện tích đất của huyện Thạnh Hóa thuộc loại ''đất có vấn đề'', do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn của huyện.
+ Nhóm đất phù sa : Diện tích 4.566 ha (chiếm 9,8% DTTN), phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Tây gồm các xã: Thạnh Phú 680 ha, Thuận Nghĩa Hòa 1.267 ha, Thạnh Phước 883 ha,Tân Đông 836 ha, Tân Tây 450 ha, Thủy Đông 200 ha, Thủy Tây 250 ha.
Thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét cao), hàm lượng sét vật lý từ 45-60%, thoát nước kém. Đất có độ phì nhiêu khá, mùn từ 10-20%, đạm tổng số cao (0,1-0,39%), nghèo lân (0,14-0,06%) và ka li cao (0,83%). Đây là loại đất tốt thích hợp cho trồng lúa nước 2 vụ hoặc luân canh lúa đay, nguồn nước ngọt dồi dào, có điều kiện thâm canh tăng năng suất cây trồng.
+ Nhóm đất xám: 2.020 Ha, chiếm 4.3% DTTN. Gồm 01 đơn vị chú giải bản đồ, phân bố dọc tuyến biên giới Việt Nam - CamPuChia, nằm trên địa bàn xã Tân Hiệp. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát). Hàm lượng đạm trung bình (0,1-0,25%), nghèo lân (0,01-0,06%), nghèo ka li (0,12%). Đất xám trong điều kiện có nước tưới chủ động, canh tác lúa hoặc luân canh lúa màu cho hiệu quả khá.
+ Nhóm đất phèn: Đất phèn có diện tích 34.063 Ha, chiếm 72,74% DTTN. Gồm 4 đơn vị chú giải bản đồ, phân bố ở địa hình thấp trũng (kiểu địa hình đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười), có ở hầu hết các xã trong huyện.
Đất phèn nhìn chung có trị số pH thấp, hàm lượng SO4 lại rất cao (>0,15-0,25%). Đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao, mùn xấp xỉ 12-24%, đạm cao (0,4-0,8%). Vì vậy, khi sử dụng đất phèn cần chú trọng biện pháp tiêu phèn và ngăn chặn phèn ngoại lai. Đất phèn có tầng phèn sâu trong điều kiện có nước tưới, khả năng sản xuất lúa không kém nhiều so với đất phù sa.
+ Nhóm đất xáo trộn Vp (đất líp): Nhóm đất này được hình thành do bàn tay của con người, diện tích 4.989 ha chiếm 10,7%, tập trung chủ yếu ở các xã Thủy Đông , Thủy Tây và Thị trấn Thạnh Hóa. Đất líp chủ yếu trồng các loại cây màu (khoai mỡ, khoai mỳ, màu, dưa hấu…).
Tóm lại, đất ở Thạnh Hóa 100% diện tích đều có “vấn đề”, việc khai thác phải tôn trọng các quy luật khách quan, chú trọng đầu tư đồng bộ các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Có như vậy sản xuất nông nghiệp mới phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên rừng: Năm 1995 có 2.790 ha rừng, trong đó hầu hết là tràm cừ ; đến năm 2002 diện tích rừng tăng lên : 14.075 ha (tỷ lệ che phủ 32%) kể cả cây lâu năm và vườn tạp, phần lớn rừng trồng từ sau năm 1995 mật độ cao, giống tốt nên trữ lượng khá.
Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 773/TTg và 661/TTg, đã góp phần sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.
Tài nguyên khoáng sản : Theo tài liệu bản đồ địa chất VN 1996, vệt than bùn ở xã Thuận Bình - Tân Hiệp có chất lượng xấu, độ tro cao và chứa nhiều sét, hàm lượng mùn và NPK đáng kể có thể khai thác làm phân bón, cần phải khảo sát cụ thể về trữ lượng và quy mô.

4. Dân số và lao động:

Dân số trung bình năm 1996 là 43.474 người đến năm 2002 là 51.729 người, mật độ dân số 110 người/km2, chỉ bằng 35,1% mật độ dân số trung bình của tỉnh Long An (313 người/km2) nên Thạnh Hóa được xem là huyện đất rộng người thưa. Dân số thành thị có: 4.660 người(chiếm 9,0% dân số), dân số nông thôn 47.069 người (chiếm 91% dân số), tốc độ tăng dân số bình quân 2,9%/năm, trong đó tăng tự nhiên là 1,8%.
Do vậy, bằng các biện pháp mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng các xã vùng sâu, xã biên giới ngày càng hoàn thiện, thu hút dân cư các xã phía nam đến định cư, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững chắc và ổn định.
Tổng số lao động toàn huyện năm 2002 là 28.968 người; trong đó, nông - lâm nghiệp 23.856 người (chiếm 82,4%), công nghiệp - TTCN 467 người (chiếm 1,6%) và thương mại - dịch vụ 3.138 người (chiếm 10,8%), lao động khác 1.507 người chiếm 5,2%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu cho nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm và có phần chưa được hợp lý.
Nguồn nhân lực của huyện Thạnh Hóa có chất lượng thấp, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất.
Số lao động có chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 439 người (chiếm 1,5% lao động xã hội); trong đó, đại học 80 người, trung cấp 167 người. Nếu kể cả trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật ước khoảng 3.0% thì tổng số lao động được đào tạo là 4,5%, song lại tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế. Do vậy, đây là một tồn tại lớn của huyện Thạnh Hóa.
Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, để họ có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

