PDA

View Full Version : Tìm hiểu thư pháp


myhanh
26-04-2010, 08:27 PM
Thư pháp đơn giản chỉ là một nghệ thuật viết chữ đẹp.
Thoạt nhìn người ta cứ nghĩ thư pháp là khá dễ vì miễn sao viết chữ đẹp là được. Tuy nhiên cuộc chơi nào cũng có luật của nó. Thư pháp cũng vậy. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số quy tắc của thư pháp nhé.
1) Chương pháp:
Chương pháp là nguyên tắc phân phối chữ với chữ, hàng với hàng và toàn bộ bức thư pháp. Chương pháp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của bức thư pháp. Sau đây là một số chương pháp phổ biến hiện nay:
-Ðầu câu không thụt vô.
-Các hàng đều và dài bằng nhau.
-Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng.
-Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng.
-Không dùng dấu chấm câu.
2) Hình dạng bức thư pháp:
Có 4 hình dạng chính:
-Trung đường:Hình chữ nhật đứng.
-Hoành phi:Hình chữ nhật nằm ngang.
-Đấu phương:Hình vuông.
-Phiến diện:Hình mặt quạt.
3)Ấn chương:
Ấn chương hay còn gọi là con triện, con dấu.
Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi :
-Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.
-Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt.
-Loại nữa chìm nữa nổi.
4)Vị trí đặt con dấu:
Đối với thư pháp Trung Hoa:-Nhân chương:Đóng bên phải, phía trên thư tác.
-Yêu chương:Đóng ở thắt lưng thư tác.
-Danh chương:Đóng ở phía dưới, bên trái thư tác.
Đối với thư pháp Việt Nam:
-Toàn triện:Dấu ở vị trí dưới, bên phải, có thể thêm dấu ở bên trái trên (dấu treo) sử dụng trong trường hợp tác giả bức thư pháp vừa là tác giả Ý và tác giả Hình hoặc tác giả Ý hết bản quyền (sử dụng thơ cổ chẳng hạn).
-Bán triện: Tác giả Hình khác tác giả Ý mà tác giả Hình chưa có sự cho phép của tác giả Ý thì con dấu của tác giả Hình ở dưới, bên trái và bên phải ghi tên tác giả Ý cùng chữ "viết" hoặc "thủ bút".
-Đồng triện: Tác giả Hình khác tác giả Ý nhưng tác giả Hình đã có sự cho phép của tác giả Ý thì dấu của tác giả Hình đóng ở bên dưới phía phải, tên tác giả Ý ghi bên trên phía trái cùng chữ "viết" hay "thủ bút".
-Ngoại triện: Do bố cục của bức thư pháp mà tác giả không thể bố trí vị trí của dấu triện như trên thì có thể đặt dấu triện nơi khác tuy nhiên phải ghi tên của tác giả Ý.
5)Kiểu chữ:
Có 5 kiểu chữ chính:
-Chân phương hay còn gọi là chân tự là cách viết chữ rõ ràng dễ đọc rất giống với chữ được viết bình thường.
-Cách diệu hay còn gọi là biến tự, xuất phát từ chữ chân phương và biến dạng các chữ cái tạo nét độc đáo riêng cho từng người.
-Cá biệt hay cuồng thảo: Thể hiện cá tính người viết, thường là một nét liền mạch, khó đọc.
-Mô phỏng là cách viết bắt chước theo hình dáng chữ nước ngoài, chữ Việt mà nhìn như chữ Tàu, Ả Rập,...
-Mộc bản là lối viết như được khắc lên gỗ, viết ngược muốn xem phải nhìn vào gương.
Ngoài ra trong tranh thư pháp còn có hình ảnh minh hoạ (thư hoạ).

phanphuong
27-04-2010, 11:54 AM
Nếu chỉ đơn giản là viết chữ đẹp thì được. Chứ còn muốn nâng lên tầm nghệ thuật thì thư pháp Việt còn phải phấn đầu nhiều.
Có hai luồng ý kiến về thư pháp Việt, nếu chịu khó tìm hiểu thì thấy mấy ông chửi nhau ghê lắm.