PDA

View Full Version : Mất năng lực phản ánh sự thật


HuongViet
31-03-2010, 06:51 PM
Có thể nói sự tha hoá của cái Tôi chính là sự biến dạng, sự mất cân đối của hình ảnh cuộc sống trong tâm hồn mỗi con người thông qua nhận thức. Chúng ta đều biết, chất lượng của một tấm ảnh phụ thuộc vào chất lượng của máy ảnh, một cái máy ảnh tốt sẽ cho một tấm ảnh có chất lượng, một cái máy ảnh tồi sẽ cho một tấm ảnh hỏng... Tấm ảnh ấy bị hỏng tức là anh không chụp được một cách chính xác các cấu trúc của cuộc sống, anh có những dị tật mà vì thế anh nhận dạng cuộc sống một cách méo mó. Một trong những dị tật ấy chính là sự mất mát năng lực nhận thức và phản ánh cuộc sống trung thực như nó vốn có. Năng lực phản ánh sự thật là một trong những năng lực quan trọng nhất để xác lập ranh giới giữa cái Tôi lành mạnh và cái Tôi không lành mạnh.
Khi con người bị khuyết tật về mặt nhận thức thì mọi diễn biến cuộc sống bên ngoài khi phản ánh thông qua nó sẽ bị méo mó. Mặc dù trong con người luôn có bản năng phản kháng tự nhiên đối với những sức ép những biến dạng mà cuộc sống, xã hội, thể chế tạo ra nhưng do chịu sự áp đặt lâu dài nên khả năng đó không được rèn luyện và vì thế hệ miễn dịch của con người trở nên thoái hoá, còn người mất đi cả năng lực đề kháng trước những biến dạng mà văn hoá hay chính trị có thể gây ra. Sự mất năng lực đề kháng khiến con người trở nên bạc nhược, thiếu ý chí. Mất năng lực phản ánh sự thật nên con người cũng mất luôn cả năng lực rung động trên những đối tượng khác nhau. Những đòi hỏi của cuộc sống do đó được phản ánh một cách méo mó hoặc là không được phản ánh. Alfred de Musset, nhà văn lớn của Pháp từng thốt lên rằng tôi biết nhiều tác phẩm vĩ đại đôi khi chỉ là những tiếng nấc. Nhưng dường như ở những xã hội không tự do nơi con người tha hoá và lạc hậu về mặt nhận thức, không ai có thể nghe thấy những tiếng nấc, tiếng khóc của cuộc sống. Đó là một không gian tinh thần không có dấu hiệu con người.
Cái Tôi khi nhận thức sai sẽ gây hại cho chính nó, bởi vì, về cơ bản con người nhận thức và hành động cho những lợi ích của mình, cho nên, khi con người nhận thức sai, chụp ảnh cuộc sống sai thì con người tự dẫn mình đến những chỗ sai và tạo ra sự thất thiệt cho chính mình. Con người cố gắng sống một cách biệt lập, cố gắng không tương tác với thế giới bên ngoài, cố gắng đóng mọi cánh cửa để không có ánh sáng nào lọt vào, để không ai phát hiện ra tình trạng khuyết tật của mình. Việc đó diễn ra lâu đến mức con người không còn cảm thấy những khuyết tật của mình nữa. Chính điều đó đã tạo ra cái chết lâm sàng của đời sống tinh thần, tức là con người mất đi năng lực xúc động, năng lực nhận biết về cuộc sống, về chính bản thân mình, cũng như không nhận ra sự thoái hoá trong nhận thức của mình. Khi nhận thức sai, con người sẽ mắc phải sai lầm trong quá trình tương tác với xã hội. Những sai lầm đó sẽ tất yếu gây ra những thất thiệt cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người.

" Sự tha hóa của cái Tôi", điều đó là có. Cái Tôi nằm trong cái Ta. Cái Ta bị lệ thuộc vào các ước lệ của cái Chúng ta. Liệu Chúng ta đang tha hóa. Có lẽ đúng chăng?! Vậy, cái chưa tha hóa là cái gì??? Có phải là "cái Nhân chi sơ tính bản thiện". Có thể chăng : "cái Người bản chất là thiện". Hãy cảnh giác với "Con người". Cái Con người không phải là NGƯỜI. Hãy cảnh giác với cách gọi chúng sinh của người Việt, có sự lẫn lộn giữa 2 cách gọi : Con người và NGƯỜI.

myhanh
01-04-2010, 05:22 AM
" Sự tha hóa của cái Tôi", điều đó là có. Cái Tôi nằm trong cái Ta. Cái Ta bị lệ thuộc vào các ước lệ của cái Chúng ta. Liệu Chúng ta đang tha hóa. Có lẽ đúng chăng?!