5. Đánh giá chung
Những lợi thế:
- Thạnh Hóa được cung cấp nguồn nước ngọt từ sông Tiền qua kênh Dương Văn Dương và kênh 61, sông Vàm Cỏ Tây phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, hàng năm được bồi đắp lượng phù sa đáng kể làm màu mỡ đất đai, nâng cao năng suất cây trồng.
- Thạnh Hóa được hưởng lợi chương trình đầu tư khai thác vùng ĐTM của Chính phủ, nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
- Thạnh Hóa có tuyến quốc lộ 62 chạy qua, trục giao thông vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với Mộc Hóa, Tháp Mười (Đồng Tháp), thị xã Tân An và TP Hồ Chí Minh.
- Với dự báo trong tương lai gần đường N2, N1 được xây dựng, cầu Tuyên Nhơn hoàn thành kết nối với QL22 và các cơ sở hạ tầng khác, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân trong huyện. Nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống cách mạng, tự lực tự cường thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Trong quá trình phát triển, thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả khá cả về kinh tế - xã hội - môi trường. Đây là tiền đề quan trọng cho kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển một cách bền vững.
Những hạn chế :
- Đất đai có chất lượng thấp (đất phèn nhiều độc tố, đất xám nghèo dưỡng chất) lại phân bố trên các địa hình có nhiều chia cắt bởi kênh rạch. Đây được xem là hạn chế lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đầu tư cải tạo đất tốn kém, năng suất cây trồng thấp, giá thành cao, nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ, công trình kiểm soát lũ và cơ sở vật chất phục vụ dân sinh (trường học, y tế, chợ,. . .) còn thiếu nghiêm trọng, thông tin liên lạc còn yếu,. . . cộng với hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt và thiên tai, là những cản ngại trong quá trình phát triển kinh tế.
- Phần lớn dân cư của huyện Thạnh Hóa có đời sống khó khăn, thu nhập thấp; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (khoảng 95%).
- Công nghiệp - TTCN và Thương mại - dịch vụ chưa phát triển, chưa hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển; kinh tế của huyện Thạnh Hóa “thuần nông”, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (>80%), trong khi lũ lụt, thiên tai diễn ra liên tiếp, cộng với biến động bất lợi về giá cả nông sản, làm cho đời sống người dân càng khó khăn, khả năng tích lũy tái đầu tư cho sản xuất yếu. Năng lực quản lý điều hành của hệ thống quản lý nhà nước còn hạn chế.
- Do nằm trong vùng lũ, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở huyện Thạnh Hóa có hạn chế, cho nên muốn phát triển kinh tế - xã hội phải dựa vào chính nội lực mà tiềm năng này của huyện lại rất có hạn.

6. Quan điểm phát triển:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nguồn nhân lực, tài nguyên đất, nguồn nước) mở rộng sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống làm tiêu chuẩn phát triển. Phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Thực hiện tốt chiến lược tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khá, ổn định và bền vững, từng bước hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại và dịch vụ, từng bước phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao cho nền kinh tế. Mở rộng sản xuất đi đôi với bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn mọi nguy cơ gây ô nhiễm, bảo đảm tính bền vững cho nền kinh tế. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với Quốc phòng an ninh, giữ vững và củng cố tuyến phòng thủ biên giới, xứng đáng với vị trí tiền tiêu an ninh quốc phòng của tỉnh Long An và cả nước.

7. Mục tiêu phát triển:<span style=\'color:purple\'>
Mục tiêu chung :
- Xây dựng Thạnh Hóa trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng, văn minh, đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng, gia tăng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo sự tăng trưởng nhanh và bền vững, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.
- Nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế thuần nông, sản xuất độc canh lúa; sớm tạo nên sự phát triển cân đối, toàn diện, phát huy các thế mạnh của huyện nhất là nông - lâm nghiệp, triển khai có hiệu quả việc xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
Mục tiêu cụ thể :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn : 2003 - 2010 là : 10,5%/năm, trong đó giai đoạn : 2003 - 2005 là: 10,%/năm, giai đoạn : 2006 - 2010 là : 10,8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng: Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp XD - Thương mại dịch vu. Cụ thể đến năm 2010 khu vực nông lâm nghiệp chiếm 50,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 26,8%, thương mại - dịch vụ chiến 22,3%.
- GDP (theo giá thực tế) bình quân đầu người năm 2005 là 6,0 triệu đồng, tương đương 400 USD và đến năm 2010 là 10,8 triệu đồng, tương đương 720 USD.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2005 là 2,5%/năm và năm 2010 là 4%/năm (năm 2001 là 2%).
- Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,7% vào năm 2005 và còn 1,5% năm 2010.
- Năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% và năm 2010 dưới 3%.
- Phổ cập phổ thông trung học cơ sở theo chuẩn quốc gia vào cuối năm 2006.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2005 là 85% và năm 2010 là 100%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2005 là 80% (khu vực đô thị 100,0%) và năm 2010 là 95%.

