Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An

Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An (http://www.lqdlongan.com/forum/index.php)
-   Cải lương (http://www.lqdlongan.com/forum/forumdisplay.php?f=106)
-   -   Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm! (http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?t=4627)

nhayhiphophatcailuong 09-12-2008 02:22 PM

Ðề: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
Trích:

Nguyên văn bởi cobemongmo (Post 47381)
Đau đớn! Cải lương mà còn hát nhép thì............................. haiz:super:

Phát hiện mới: Hát nhép cải lương, mới dễ nhảy hiphop. Vừa nhảy vừa hát rất dễ quê lời...hê hê!

Độc Cô Cầu Bại 20-10-2009 02:28 PM

Ðề: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
Dêm qua nằm ngủ mờ thấy ... bộ môn nghệ thuật cải lương được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo tồn khẩn cấp.Giựt mình dậy toát mồ hôi hột. Chắc mấy bác bên ngành văn hóa cũng nên chuẩn bị hồ sơ đi là vừa.:teeth_smile:

phanphuong 21-10-2009 07:22 AM

Re: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
Cái gì cũng vậy, hữu thịnh hữu suy.
Tài tử cải lương đã sống gần một thế kỷ, và đến tận ngày nay vẫn có một lượng thích giả trung thành. Trong thời đại toàn cầu hóa mà có một loại hình âm nhạc dân tộc còn sống xót như vậy là điều đáng mừng.
Khoảng 5-10 năm nữa, pp dự đoán sẽ có một thời kỳ giới trẻ khủng hoảng về nhận thức âm nhạc. Họ sẽ tự hỏi, không biết mình đang nghe cái gì, nhạc của ai. Đây là cơ hội ngàn vàng của nhạc tài tử cải lương sống thêm một chu kỳ mới. Nếu không thì ...ngủm luôn! :))
Cách đây 1 năm cũng có một "phong trào" quay về với nhạc "âm hưởng dân ca" do một vài ca sĩ có chất giọng truyền cảm khởi xướng. Nhưng đâu cũng vào đó, sức mạnh của pop rock rap của Âu Mỹ đã chiếm lĩnh toàn bộ đời sống của thanh niên Việt Nam.
Tôi đi học cổ nhạc, lớp cổ nhạc trên lầu toàn là mấy ông bà già, thanh niên thì cũng có nhưng thuộc giới tính thứ ba chiêm hơi nhiều, trang điểm lòe loẹt. Lớp học nhảy hiphop toàn những em xinh tươi, tóc vàng, áo cũng cỡn, người lúc nào cũng bông bốc, tràn trề...sức sống.
Thử hỏi, bạn học lớp nhạc nào?

Độc Cô Cầu Bại 25-01-2010 08:15 AM

Ðề: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
Ngủm hay không chưa biết nhưng ... chủ nhật này bên [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...] họp mặt tất niên. Có ai hứng thú đi không? Phannnnnnnnn ... Phươnggggggggggg???

phanphuong 25-01-2010 07:21 PM

Re: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
CN này đi ăn đám cưới tận Đồng Nai rồi.

Độc Cô Cầu Bại 29-01-2010 12:10 PM

Ðề: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
NS Văn Ngà mới qua đời. Trước đó thì có NSND Phùng Há, NSUT Minh Phụng, ... Các nghệ sỹ lớn cũng bắt đầu sục sịch. Vài năm nữa thế hệ vàngnày rụng hết rồi thì còn ai để hát cải lương chomình coi nhỉ. :whatchutalkingabout

Độc Cô Cầu Bại 01-03-2010 07:40 AM

Ðề: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
Buồn buồn vào báo [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...] "tám" tí. :angel_smile:



Trích:

Vĩnh Lộc PC2
26/02/2010 08:07:18
Lâu lắm rồi tôi không đặt chân vào rạp hát, bởi lẽ tôi không biết xem gì ở đó. Không hứng thú để đi xem. Theo tôi chỉ có 2 nguyên nhân:
- Thiếu kịch bản hay, sáng tạo. Tác giả thời nay cứ viết kịch bản theo kiểu sáo mòn, thiếu sáng tạo. Xem chừng vài màn là người ta đã đoán được kết cuộc. Những cái hay thì không mới, những cái mới thì không hay. Đây là nguyên nhân gây nhàm chán, khiến khán giả không còn mặn mà với cải lương.
- Thiếu nghệ sỹ có giọng ca hay, lạ. Rồi vấn nạn hát nhép, dễ dãi với nghề, dàn dựng cẩu thả những trích đoạn để chạy theo thị hiếu của khán giả, kể cả việc đưa những nghệ thuật lai căng như nhà hát Trần Hữu Trang từng làm ... dần dần bóp chết cải lương.
Theo cải lương cần:
- Vở tuồng: cần tập trung khai thác đề tài lịch sử nước nhà mà bấy lâu nay bị bỏ quên. Với những vở tuồng mang tính thời đại nên dàn dựng theo hướng châm biếm, dí dỏm sẽ thu hút người xem.
- Nghệ sỹ: cương quyết không hát nhép (cho dù có bị nhà đài, đơn vị tài trợ ép buộc). Nghiêm túc với nghề thì từ từ sẽ được khán giả chấp nhận.