Nói văn vẻ, lập luận ghê gớm nhưng xuất phát từ mục đích không tốt thì cũng không đến đâu vì con hồ ly không thể có cái đuôi của loài thỏ được.

phanphuong
01-04-2010, 04:33 PM
Trên là trích dẫn trong cuốn Cội Nguồn Cảm Hứng được HNV xuất bản (?)
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Sach-Hay/Coi_nguon_cam_hung/
http://files.chungta.com/Thumbnail.ashx/0/180/0/ED8CCC9EEC8A409B8D836180D905AF5C/Coi_nguon_cam_hung.jpg
Thời buổi này mà xuất bản một cuốn sách như thế này thì thật khâm phục. Nếu bỏ qua yếu tổ giải bày của tác giả thì dễ bị cho là xxx lắm.
Tác giả cũng không phải là tay thường!

Lai Quoc Dat
01-04-2010, 08:15 PM
Cuốn này có lướt sơ quá, hơi chán vì lý luận nhiều chỗ đúng là...cảm hứng.

phanphuong
01-04-2010, 08:46 PM
Chỉ ra vài chỗ cảm hứng xem bác Đạt. pp đọc lướt qua thì hoa cả mắt. Lý luận tầng tầng lớp lớp, lòng không khỏi ngất ngây.
Chỉ đoán, ẩn đằng sau nội dung quyển sách là một thông điệp...nguy hiểm (?)

Lai Quoc Dat
01-04-2010, 09:36 PM
Nó là 1 thước đo thăm dò phản ứng của dư luận đó.

Bác Nguyễn Trần Bạt này khi còn tuổi nhi đồng là thiếu gia đó. Sau đó, gia đình bị cú sốc do cuộc cải cách ruộng đất vì gia đình vốn là địa chủ. Có lẽ, điều đó ảnh hưởng đến cách tiếp cận của tác giả.

@Bác pp: Em chỉ chú ý nhiều đến chuong 4 vì có cái vụ giải thích phần con và phần người. Và tác giả cố gắng đi chứng minh tự do sinh ra phần người. Vấn đề là giá trị tự do do con người tạo ra và hoàn thiện hay tự do làm cho con người hoàn thiện? Đây là 1 câu hỏi khó nhưng thiết nghĩ, sự tôn sùng tự do bản năng sẽ chắc ăn sẽ dẫn đến việc tự do sinh ra phần người. Một ví dụ điển hình!!! Có cảm giác tác giả hơi khiên cưỡng khi áp đặt các giá trị tự do cho các dân tộc, cho các cá thể khác nhau khi mà quan điểm sống của các thực thể đó hoàn toàn khác nhau.

Khi nào rảnh, bàn tiếp với bác pp.

Chỉ cảnh báo: Cẩn thận với sách này.

phanphuong
01-04-2010, 09:44 PM
Khà khà... đúng như pp dự đoán, có điều gì ẩn đằng sau đó.
Thông tin bác Đạt về gia cảnh của tác giả đã hé lộ đôi điều. Như đã nói từ đầu, đây quả là một quyển sách rất nguy hiểm!
Có thể đưa vào diện cảnh báo!
Mà, nhà xuất bản cho ra đời, nhà xuất bản cả cả bệ ban kiểm duyệt, mình ngồi ở đây cảnh báo thì có phải lo bò trắng răng hông nhỉ! =))
pp phán bừa một câu, tác giả muốn làm Lỗ Tấn chăng! :))

nobipotter
01-04-2010, 10:32 PM
Bài này đáng giá bao nhiêu tiền???