LeGiang 01-01-1970 07:00 AM

HUYỆN THỦ THỪA</span>

Địa chỉ: Ấp Cầu Xây thị trấn Thủ Thừa huyện Thủ Thừa.
Điện thoại: 864215, Fax: 864289

1. Vị trí địa lý kinh tế :
Huyện Thủ Thừa có diện tích tự nhiên 29.901 ha, cách thị xã Tân An 10 Km và cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km. Ranh giới hành chính huyện Thủ Thừa cụ thể như sau: Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ, phía Đông giáp huyện Bến Lức và Tân Trụ, phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa và tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp thị xã Tân An. Thủ Thừa được chia thành 2 vùng: Vùng phía Bắc gồm 7 xã:Long Thạnh, Long Thuận, Tân Thành, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Long Thành, Tân Lập thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nằm trong vùng lũ (chiếm 75% DT toàn huyện), vùng phía Nam là các xã còn lại, ít bị ảnh hưởng của lũ. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ Thừa gắn liền với quá trình khai thác đất hoang, di dân xây dựng vùng kinh tế mới của tỉnh.
Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Bắc Thủ Thừa thuộc tiểu vùng IV (gồm Thạnh Hóa, Bắc Thủ Thừa và một phần huyện Tân Thạnh). Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là Nông - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa, trồng tràm cừ. Nam Thủ Thừa thuộc tiểu vùng V (Tân Trụ, Châu Thành, thị xã Tân An, Nam Thủ Thừa, Tây Vàm Cỏ Đông của Bến Lức). Phương hướng sản xuất chính là: sản xuất lúa cao sản và đặc sản, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa, phát triển mạnh chăn nuôi như : heo, gà công nghiệp và gà thả vườn, bò thịt và bò sữa.
Xét về vị trí địa lý và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của Thủ Thừa là :
+ Thủ Thừa là cửa ngõ thông thương giữa Đông Nam bộ và ĐBSCL, nằm ở địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, là vành đai xanh với các nông sản hàng hóa có thế mạnh như : lúa - gạo, mía đường, dưa hấu, thịt bò, heo, vịt có thể tiêu thụ thuận lợi ở vùng Đông Nam bộ, một thị trường lớn nhất Việt Nam.
+ Thông qua chương trình khai thác vùng Đồng Tháp Mười của Chính phủ nên cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao đáng kể.
+ Thủ Thừa có quốc lộ IA, QL62 chạy qua, trong tương lai gần QLN2 và đường cao tốc sẽ được đầu tư xây dựng, là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa với TX.Tân An và TP.Hồ Chí Minh.
+ Thủ Thừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, vùng lan tỏa công nghiệp, do vậy đây là cơ hội để thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện.
Ngoài những lợi thế cơ bản nêu trên, Thủ Thừa còn có một số hạn chế :
+ Bị ảnh hưởng của lũ lụt thường niên, dễ gây rủi ro cho sản xuất, hư hỏng cơ sở hạ tầng hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đất đai của Thủ Thừa chủ yếu là đất phèn ở địa hình trũng, nên điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm để phá thế độc canh cây lúa cũng có phần hạn chế. Mặt khác hầu hết kênh rạch của huyện Thủ Thừa còn chịu ảnh hưởng của mặn, tập trung vào các tháng (2 - 6), vì vậy đầu vụ Hè thu thiếu nước nghiêm trọng.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn như : Giao thông đường bộ, nước sinh hoạt, trạm y tế, điện, trường học, các công trình phúc lợi công cộng chưa phát triển, nên hạn chế lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần thấy hết các lợi thế để khai thác, đồng thời khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế, tạo động lực phát triển nền kinh tế một cách ổn định và bền vững.

2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :

Khí hậu huyện Thủ Thừa mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,1oC, tháng 4 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 28,5oC và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25,3oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 3,3oC và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm.
Lượng mưa trung bình năm khá lớn (1.532 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.294 mm(chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm), bắt đầu khoảng giữa tháng V và kết thúc vào cuối tháng X (kéo dài 165 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Nguồn nước mặt : Nguồn nước chính cung cấp cho Thủ Thừa là sông Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa rồi tới Thủ Thừa, đoạn chảy qua huyện dài 17,3 km, độ sâu trung bình 17m, rộng trung bình 300m. Sông Vàm Cỏ Tây được tiếp nước từ sông Tiền qua hệ thống kênh Hồng Ngự, Dương Văn Dương, lưu lượng mùa kiệt 93 m3/s, mùa lũ 580 m3/s, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Ngoài ra hệ thống kênh Thủ Thừa, kênh Bo Bo cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của người dân huyện Thủ Thừa.
+ Để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội, những năm qua bằng nhiều nguồn vốn (TW, tỉnh, huyện , xã và nhân dân) đã xây dựng hệ thống thủy lợi: dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn, thoát lũ… (tập trung vào giai đoạn 1987 - 1995).
+ Chính nhờ có thủy lợi mà việc khai hoang, phục hóa, thâm canh sản xuất lúa, tăng vụ đạt kết quả cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt thì nguồn nước vẫn chưa đủ, vì vậy thủy lợi vẫn là vấn đề then chốt đối với Thủ Thừa, cần được đầu tư hoàn chỉnh tạo nền tảng cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Nguồn nước ngầm : Đặc điểm nổi bật về nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Thủ Thừa là xuất hiện sâu, giá thành khai thác cao, nên chưa khai thác được nhiều.
Trong khu vực huyện Thủ Thừa nước mạch nông xuất hiện ở độ sâu 30 - 40 mét, nhưng do ảnh hưởng của phèn nên chất lượng không tốt, khả năng sử dụng cho sinh hoạt bị hạn chế. Hơn nữa, tại Thủ Thừa nước ngầm có hàm lượng tổng độ khoáng hóa rất thấp (1-3g/l) và PH<4, nên việc sử dụng nước ngầm ở độ sâu <40 m để sinh hoạt rất hạn chế. Nước ngầm có khả năng khai thác ở độ sâu 260 - 290 m, trữ lượng 450m3 ngày đêm/giếng, lưu lượng nước 05 lít/s và chất lượng tốt.
Nhìn chung lưu lượng khá lớn, nhưng khả năng cung cấp đủ nước cho đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất công nghiệp rất hạn chế vì nước ngầm ở tầng sâu giá thành khai thác cao.
Hiện nay, nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện sử dụng nhiều nguồn: nước ngầm, nước mưa, lọc lắng nước sông (các xã phía Bắc), các xã phía Nam có điều kiện khai thác nước ngầm hơn, chất lượng nước tốt hơn. Nước ngầm được khai thác ởù một số điểm tập trung do nhà nước đầu tư, riêng một số xã vùng sâu như Long Thạnh, Long Thuận, Mỹ Lạc đã có sự phối hợp tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa cấp nước sinh hoạt.
Chế độ thủy văn :
Thủ Thừa chịu ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều không đều, có 2 đỉnh và chân triều, song biến động không đều theo tháng. Đỉnh triều lớn nhất vào tháng 12, nhỏ nhất vào tháng 4, 5; biên độ triều trung bình mùa kiệt: 0,75 - 0,85m, mùa lũ 0,45 - 0,60m. Do vậy, vào mùa khô có thể lợi dụng thủy triều để tưới tiêu tự chảy.
Ngập lũ :
Ngập lũ là quy luật thường niên của ĐBSCL, trong đó Thủ Thừa được xếp vào huyện chịu ảnh hưởng ngập nông. Lũ lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm (1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000) trong đó lũ năm 2000 đã gây thiệt hại khá lớn cho Thủ Thừa. Tuy nhiên lũ mang đến lượng phù sa đáng kể tăng thêm màu mở cho ruộng đồng, thau chua rữa phèn, tăng nguồn lợi thủy sản, vệ sinh môi trường.
+ Ảnh hưởng của phèn - chua: Theo dõi diễn biến của phèn - chua trên các sông, kênh rạch cho thấy Thủ Thừa bị ảnh hưởng khá nặng. Thời điểm nước trên kênh rạch bị chua là khoảng 10 ngày sau khi bắt đầu mưa, vấn đề chua có thể giải quyết nhanh chóng khi đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi.
+ Ảnh hưởng mặn: Hầu hết sông, kênh rạch trên địa bàn Thủ Thừa bị nhiễm mặn từ tháng 2 đến tháng 6, nên cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè Thu thiếu nước trầm trọng. Chính vì vậy cần sớm hoàn chỉnh đê bao lửng để giữ ngọt, ngăn mặn.