phanphuong 01-03-2010 09:19 AM

Re: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
Chia sẻ với bác Độc đôi điều về kịch bản cải lương.
Nhớ lần trò chuyện với một tiền bối trong ngành, ông rất buồn. Theo ông, bây giờ chẳng có kịch bản nào hay bởi vì viết theo một chiều. Vở tuồng xã hội không phản ánh được tiếng lòng của người dân thì ai mà coi. Đa phần có nội dung ca ngợi xã hội, và không có đất cho người muốn viết theo hướng ngược lại. Hoặc vở tuồng bị kiểm duyệt, hoặc tác giả sẽ....không còn đất sống. Soạn giả và cả gánh cải lương, ai cũng lo miếng cơm, tránh phiền phức.
Nhớ lại ngày xưa, một gánh hát dựng tuồng tố cáo tội ác của bọn ác ôn thì bị quăng lựu đạn lên sân khấu. Ông bầu ra thân tật nguyền, ôm đàn hát bên cầu Bến Lức. Ông Viễn Châu đồng cảm, sáng tác bài Sầu Vương Ý Nhạc, và bác Độc nhà mình khoái bài này! :))
Vở tuồng không phản ánh được tâm sự của người dân thì ai mà xem. Toàn bộ nằm trong vòng cương tỏa của lễ nghi thì làm sao có đất mà sáng tạo, có tác phẩm đi vào lòng người.
Bây giờ, giả sử có vở tuồng nói về chuyện đất của người nông dân bị lấy, tiếng là đưa vào quy hoạch, nhưng cuối cùng vào tay doanh nghiệp có quyền thế. Chuyện người dân phải sống trong cảnh giao thông lộn xộn, công an cảnh sát thì ăn hối lộ trên đường ... Hỏi bất cứ người dân nào sống trong hoàn cảnh đó không khoái. Đó là tiếng lòng của họ, nhưng chẳng có kịch bản nào dám viết hết.
Mấy bài Ca cổ phát trên tivi mỗi ngày, thật sự nghe muốn ói quá. Tối ngày cứ ca ngợi, người nghe cảm thấy nhảm, người viết cũng nên xem lại mình. Không có tài năng chỉ biết hót để mà lên! Đó là thứ nghệ thuật bị xem thường.

Độc Cô Cầu Bại 01-03-2010 09:42 AM

Ðề: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
Bằng chứng là soạn giả Quy Sắc đó. :wink_smile:

phanphuong 01-03-2010 10:00 AM

Re: Ca cổ, cải lương, hát bội... từ từ rồi cũng ngủm!
 
À, nghe nói bác Quy Sắc Quý ra người thiên cổ, nay nghe bác Độc comment ngắn ngủn, biết là có chuyện nên search thử.
Trích:

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đổ ụp đến, các hãng dĩa bị nhà nước tịch thu, các gánh hát bị giải tán. Các soạn giả cải lương của miền Nam bị cấm hành nghề 10 năm để cải tạo tư tưởng và học đường lối mới của cách mạng, tất cả các tuồng sáng tác trước 1975 không được hát lại, nguồn thu nhập của tất cả các soạn giả và nghệ sĩ bỗng bị cắt ngang, nghệ sĩ và soạn giả lâm vào cảnh thiếu đói trong khi đó trong tay không có nghề nào khác để kiếm sống ngoài cái nghề đờn hát trên sân khấu. Soạn giả Quy Sắc cũng như bao nhiêu bạn đồng nghiệp của anh phải bán tháo báo đổ những tư trang vật dụng đắt giá để sống cầm hơi. Khi có lịnh mở khóa giáo dục sáng tác kịch bản cải lương, các soạn giả Saigon cũ được triệu tập đi học. Ba tháng mãn khóa, trưởng khóa tuyên bố kết quả: không chọn được đề cương một tuồng nào chớ đừng nói chi kịch bản.

Sau đó vài tháng Sở Văn Hóa lại mở khóa giáo dục tư tưởng, xây dựng hình tượng con người mới…vân vân, rồi mãn khóa, rồi lại mở khóa, rồi mãn khóa, cứ như vậy mà mãi mãi không có soạn giả nào được chấp thuận có đề cương đúng theo đường lối cách mạng. Các soạn giả bị tẩy rửa tư tưởng tự do tư sản, bị nhồi nhét đường lối mới, tư tưởng mới như vậy suốt trong mười năm, cho đến năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói văn nghệ sĩ thì tất cả các soạn giả cũ đều già khú, không thể trở thành con người mới hay soạn giả mới. Soạn giả Quy Sắc là một trong những người bị dìm trong cái chánh sách đưa đến cái chết dần chết mòn, khó bề phản kháng.
Nguồn: [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]
Chú ý: Đây chỉ là ý kiến của một cá nhân (Soạn giả Nguyễn Phương). Độc giả cần cân nhắc cẩn thận khi tiếp nhận! ;)


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:25 PM.

Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này