Nguyễn Trần Bạt - Người chạm đến chân lý tuyệt đối

Lê Lam Sơn
Bạn đọc chungta.comhttp://chungta.com/Skins/Default/Images/Icons/email-3.gif (javascript:) http://chungta.com/Skins/Default/Images/Icons/print-3.gif (http://chungta.com/PortletBlank.aspx/E87168AED88D45648F671CE3F2BB4818/View/Con-Nguoi/Nguyen_Tran_Bat-Nguoi_cham_den_chan_ly_tuyet_doi/?print=932350884)
02:24' PM - Thứ hai, 15/03/2010Tôi quả là người may mắn khi được tiếp xúc với những lời vàng ngọc của doanh nhân, triết gia Nguyễn Trần Bạt (http://chungta.com/Desktop.aspx/Tac-gia/Tac-gia/Nguyen_Tran_Bat/) trước tuổi 30 - lứa tuổi sắp sửa bước vào quãng quan trọng nhất của sự nghiệp, cuộc sống của một người trưởng thành với bao nghĩa vụ của người chồng, người cha, người con, người anh, người em, và công dân của một đất nước ngày một hội nhập sâu sắc, một cá thể trong của thế giới đang ngày một "phẳng hoá". Ông truyền cho tôi cảm hứng mãnh liệt về thứ quan trọng nhất đối với một trang nam tử và một con người: Triết lý nhân sinh và triết lý về chính trị.
Trong những ngày đầu xuân 2010, tôi thiết nghĩ mình cần phải có những lời tri ân đến ông. Qua chungta.com, ông đã giúp tôi có những tiến bộ nhất định và quan trọng hơn, giúp cho tôi biết tiệm cận đến chân lý tuyệt đối.
Triết lý của Nguyễn Trần Bạt là triết lý của một con người vẹn toàn Chân Thiện Mỹ, vẹn toàn về mọi mặt với tất cả những thuộc tính của một con người với đầy đủ góc cạnh, tính chất, mọi trạng thái tinh thần của nó. Một cách đầy nhân văn, ông quan niệm thế giới tinh thần con người bao gồm 3 tầng: Tầng thực dụng, đến tầng tư tưởng và trên hết là tầng lý tưởng. Ba "tầng" này bao quát hết mọi khía cạnh của đời sống tinh thần của một sinh linh vốn dĩ phong phú và phức tạp bậc nhất là: Con Người. Cách phân loại này hay ở chỗ nó lý giải thấu đáo mọi hành vi và suy nghĩ của con người, tốt lẫn xấu, thực dụng lẫn cao cả, thực tế lẫn lãng mạn, thánh thần lẫn ác quỷ... Từ trước tới nay, tiếp xúc nhiều trường phái khác nhau, tôi tuyệt chưa gặp một lý giải nào thuyết phục như vậy. Nói cách khác, Nguyễn Trần Bạt tư duy một cách đầy con người, hết mực nhân bản.
Không những thế, những trang viết của Nguyễn Trần Bạt (http://chungta.com/Desktop.aspx/Tac-gia/Tac-gia/Nguyen_Tran_Bat/) là những suy nghĩ đầy nhân văn. Không mất nhiều thời gian phân tích khía cạnh vật chất của con người, nhà tư tưởng khai thác triệt để đời sống tinh thần của con người trong đó có đời sống tâm lý, đời sống tâm linh. Lấy thế giới tinh thần làm phương tiện và góc ngắm, ông minh triết mổ xẻ thấu đáo mọi hành vi và suy nghĩ, ý thức và vô thức của con người.
Bên cạnh đó, triết lý nhân sinh của Nguyễn là triết lý của một con người mà phẩm hạnh nhân đạo luôn chảy rần rật trong huyết quản. Ông lý giải với một bầu nhiệt huyết cháy bỏng, một tình yêu nồng nàn với cuộc sống con người. Trước những cái xấu của con người, ông không vạch trần những động cơ đen tối, không quy về "tính bản ác". Như một Thích Ca Mầu Ni, một Mẹ Teresa, một Kant của thời hiện đại, ông dùng những phạm trù khách quan để phân tích mổ xẻ hành vi và suy nghĩ xấu của con người, tốt lẫn xấu, phải lẫn trái.
Hệ thống triết lý của Nguyễn Trần Bạt thực giàu tính khoa học. Với tâm thế của một trí thức, ông luôn đau đáu với chân lý tuyệt đối và ông đã tiệm cận, nếu không nói đã chạm đến nó, nghĩa là gần như đạt đến cảnh giới cao nhất. Như một Hegel, một Karl Marx, một Đức Phật hay một Thiền giả, Nguyễn Trần Bạt không mệt mỏi tìm cho ra bí quyết giúp con người tìm được hạnh phúc tuyệt đối. Với triết gia họ Nguyễn, Tự Do là điều kiện cần và đủ giúp cho con người hạnh phúc viên mãn. Tự Do, theo ông, vừa là phương tiện vừa là chất xúc tác của hạnh phúc. Bằng lăng kính của Tự Do, ông giải quyết mọi mâu thuẫn, chạm đến mọi góc khuất, lý giả mọi bí ẩn trong đời sống tinh thần phức tạp của con người, và đưa ra một lối thoát cho hành trình mưu cầu hạnh phúc của nhân loại.
Kiến giải của Nguyễn Trần Bạt giàu tính thuyết phục. Nói về những chủ đề cao siêu bao quát toàn bộ đời sống, ông không chỉ nói với tư cách một nhà lý luận mà còn là một nhà thực hành. Nếu họ Nguyễn nói khi ông chưa thành đạt thì sức thuyết phục sẽ rất thấp. Nhưng lý luận của ông được hoàn thiện khi ông đã đạt được thành công viên mãn trong sự nghiệp: Ông là ông chủ của InvestConsult Group – công ty tư vấn đầu tư hàng đầu Việt Nam. Tay không nói chẳng nên lời, lời lẽ của ông Bạt mang đầy sức nặng của một thương gia thành đạt, một trong số những người giàu nhất Việt Nam. Cũng không nên quên rằng ông đưa ra hệ thống tư tưởng của riêng mình khi đã ở tuổi trên 60 - cái tuổi đủ để chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống. Ông cũng có một thế giới tinh thần phong phú của một người nếm đủ thành công cho đến bất hạnh đớn đau nhất.
Tư tưởng của Nguyễn Trần Bạt rất giàu tính báo chí, tính thời sự trong bối cảnh đất nước thời nay. Đó cũng là động lực to lớn cho những tư tưởng tiến bộ và lớp trẻ, là kim chỉ nam cho hành động và tư tưởng của họ với tư cách là những công dân một quốc gia, thấm nhuần một tinh thần công dân thế giới rõ rệt. Ông đã không chỉ nói về công dân Việt Nam mà chỉ đề cập đến con người nói chung và nói về những thứ "không xa lạ" đối với con người, như cách nói của Marx. Nội hàm càng hẹp thì ngoại diên càng rộng, phạm vi đề cập của họ Nguyễn vì thế là rất phổ quát. Người ta nhất định cần đưa ông vào từ điển triết gia thế giới hiện đại.
Về hình thức, lý luận đạo đức của Nguyễn Trần Bạt được thể hiện không hề khô cứng. Nó được nói ra một cách đầy duyên dáng. Không như các nhà đạo đức và nhà tư tưởng bảo thủ, ông quan niệm hành vi xấu của con người chủ yếu là thiếu tự do, chẳng hạn mất tự do khiến con người ta bị mất năng lực phản ánh sự thật, mất năng lực hướng thiện và một số năng lực khác. Bằng cách này, ông đã hành xử đầy hào phóng và khéo léo giữ thể diện cho những người lỡ tay dính chàm và mở một con đường cho họ phục thiện - điều tối quan trọng của công tác giáo dục, của chức năng cải thiện nhận thức của triết học.
Văn chương của Nguyễn Trần Bạt là văn chương hảo hạng của một nhà văn bậc thầy. Ông làm xiếc với ngôn từ với cấu trúc hoàn hảo, lời lẽ đanh thép, từ ngữ tinh tế, hình ảnh ví von sinh động. Văn ông lúc chậm rãi như mẹ kể chuyện con nghe trước giờ đi ngủ, khi vun vút hào hùng như một nhà hùng biện kỳ tài, lúc nhẹ nhàng đi vào lòng người như thiếu nữ duyên dáng, khi nổi giận sầm sập đầy uy lực như mưa tuôn sấm rền, lúc tinh tế vi diệu như một thi sĩ mẫn cảm, khi ào ạt rầm rầm như thác đổ lũ cuốn, lúc chặt chẽ như một nhà logic, khi ngẫu hứng phá toang mọi rào cản như một nghệ sĩ... Chuyên chở những chủ đề gai góc mang chất lượng chính trị và triết học, văn chương của Nguyễn Trần Bạt không hề khô khan mà luôn tươi rói, căng tràn sức sống, sức quyến rũ của thiếu nữ phơi phới mười tám đôi mươi. Thứ văn chương ấy như một ly rượu Cognac thơm lừng hảo hạng mà người uống không muốn bỏ sót một giọt nào.
Sau cùng, bên cạnh địa vị của một doanh gia thành đạt và một nhà kinh tế học, một cách không khiên cưỡng, Nguyễn Trần Bạt (http://chungta.com/Desktop.aspx/Tac-gia/Tac-gia/Nguyen_Tran_Bat/) hoàn toàn xứng đáng được mang danh vị Nhà Tư tưởng, Triết gia và tầm cỡ Vĩ nhân - thứ đang “khan hiếm” của nước ta thời hiện đại.
Xuân Canh Dần 2010