3. Tài nguyên:

Đất : Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và khoa trồng trọt đại học Cần Thơ xây dựng cho thấy Thủ Thừa có 3 nhóm đất với 12 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa có 3.651 ha (chiếm 12,2% DTTN) và nhóm đất phèn tiềm tàng: 5.209 ha (chiếm 17,4% DTTN), nhóm đất phèn hoạt động 20.055 ha (chiếm 67,1% DTTN).
Nhóm đất phù sa: Có 3 chú giải bản đồ, với diện tích 3.651 ha phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Tây, chủ yếu ở các xã Long Thuận, Long Thạnh. Thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu khá, đây là loại đất thích hợp cho trồng 2 vụ lúa.
Nhóm đất phèn : (Là nhóm đất chính chiếm 84,5% DTTN toàn huyện).
Nhóm đất phèn có diện tích :25.264 ha, chiếm 84,5% DTTN. Đất phèn có trị số pH thấp và hàm lượng SO4-- cao ( 0,15 - 0,25%), đặc biệt là các ion Fe++ và Al+++ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp Mười nói chung và huyện Thủ Thừa nói riêng phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Đất phèn phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc kênh Thủ Thừa, đất có hàm lượng mùn cao, nếu giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì canh tác lúa đạt năng suất cao.
Đất đai của huyện Thủ Thừa xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo mới thích nghi với 2 vụ lúa, 1 lúa -1 màu, lúa - đay, mía, đậu đỗ nên cây trồng sinh trưởng phát triển cho năng suất thấp hơn các vùng đất tốt (đất phù sa). Vì vậy, đây cũng là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Dưới đây là tổng hợp diện tích các loại đất theo nhóm trên địa bàn huyện :
Địa chất : Đất đai của huyện Thủ Thừa hình thành từ hai loại trầm tích : (i) Trầm tích phù sa non trẻ Holocene và trầm tích cổ (ii) Pleistocene; trong đó chủ yếu là trầm tích phù sa non trẻ Holocene có chứa vật liệu sinh phèn.
- Trầm tích Holocene bao phủ khoảng 82,9% DTTN của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ. Đặc trưng cơ bản của đơn vị trầm tích này là sự có mặt của Sulfidic, vật liệu chủ yếu hình thành đất phèn. Trầm tích không phân chia khoảng 4,5% DTTN.
Do vậy, khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cần tính toán đầu tư đảm bảo độ ổn định bền vững.
Tài nguyên rừng : Năm 1995 có 478 ha rừng, trong đó hầu hết là tràm cừ ; đến năm 2002 diện tích rừng tăng lên 2.504 ha (tỷ lệ che phủ 10,6%) kể cả cây lâu năm, theo số liệu thống kê đất đai đến 1/10/2003 diện tích rừng là 4.466 ha, trữ lượng khá.
Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 773/TTg và 661/TTg, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.
Tài nguyên khoáng sản :
Theo các tài liệu điều tra địa chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Thủ Thừa, chưa cho thấy có loại khoáng sản đặc trưng nào.