nobipotter
01-04-2010, 11:01 PM
Hệ thống triết lý của Nguyễn Trần Bạt thực giàu tính khoa học. Với tâm thế của một trí thức, ông luôn đau đáu với chân lý tuyệt đối và ông đã tiệm cận, nếu không nói đã chạm đến nó, nghĩa là gần như đạt đến cảnh giới cao nhất. Như một Hegel, một Karl Marx, một Đức Phật hay một Thiền giả, Nguyễn Trần Bạt không mệt mỏi tìm cho ra bí quyết giúp con người tìm được hạnh phúc tuyệt đối. Với triết gia họ Nguyễn, Tự Do là điều kiện cần và đủ giúp cho con người hạnh phúc viên mãn. Tự Do, theo ông, vừa là phương tiện vừa là chất xúc tác của hạnh phúc. Bằng lăng kính của Tự Do, ông giải quyết mọi mâu thuẫn, chạm đến mọi góc khuất, lý giả mọi bí ẩn trong đời sống tinh thần phức tạp của con người, và đưa ra một lối thoát cho hành trình mưu cầu hạnh phúc của nhân loại.


Kinh thiệt!!!! Vậy tự do đó là gì???


. Khái niệm tự do
I. Tự do mang khuôn mặt đẹp đẽ nhất
Tự do vừa mang bản chất tự nhiên (là quyền tự nhiên) vừa là ý chí, niềm khao khát của mỗi con người (vốn tự có và phát triển vốn trở thành năng lượng, linh hồn tạo nên đời sống con người, sự tiến bộ và phát triển).
Càng va đập vào lằn ranh thiếu tự do, ta càng hiểu được giá trị đích thực, càng khát khao đòi hỏi và tôn vinh giá trị của tự do trong đời sống con người.
Tự do được quan tâm, mở rộng khơi sâu sôi nổi, đầy cảm hứng. Theo tác giả tự do biểu hiện ở sự chủ động, chính là quá trình dịch chuyển song song song của ý nghĩ và hành vi. Chủ động là dưới sự thúc bách của tâm hồn, là sự thống giữa thống nhất của suy nghĩ và hành động hay tự do nhận thức và tự do hành động.
II. Những cảm giác của tự do
Những cảm nhận tự do sinh động, đời thường từ tình yêu tự do, tâm hồn và lẽ phải, cảm hứng sáng tạo, danh dự, hạnh phúc... Tự do đem lại những sắc thái người nhất, hạnh phúc chất lượng nhất cho con người. Con người có động lực, được khuyến khích để phát triển đỉnh cao nhất khi tự do thường trực.

phanphuong
01-04-2010, 11:51 PM
http://chungta.com/Desktop.aspx/Tac-gia/Tac-gia/Nguyen_Tran_Bat/
Quan điểm sáng tác của tác giả:
Hiện nay ngành giáo dục đang dạy trẻ con sai, làm con cháu chúng ta thi rất giỏi, nhưng làm thì rất kém. Có những người làm rất giỏi, nhưng sống thì tồi.
Còn công việc sắp tới của tôi là thuyết phục các nhà lãnh đạo về những vấn đề sống còn của đất nước. Tôi không phải là người đối lập, nhưng đem những ý kiến của mình thuyết phục người khác thì tôi làm không mệt mỏi.
Ở VN mấy người dám phát biểu như thế! Nói được như thế cũng ghê gớm rồi, huống hồ viết cả một quyển sách gay góc như thế.

phanphuong
02-04-2010, 12:05 AM
Tác giả không đơn thuần giải thích về tự do, mà đằng sau đó là một thông điệp. Muốn biết đó là cái gì thì tự đọc và cảm nhận lấy. Vì ...nói không được.
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luat-Phap/Xa_hoi_hoc_Tham_nhung/
Có người tung hô bằng những khẩu hiệu, nhưng cũng có người thâm thúy hơn. Phải viết cả một quyển sách. Dữ thiệt!

phanphuong
02-04-2010, 12:12 AM
Thử hỏi một câu, bạn có Tự Do nói lên suy nghĩ của mình không?
hehe... Trả lời thành thật nhe các bác! ;)
pp tự trả lời trước: không. :))
Như vậy có bị coi là mất năng lực phản ánh sự thật hông ta? :(

myhanh
02-04-2010, 05:48 AM
Khoan bàn đến những thứ xa xôi hãy bàn đến cái chiêu bài của cuốn sách này. Nó dùng biện pháp gì để truyền đạt thông tin?
Nó không ẩn phía sau khi bác phanphuong nói mà nó dùng nghệ thuật đánh trống lãng rùi bụp bụp kết luận.
Những thông điệp tác giả muốn nói đã được highlight trong từng đoạn viết. Cái này giống như kiểu viết article cho SEO vậy đó. Keywords nằm trong title, meta tag, h1, h2, h3 text. Ackack, rẻ tiền....

nobipotter
02-04-2010, 07:06 AM
Đúng là đọc xong không rút ra gì hết...
Nội định nghĩa về tự do cũng không xong.
Thí dụ: Khái niệm về tự do.
Thì nói là tự do mang khuôn mặt đẹp đẽ nhất ( cái này là thuộc tính).
Mà phần lý giải phía sau cũng chẳng cho thấy cái gì là đẹp nhất.

Để mình áp dụng văn phong này:
1. Khái niệm về phụ nữ:
Phụ nữ mang khuôn mặt đẹp đẽ nhất:
Phụ nữ là một thế lực tự nhiên (chiếm khoảng 50% dân số), phụ nữ là niềm khao khát, là ý muốn, là ý chí chiếm đoạt của người đàn ông, phụ nữ tự nó mang một năng lượng, năng lượng bên trong và năng lượng bên ngoài ( là linh hồn của thi ca, là động lực của tiến bộ và phát triển). Không c1o phụ nữ nhân loại sẽ suy tàn hoặc thành loài lưỡng tính.
Cáng thiếu phụ nữ ta càng hiểu rõ giá trị của phụ nữ ( từ đông sang tây, từ Hàn sang Việt), càng thiếu phụ nữ ta càng khát khao, càng hiểu được giá trị của phụ nữ và càng tôn vinh phụ nữ ( không chỉ trong ngày 8 tháng 3 mà cả mọi ngày). Phụ nữ được quan tâm, mở rộng, khơi sâu sự sôi, đầy cảm hứng. (câu này lủng cũng quá, không hiểu nổi). Hay là tác giả dịch từ tiếng anh sang mà quên dịch chữ "that".

Lai Quoc Dat
02-04-2010, 09:06 AM
Vậy thì đứng ở góc nhìn nào, cuốn sách cũng điều có vấn đề:
1. Chính trị: sự tin tưởng mù quáng vào tự do
2. Lý luận: lý luận "cảm hứng"
3. Kinh tế: Chiêu PR rẻ tiền
4. Văn học: nó lủng củng

Thông tin là ông tác giả này còn mấy cuốn nữa viết về chủ đề Tự do... Hix...