4. Dân số và lao động :
Dân số trung bình năm 2002 là 86.595 người, mật độ dân số 290 người/km2, tương đương mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km2). Dân số thành thị có 15.248 người (chiếm 17,6% dân số), dân số nông thôn 71.347 người (chiếm 82,4%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,56%/năm (2002).
Nhân dân huyện Thủ Thừa có truyền thống cách mạng kiên cường, cần cù chịu khó lao động, song trình độ học vấn và chuyên môn thấp, tập trung chủ yếu ở nông thôn. Mật độ dân số bình quân 290 người/km2 (tỉnh Long An 294 người/km2). Từng bước ổn định đời sống dân cư , nhất là các xã vùng sâu bằng các biện pháp mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm và tuyến dân cư, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Tổng số lao động toàn huyện năm 2002 la: 47.627 người; trong đó, nông - lâm nghiệp 35.800 người (chiếm 75,2%), công nghiệp - xây dựng 4.760 người (chiếm 10%) và thương mại - dịch vụ 5.867 người (chiếm 12,3%), lao động khác 1.200 người chiếm 2,5%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu cho nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra chậm.
Nguồn nhân lực ở huyện Thủ Thừa có chất lượng thấp, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Lao động có chuyên môn kỹ thuật (đã qua đào tạo) là 1.489 người (chiếm 3,1% lao động xã hội); trong đó, đại học và trên ĐH 325 người, cao đẳng 344 người, trung cấp 820 người. Nếu kể cả trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật ước khoảng 2,6% thì tổng số lao động được đào tạo là 5,7%, chủ yếu ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế. Do vậy, đây là một hạn chế của Thủ Thừa.

5. Quan điểm định hướng phát triển huyện Thủ Thừa nhằm khai thác hợp lý các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên đất, nguồn nước, mở rộng sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống làm tiêu chuẩn phát triển. Phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, chú trọng vào những ngành, những địa bàn hội đủ các yếu tố phát triển, nhất là nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại và dịch vụ, từng bước phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản .
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 18 của Tỉnh ủy Long An.
- Mở rộng sản xuất đi đôi với bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn mọi nguy cơ gây ô nhiễm, bảo đảm tính bền vững cho nền kinh tế.
- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với quốc phòng an ninh, giữ vững ỗn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

6. Mục tiêu phát triển :<span style=\'color:purple\'>
Mục tiêu chung là xây dựng Thủ Thừa trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng, văn minh, đảm bảo vững chắc về quốc phòng an ninh, gia tăng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế thuần nông, sớm tạo nên sự phát triển cân đối, toàn diện, phát huy các thế mạnh của huyện nhất là nông lâm nghiệp, đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp – TTCN, thương mại dịch vụ.
Mục tiêu cụ thể : Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2003 - 2010 là 10%/năm, trong đó giai đoạn 2003 - 2005 là 9%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 là 10,6%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng Nông lâm nghiệp - Công nghiệp TTCN - Thương mại dịch vụ. Cụ thể đến năm 2010 khu vực nông lâm nghiệp chiếm 37,8%, công nghiệp - xây dựng 31,9%, thương mại - dịch vu 30,3%.
- GDP (theo giá thực tế) bình quân đầu người năm 2005 là 6,2 triệu đồng, tương đương 400 USD và đến năm 2010 là 11 triệu đồng, tương đương 710 USD.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2005 là 3%/năm và năm 2010 là 4,0%/năm ( năm 2002 là 2,8% ).
- Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,4% vào năm 2005 và còn 1,3% năm 2010.
- Năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5% và năm 2010 còn 3%.
- Phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở vào năm 2005.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2005 là 90,0% và năm 2010 là 100%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2005 là 85% (khu vực đô thị: 95%) và năm 2010 là 100%.

LeGiang 01-01-1970 07:00 AM

HUYỆN VĨNH HƯNG</span>

Điạ chỉ:
Điện Thoại: Tel: 847252, Fax: 847649

1. Vị trí địa lý kinh tế :

Huyện Vĩnh Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên 38.452 ha, chia thành 10 đơn vị hành chính (10 xã và 1 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Vĩnh Hưng tiếp giáp với 2 huyện của tỉnh Long An và Campuchia, cụ thể như sau: phía Bắc và Đông Bắc giáp Campuchia, phía Đông Nam giáp huyện Mộc Hóa - tỉnh Long An, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hưng - tỉnh Long An.
Vĩnh Hưng nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Hưng gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười. Nằm ở vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ (Pleitocene) với vùng thượng châu thổ ĐBSCL, với hai kiểu cảnh quan chính là bồn trũng phèn giàu nước mưa (trầm tích giàu Sulphur) và lòng các con sông cổ. Đặc trưng rõ nét nhất ở Vĩnh Hưng là khối đất xám dọc biên giới Campuchia và các sông cổ đã được bồi lắng, tạo nên đồng bằng trũng và các ''lung'' phèn. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Vĩnh Hưng thuộc tiểu vùng 3 (gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng , Mộc Hóa, Tân Thạnh). Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là Nông, Lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa.
Xét về vị trí địa lý kết hợp với kiến tạo địa chất trầm tích và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của vĩnh Hưng:
- Vĩnh Hưng là huyện đầu nguồn được hưởng lợi nguồn nước ngọt từ sông Tiền, sông Cái Cỏ, sông Vàm Cỏ Tây phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống, hàng năm lũ đã bồi đắp một lượng phù sa đáng kể làm màu mỡ đất đai.
- Có hai vùng đất đặc trưng là phù sa cổ và đất phèn, trong điều kiện đủ nước ngọt quanh năm có thể gia tăng trồng lúa trên đất phèn, ngoài ra có thể cải tạo đất xám tiến hành đa dạng hóa cây trồng một cách hợp lý, giảm thế độc canh cây lúa.
- Vĩnh Hưng là huyện thuộc Đồng Tháp Mười đã và đang được chính phủ tập trung đầu tư nên cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao một bước. Đặc biệt tuyến QL-N1 (TL 831) mới được đầu tư nâng cấp là trục giao thông chính trong giao lưu hàng hóa, tạo động lực cho kinh tế Vĩnh Hưng phát triển.
- Vĩnh Hưng có tuyến biên giới giáp Campuchia dài 45,62 Km (chiếm 31,1% tổng chiều dài biên giới của tỉnh Long An) được xem là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng.
Tuy nhiên, vị trí địa lý kinh tế của Vĩnh Hưng có một số hạn chế :
- Bị ảnh hưởng của lũ lụt, dễ gây rủi ro cho sản xuất, hư hỏng cơ sở hạ tầng hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Kiến tạo bậc thềm phù sa cổ, loại đất xám trên phù sa cổ và đất xám có tầng loang lổ có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, giữ nước kém, . . . và đất phèn ở địa hình trũng có nồng độ các độc tố cao (SO42-, Al3+, Fe3+ ) dễ gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng trong điều kiện chưa hoàn chỉnh thủy lợi.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn: Đường giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, điện, trường học chưa phát triển, xa thị trường tiêu thụ nên hạn chế lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Tình hình an ninh trên tuyến biên giới Campuchia còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, nạn buôn lậu vẫn còn gia tăng, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống.
Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần thấy hết các lợi thế để khai thác, đồng thời khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế, tạo động lực phát triển nền kinh tế một cách ổn định và bền vững.