Lúc nào bác Nopi hay bác pp thành công, nhớ việc khoảng vài cuốn về các chủ đề khác nhau nha. Có tiền, ko cần lợi nhuận, cứ in ra rồi tặng anh em LQĐ cũng được.

Lai Quoc Dat
02-04-2010, 09:10 AM
http://chungta.com/Desktop.aspx/Tac-gia/Tac-gia/Nguyen_Tran_Bat/
Quan điểm sáng tác của tác giả:

Ở VN mấy người dám phát biểu như thế! Nói được như thế cũng ghê gớm rồi, huống hồ viết cả một quyển sách gay góc như thế.

Nói bác pp nghe, những người dám phát biểu như thế 1 cách thực sự, ko ai chọn cách phát biểu như thế cả.

Còn cuốn sách này gay góc? Theo ý kiến cá nhân, dù ko phải là người viết văn và viết lý luận gì cả, thì cuốn sách này chẳng có gì là gay góc.

H2o100
02-04-2010, 09:21 AM
Đúng là đọc xong không rút ra gì hết...
Nội định nghĩa về tự do cũng không xong.
Thí dụ: Khái niệm về tự do.
Thì nói là tự do mang khuôn mặt đẹp đẽ nhất ( cái này là thuộc tính).
Mà phần lý giải phía sau cũng chẳng cho thấy cái gì là đẹp nhất.

Để mình áp dụng văn phong này:
1. Khái niệm về phụ nữ:
Phụ nữ mang khuôn mặt đẹp đẽ nhất:
Phụ nữ là một thế lực tự nhiên (chiếm khoảng 50% dân số), phụ nữ là niềm khao khát, là ý muốn, là ý chí chiếm đoạt của người đàn ông, phụ nữ tự nó mang một năng lượng, năng lượng bên trong và năng lượng bên ngoài ( là linh hồn của thi ca, là động lực của tiến bộ và phát triển). Không c1o phụ nữ nhân loại sẽ suy tàn hoặc thành loài lưỡng tính.
Cáng thiếu phụ nữ ta càng hiểu rõ giá trị của phụ nữ ( từ đông sang tây, từ Hàn sang Việt), càng thiếu phụ nữ ta càng khát khao, càng hiểu được giá trị của phụ nữ và càng tôn vinh phụ nữ ( không chỉ trong ngày 8 tháng 3 mà cả mọi ngày). Phụ nữ được quan tâm, mở rộng, khơi sâu sự sôi, đầy cảm hứng. (câu này lủng cũng quá, không hiểu nổi). Hay là tác giả dịch từ tiếng anh sang mà quên dịch chữ "that".
Hay! :wink_smile:

Độc Cô Cầu Bại
02-04-2010, 09:31 AM
Hay! :wink_smile:

Sao hay vậy T? Khà...khà...
Nhưng câu đặt vấn đề của Nopi bị sai rồi mà có người vổ tay.

Phụ nữ là một thế lực tự nhiên (chiếm khoảng 50% dân số)

Mà ai dám nói phụ nữ nói sai nhỉ? :wink_smile:

phanphuong
02-04-2010, 10:50 AM
Mỗi người một cách tiếp nhận vấn đề nhỉ. Lại là một vấn đề mới, và phát hiện một cách tình cờ trên forum.
Dưới góc độ học thuật, thấy trên chungta.com bơm lên chín tầng mây. Riêng ở diễn đàn ta thì .... bắn phá dữ dội.
Dưới góc độ khác, pp nghĩ với đà như vầy, bác tác giả này sẽ nổi tiếng cỡ.... bác Định trong tương lai rất gần! :))
Tại sao lại suy nghĩ như vậy? Vì hành động của con người bắt nguồn từ hoài bão, ý muốn trong tiềm thức. Chỉ chờ có cơ hội là bộc phát ngay.

Huy90A
02-04-2010, 04:13 PM
Theo tôi Ông này hay. Nên đọc sách với zero thành kiến. chờ nó lắng xuống rồi hãy kết luận.
Có nhiều người trước đây phản đối nhạc Trịnh và cũng có nhiều người hát nhạc Trịnh nhưng nói hiểu nhạc Trịnh thì có nhiều cách hiểu và cảm nhận. Mới nghe một đoạn nhạc mà kết luận hay dở thì chưa ổn, hay nghe người khác ca ngợi thì mình ca theo cũng bất ổn.

Lai Quoc Dat
02-04-2010, 06:09 PM
Có cái cần suy nghĩ, có cái đọc xong, nghe xong có thể phán được ngay. Những cái loại sách về lý luận này, khó nói ai đúng, ai sai vì nó thuộc về quan điểm. Mà quan điểm thì ta thường hay cho nó đúng nếu nó phù hợp với ta, và ta cho nó sai vì nó ko phù hợp với ta...

Khi đọc 1 quyển sách, tiếp nhận 1 ý kiến, nếu đạt trái thái zero (theo kiểu cái ông tác giả này định nghĩa là trạng thái tự do) thì sẽ dẫn đến ba phải, theo kiểu có được và có mất. Lắng nghe ý kiến là 1 việc, tiếp thu là 1 việc, phân tích nó là 1 việc, kết luận nó là 1 việc. Nó là 1 chuỗi các hành động được thực hiện trên cơ sở suy nghĩ và lập trường của bản thân. Đọc, nghe, nhìn phải trên cơ sở của bản thân...

Nếu zero thành kiến mà được hiểu là ko đem những thứ liên quan khác vào ý tứ, vào câu chữ, vào lý luận thì là việc nên làm. Nhưng nếu zero thành kiến mà dẫn đến trạng thái fresh, giống như là cái ổ đĩa đã format sạch hết dữ liệu thì đó là 1 sự nguy hiễm.

Vài dòng tản mạn cuối tuần...

buucuong-94
02-04-2010, 08:34 PM
Chúng ta đều biết, chất lượng của một tấm ảnh phụ thuộc vào chất lượng của máy ảnh, một cái máy ảnh tốt sẽ cho một tấm ảnh có chất lượng, một cái máy ảnh tồi sẽ cho một tấm ảnh hỏng... Tấm ảnh ấy bị hỏng tức là anh không chụp được một cách chính xác các cấu trúc của cuộc sống, anh có những dị tật mà vì thế anh nhận dạng cuộc sống một cách méo mó Mới đọc có 1 khúc này là...mắc cười quá. Vậy mà ai tạo topic này đưa vô mục "Nghệ thuật sống" mới hay chứ :tounge_smile:
Bác TD đã từng viết sách về logic học, vậy cho BC hỏi cái này gọi là "ngụy biện" được không?

Ngụy biện là gì? bác google.com.vn nói như vầy

"...là những lý luận không hợp lý về nội dung, như đối nghịch lại với hình thái hoặc cấu trúc của chúng. Một định nghĩa khó có thể liệt kê tất cả các dạng ngụy biện thông thường. Tuy nhiên, bằng cách cho thí dụ, chúng ta có thể tìm thấy trong cách sử dụng ngôn ngữ xuyên tạc để thực hiện khéo léo nhận thức của chúng ta về một đề tài dưới sự thảo luận ("Bài thi khó khăn của Giáo sư Hedley là không công bằng đối với sinh viên"), trong sự tối nghĩa -- không chủ tâm hay có kế hoạch cẩn thận hay không mà làm mờ đi sự thấu hiểu của chúng ta về những gì được tranh cãi rõ ràng..."

Phải hông ta :wink_smile: Mà thừong đã là ngụy biện thì tất có chủ đích không "quang minh chính đại" rồi.

phanphuong
02-04-2010, 08:57 PM
Đoạn về cái máy ảnh, pp hiểu như sau:
- Máy ảnh tốt, ghi được chính xác hiện thực.
- Máy ảnh xấu, ghi lại không được như ý.
Tác giả xem nhận thức của con người cũng giống như chiếc máy ảnh. Nếu năng lực nhận thức kém thì nhìn nhận cuộc sống méo mó, không đúng như sự thật của nó.
Có lẽ tác giả này văn hoa, dùng từ ngữ đao to búa lớn làm người đọc dị ứng? Chứ thấy tư tưởng cũng hay chứ.
Có điều, như đã nhận định từ đầu (hông biết đúng sai, vì ít thông tin quá!) tác giả có ý đồ ...nguy hiểm! :))

HuongViet
03-04-2010, 07:52 PM
- Ngày nay xã hội phát triển, nhất là công nghệ thông tin. Và thời đại thông tin bùng nổ đa phương, đa chiều, nhiều khuýa cạnh. Nếu không vững lập trường, ý chí có thể chao đảo. Và dần dần nhiều anh em đã ra đi, không còn lửa nhiệt huyết, khủng hoảng ý chí, mất phương hướng.Thêm vào đó, các bài viết trên forum có hình bóng của giận hờn, oán trách, trích móc ... rồi chúng ta sẽ về đâu? Có lẽ mỗi người chúng ta phải xác định lại lập trường của chính mình.
- Nhớ lại ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, mục đích duy nhất là vì nhân dân Việt Nam, vì tình yêu quê hương đất nước, mới có tên là Nguyễn Ái Quốc, 1 cái tên toát lên hết tất cả ý nghĩa và nguyện vọng của Bác. Đó là cơ sở và lập trường vững chắc cho mọi lý luận.
- Ngày nay, chúng ta vì cái gì? Có phải vì tình người hay không?Chắc chắn là vì tình người, tình cảm của con người đối với con người với nhau. Nếu ai đã rời bỏ forum Lê Quí Đôn ra đi, chắc chắn là họ "Mất năng lực phản ánh sự thật".
- Cho nên, tên trường là LQD hay LA hay .... là cái gì đi nữa. Chúng ta cũng phải giữa vững tình người với nhau, nhất là tình cảm của anh em Cựu HS mà bấy lâu nay chúng ta đã từng gìn giữa , xây dựng và ngày càng phải bồi dưỡng nuôi lớn hơn nữa, tình yêu quê hương Long An, những con người Long An, nơi tổ tiên chúng ta dùng xương và máu để lại cho ta.
- Cuối cùng, lửa đã cháy ở đâu rồi? hay lửa đã tắt? Hãy truyền cho nhau, đừng để nó là ngọn lửa cuối cùng.