2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :

Khí hậu huyện Vĩnh Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ BQ năm là 27,2oC, tháng 5 là tháng nóng nhất (29,3oC), tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3oC và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC). Lượng mưa trung bình năm (1.447,7 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt, lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.332 mm(92% lượng mưa cả năm), bắt đầu ngày 20/V và kết thúc đầu tháng XI (164 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nguồn nước mặt : Vĩnh Hưng nằm ở đầu nguồn nước từ phía Campuchia và sông Tiền Giang dẫn vào địa phận của tỉnh Long An. Đây chính là điểm thuận lợi so với các huyện khác như : Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Bến Lức, . . . của tỉnh Long An.

Hệ thống sông rạch, kênh mương được đánh giá như sau :

- Sông rạch tự nhiên gồm Rạch Cái Cỏ, rạch Long Khốt, sông Lò Gạch, rạch Cái Răng, rạch Bông Súng. Đây là các nhánh chính thuộc thượng lưu sông Vàm Cỏ Tây, do thiếu nguồn sinh thủy nên khả năng cung cấp nước tự nhiên vào mùa khô rất hạn chế.

- Kênh mương : Để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội, những năm qua đã tập trung vốn và sức người đào kênh mương dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn, thoát lũ,. . . (tập trung lớn nhất vào giai đoạn 1987 - 1995).

- Chính nhờ có thủy lợi mà việc khai hoang, phục hóa, thâm canh sản xuất lúa, tăng vụ đạt kết quả cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt thì nguồn nước vẫn chưa đủ, vì vậy thủy lợi vẫn là vấn đề then chốt đối với Vĩnh Hưng, cần được đầu tư hoàn chỉnh tạo nền tảng cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn nước ngầm : Đặc điểm nổi bật về nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Vĩnh Hưng là xuất hiện sâu, giá thành cao, nên ít được khai thác.

Hiện nay nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện hầu hết dùng nước mưa và nước sông rạch. Nước ngầm do giá thành khai thác cao nên mới có một số điểm tập trung do nhà nước đầu tư.

Ngập lũ là quy luật thường niên của ĐBSCL, trong đó Vĩnh Hưng được xếp vào một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất. Lũ lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm (1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000) trong đó lũ lịch sử năm 2000 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho Vĩnh Hưng.

+ Ảnh hưởng của phèn - chua : Vĩnh Hưng chỉ bị ảnh hưởng chua nhẹ khoảng 20 ngày sau khi bắt đầu mưa, có thể giải quyết khi hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi.

+ Ảnh hưởng mặn : Mặn 4g/l trên sông Vàm Cỏ Tây bình quân nhiều năm chỉ ngang hoặc qua Tuyên Nhơn : 4 - 5 Km về phía thượng lưu. Song, vào các năm 1992, 1993 mặn đã ảnh hưởng sâu hơn và nồng độ mặn cũng cao hơn bình quân nhiều năm. Giới hạn mặn 1g/l đã qua đập Bình Châu (1992) và đến thị trấn Vĩnh Hưng (1993).

Như vậy, độ mặn trên kênh rạch Vĩnh Hưng có tăng; song vẫn nhỏ hơn 4g/l (ngưỡng chịu đựng của các loại cây trồng) nên ít ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

3. Tài nguyên:
Đất: Theo kết quả điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 năm 2000 của Phân viện Quy hoạch - TKNN cho thấy: Toàn huyện có 2 nhóm đất với 6 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó: nhóm đất xám có diện tích : 31.526 ha (chiếm 81,99% DTTN) và nhóm đất phèn : 5.980 ha (chiếm 15,55% DTTN). Như vậy, 100% diện tích đất thuộc loại “đất có vấn đề”, đây là một hạn chế của huyện Vĩnh Hưng.
Tổng hợp diện tích các nhóm và loại đất ở huyện Vĩnh Hưng cò thể phân loại như sau:
Nhóm đất xám :
Diện tích : 31.526 ha, chiếm 81,99% DTTN, hình thành các giồng cao phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.
Đất xám được hình thành trên vật liệu phù sa cổ nên có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, thịt pha cát), độ phì thấp, nhất là ở các đỉnh giồng đã có biểu hiện bạc màu (nghèo dinh dưỡng).
Để sử dụng đất xám cần chú ý 3 vấn đề : dinh dưỡng, tầng kết von và mức độ gley để trồng chuyên lúa hoặc luân canh lúa với cây trồng cạn.
Nhóm đất phèn :
Nhóm đất phèn có diện tích : 5.980 ha, chiếm 15,55% DTTN. Đất phèn có trị số pH rất thấp và hàm lượng SO4-- cao (0,15 - 0,25%), đặc biệt là các Ion Fe++ và Al+++ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Đất phèn phân bố chủ yếu ở các xã: Vĩnh Thuận, Vĩnh Trị, Thái Trị, Vĩnh Bình.
Địa chất : Đất đai của huyện Vĩnh Hưng hình thành từ hai loại trầm tích : Trầm tích phù sa non trẻ (Holocene) và trầm tích phù sa cổ (Pleistocene); trong đó chủ yếu là trầm tích phù sa cổ (Pleistocene).
- Mẫu chất phù sa cổ bao trùm khoảng 84% DTTN nhưng đã bị trầm tích Holocene phủ trùm lên một diện tích không nhỏ. Mẫu chất này có tầng dày từ 3 – 5m, cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu. Nên phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất xám bị rửa trôi, chua, hoạt tính thấp và bị nhiễm phèn ngoại lai.
- Trầm tích Holocene bao phủ khoảng 14% DTTN của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ. Đặc trưng cơ bản của đơn vị trầm tích này là sự có mặt của Sulfidic, vật liệu chủ yếu hình thành đất phèn.
- Trầm tích không phân chia khoảng 2% DTTN.
Do vậy, khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cần tính toán đầu tư đảm bảo độ ổn định bền vững.
Tài nguyên rừng : Năm 1995 có 3.035 ha rừng, trong đó hầu hết là tràm cừ; đến năm 2001 diện tích rừng tăng lên 3.933 ha (tỷ lệ che phủ 11,47%) kể cả cây lâu năm và vườn tạp, phần lớn rừng trồng từ trước năm 1995 nên trữ lượng khá.
Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 773/TTg và 661, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.
Tài nguyên thủy sản : Qua điều tra của Viện Nghiên cứu Thủy sản II, có nhận xét : Các thủy vực ở huyện Vĩnh Hưng có những nhóm loài đặc trưng như : tảo lục, tảo bánh xe, côn trùng thủy sinh, nhóm tôm cá nước ngọt. Thủy sinh vật có đến hơn 330 loài, gồm 180 loài tảo, 90 loài động vật nổi, 60 loài động vật đáy. Trên sông Vàm Cỏ Tây có hơn : 50 loài cá, 9 loài tôm; trong đó, cá đồng và tôm càng xanh có giá trị kinh tế; song sản lượng không lớn.
Ngoài ra, do môi trường nước nội đồng ngày càng được ngọt hóa, độ chua và thời gian ảnh hưởng chua phèn giảm, tạo điều kiện để các loài thủy sản về cư trú và phát triển, mở ra hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi.
Tài nguyên khoáng sản :
Theo các tài liệu điều tra địa chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, khoáng sản đặc trưng là sét gạch ngói nguồn gốc hỗn hợp sông - đầm lầy, sông - biển tuổi Holoxen. Mức độ điều tra, đánh giá về khoáng sản ở Vĩnh Hưng còn rất sơ lược, hầu như mới chỉ khảo sát mỏ sét gạch ngói với mức độ đánh giá về chất lượng mỏ sét : Cát (>0,1 mm) 9%, bột (0,1 - 0,01 mm) 21%, sét (<0,01 mm) 80%, chỉ số dẻo 24,4, độ co gió 7,5%, cường độ kháng nén (sau khi nung ở 950oC) : 121 kg/cm2, quy mô vừa với cấp trữ lượng P = 4.657 triệu m3.
Với khoáng sản này, Vĩnh Hưng có thể phát triển mạnh công nghiệp sản xuất gạch ngói, phục vụ cho xây dựng trên địa bàn huyện, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4. Dân số và lao động :
Dân số trung bình năm 2001 của huyện Vĩnh Hưng là 42.460 người, mật độ dân số 110 người/km2, chỉ bằng 37,41% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km2) nên Vĩnh Hưng được xem là “vùng đất rộng người thưa”; dân số khu vực thành thị có 8.769 người(chiếm 20,65% dân số), dân số nông thôn 33.691 người (chiếm 79,34%). Tốc độ tăng dân số (95-01) là 5,15% năm, riêng năm 2001 là 1,8%, phần lớn là tăng cơ học, do quá trình điều động dân cư đến xây dựng vùng kinh tế mới. Nhân dân cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh nghiệm, trình độ học vấn và chuyên môn thấp. Mật độ dân số bình quân 110 người/km2. Do vậy, Vĩnh Hưng cần có phương án xây dựng cơ sở vật chất nâng cao đời sống các xã vùng sâu, xã biên giới.
Tổng lao động toàn huyện năm 2001 là 22.114 người; trong đó, lao động nông - lâm nghiệp 17.916 người (chiếm 81%), lao động công nghiệp - TTCN 531 người (chiếm 2,4%) và lao động thương mại - dịch vụ 2.702 người (chiếm 12,2%), lao động khác 965 người chiếm 4,4%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu khu vực nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.
Nguồn nhân lực ở huyện Vĩnh Hưng có chất lượng thấp, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 713 người (chiếm 2,23% lao động xã hội); trong đó, trình độ đại học 69 người, cao đẳng 136 người, trung cấp 461 người, dưới trung cấp 47 người. Nếu kể cả trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật ước khoảng 3% lao động thì tổng cộng số lao động được đào tạo là 5,3%, song lại chủ yếu tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, đây là một tồn tại của huyện Vĩnh Hưng.
Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, để họ có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất (với chỉ tiêu là 10 - 25% số lao động được đào tạo).

5. Đánh giá chung

Những lợi thế :
- Vĩnh Hưng là huyện biên giới giáp Campuchia (có đường biên giới dài 45,62 km), có cửa khẩu Long Khốt (Thái Bình Trung) và Bình Tứ (Hưng Điền A) nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại qua biên giới (kinh tế cửa khẩu).
- Vĩnh Hưng là huyện có nguồn nước ngọt dồi dào với hệ thống kênh mương thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống kênh tạo nguồn, bảo đảm đủ nguồn nước ngọt cho sản xuất.
- Đất đai có khả năng mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp : 1.011 ha, đất lúa một vụ còn : 7.940 ha nên còn có thể mở rộng diện tích và tăng vụ.
- Trong những năm qua, các ngành thủy lợi, giao thông, điện đã đầu tư tạo cơ sở vật chất ban đầu, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân trong huyện.
Hệ thống giao thông thủy có nhiều thuận lợi, giá cước vận chuyển thấp, cũng được xem là một lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Hưng.
- Trong quá trình phát triển sản xuất, thông qua ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất ngành nông nghiệp, đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội - môi trường. Do vậy, đây là tiền đề quan trọng cho sản xuất hàng hóa tiếp tục phát triển một cách bền vững.
Những hạn chế :
- Đất đai có chất lượng thấp (đất xám nghèo dưỡng chất, đất phèn nhiều độc tố) lại phân bố trên các địa hình có nhiều chia cắt (giồng cao xen kẽ với lòng sông cổ), phù sa cổ và trẻ phủ lẫn nhau. Đây được xem là hạn chế lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ, công trình kiểm soát lũ và cơ sở vật chất phục vụ dân sinh (trường học, y tế, chợ, . . . ) còn thiếu nghiêm trọng, thông tin liên lạc còn yếu, . . . cộng với hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt và thiên tai, đã và đang là những cản ngại trong quá trình phát triển kinh tế, v.v . . .
- Đại bộ phận dân cư của huyện Vĩnh Hưng là dân kinh tế mới, có đời sống khó khăn, chất lượng lao động thấp (hơn 95% chưa được đào tạo).
- Công nghiệp - TTCN và Thương mại – Dịch vụ chưa phát triển, nên chưa hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp phát triển; nền kinh tế của huyện Vĩnh Hưng “thuần nông”, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (>80%), trong khi lũ lụt, thiên tai diễn ra liên tiếp, cộng với biến động bất lợi về giá cả nông sản, làm cho đời sống người dân càng khó khăn, khả năng tích lũy tái đầu tư cho sản xuất hạn chế.
- Tình hình buôn lậu và an ninh trên tuyến biên giới Campuchia đang còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố không ổn định, do đó huyện Vĩnh Hưng phải gắn phát triển kinh tế với giữ vững an ninh quốc phòng.
- Khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở huyện Vĩnh Hưng có hạn chế bởi điều kiện tự nhiên bất lợi: lũ lụt thường xuyên, xa thị trường tiêu thụ, tình hình biên giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, muốn phát triển kinh tế phải dựa vào chính nội lực mà tiềm năng này của huyện lại rất có hạn.

6. Quan điểm phát triển của huyện đến năm 2010 là:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nguồn nhân lực, tài nguyên đất, nguồn nước), mở rộng sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống làm tiêu chuẩn phát triển. Phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Thực hiện tốt chiến lược tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa các ngành sản xuất, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững, từng bước hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực . Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại và dịch vụ, phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản.
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 18 của Tỉnh ủy Long An. Mở rộng sản xuất đi đôi với bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn mọi nguy cơ gây ô nhiễm.
- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, giữ vững và củng cố tuyến phòng thủ biên giới, xứng đáng với vị trí tiền tiêu an ninh quốc phòng của tỉnh Long An và cả nước.

7. Mục tiêu chung là xây dựng Vĩnh Hưng trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng, văn minh, đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng, gia tăng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế thuần nông, độc canh; sớm tạo nên sự phát triển cân đối, toàn diện, phát huy các thế mạnh về nông - lâm nghiệp và dịch vụ - thương mại, đưa Vĩnh Hưng trở thành huyện vững mạnh ở vị trí tiền tiêu trên tuyến biên giới phía Tây Nam tổ quốc.

8. Mục tiêu cụ thể: <span style=\'color:purple\'>Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2010 là 9,5%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 8,9%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 là 10%/năm.
- Cơ cấu kinh tế : Tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng Nông lâm nghiệp - Thương mại dịch vụ - Công nghiệp - TTCN. Cụ thể đến năm 2010 khu vực nông lâm nghiệp chiếm 56,1%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 11,7%, thương mại - dịch vu 32,3%.
- GDP (theo giá thực tế) bình quân đầu người năm 2005 là 10,3 triệu đồng, tương đương 680 USD và đến năm 2010 là 15,2 triệu đồng, tương đương 970 USD.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2005 là 2%/năm và năm 2010 là 3%/năm.
- Tỷ lệ tăng dân số 2,5% năm 2005 và 2,6% năm 2010 ( tự nhiên và cơ học).
- Năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4,5% và năm 2010 còn dưới 3%.
- Phổ cập tiểu học theo độ tuổi vào năm 2005, phổ cập phổ thông trung học cơ sở theo chuẩn quốc gia vào năm 2006.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2005 là 85% và năm 2010 là 100%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2005 là 80,0% (khu vực đô thị 100,0%) và năm 2010 là 95,0%.


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:58 PM.

Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này