buucuong-94
04-04-2010, 12:54 PM
Đoạn về cái máy ảnh, pp hiểu như sau:
- Máy ảnh tốt, ghi được chính xác hiện thực.
- Máy ảnh xấu, ghi lại không được như ý.
Tác giả xem nhận thức của con người cũng giống như chiếc máy ảnh. Nếu năng lực nhận thức kém thì nhìn nhận cuộc sống méo mó, không đúng như sự thật của nó.
Có lẽ tác giả này văn hoa, dùng từ ngữ đao to búa lớn làm người đọc dị ứng? Chứ thấy tư tưởng cũng hay chứ.
Có điều, như đã nhận định từ đầu (hông biết đúng sai, vì ít thông tin quá!) tác giả có ý đồ ...nguy hiểm! :))

BC hiểu như sau:
- Máy ảnh tốt, chưa chắc cho ra ảnh tốt, đẹp.
- Máy ảnh xấu, dỏm, hình chụp vẫn đẹp được.
Vậy tức là cái đoạn máy ảnh gì đó của bác này không đúng.
Lấy một hiện tượng, một nhận định thoạt nghe có vẻ đúng, nhưng thực ra là không đúng, dẫn dắt lòng vòng, từ ngữ ...trên trời để đưa ra một nhận định khác, vậy nhận định khác có...đúng không???
Cái BC muốn nói là chỗ đấy.

myhanh
04-04-2010, 02:49 PM
BC hiểu như sau:
- Máy ảnh tốt, chưa chắc cho ra ảnh tốt, đẹp.
- Máy ảnh xấu, dỏm, hình chụp vẫn đẹp được.
Vậy tức là cái đoạn máy ảnh gì đó của bác này không đúng.
Lấy một hiện tượng, một nhận định thoạt nghe có vẻ đúng, nhưng thực ra là không đúng, dẫn dắt lòng vòng, từ ngữ ...trên trời để đưa ra một nhận định khác, vậy nhận định khác có...đúng không???
Cái BC muốn nói là chỗ đấy.
Từ cái sai mà suy ra cái gì thì lý luận cũng đúng cả. Hehe!!? A=>B mà A sai thì B đúng hay sai gì thì toàn bộ A=>B cũng đúng, cũng hợp lý hết.

tananboy
05-04-2010, 04:40 PM
- Ngày nay xã hội phát triển, nhất là công nghệ thông tin. Và thời đại thông tin bùng nổ đa phương, đa chiều, nhiều khuýa cạnh. Nếu không vững lập trường, ý chí có thể chao đảo. Và dần dần nhiều anh em đã ra đi, không còn lửa nhiệt huyết, khủng hoảng ý chí, mất phương hướng.Thêm vào đó, các bài viết trên forum có hình bóng của giận hờn, oán trách, trích móc ... rồi chúng ta sẽ về đâu? Có lẽ mỗi người chúng ta phải xác định lại lập trường của chính mình.
....
- Ngày nay, chúng ta vì cái gì? Có phải vì tình người hay không?Chắc chắn là vì tình người, tình cảm của con người đối với con người với nhau. Nếu ai đã rời bỏ forum Lê Quí Đôn ra đi, chắc chắn là họ "Mất năng lực phản ánh sự thật".
- Cho nên, tên trường là LQD hay LA hay .... là cái gì đi nữa. Chúng ta cũng phải giữa vững tình người với nhau, nhất là tình cảm của anh em Cựu HS mà bấy lâu nay chúng ta đã từng gìn giữa , xây dựng và ngày càng phải bồi dưỡng nuôi lớn hơn nữa, tình yêu quê hương Long An, những con người Long An, nơi tổ tiên chúng ta dùng xương và máu để lại cho ta.
- Cuối cùng, lửa đã cháy ở đâu rồi? hay lửa đã tắt? Hãy truyền cho nhau, đừng để nó là ngọn lửa cuối cùng.
Bác HV không phải là chs LQD mà viết như vầy thì thâm quá! ;)

TTKK
05-04-2010, 05:12 PM
Nhiều ông dưới quê: Cấp dưới không dám phản ánh sự thật vì sợ bị trù dập. Cấp trên không dám phản ánh sự thật vì quyền lợi...Chờ khi nào mấy ổng về hưu chắc có người nói thiệt cho mà xem, hay đợi sắp băng hà sẽ khai ra hết!

HuongViet
05-04-2010, 07:36 PM
- Xin lỗi toàn thể anh em đã hoàn toàn hiểu sai đoạn trích của tôi. Tôi muốn diễn đạt và lý giải một cuộc đấu tranh nội tâm, chính bản thân con người, giữa cái thiện và cái ác trong tâm thức, và 1 cách lý giải khả năng nâng cao năng lực nhận thức thế giới khách quan. Đó chính là rèn luyện đạo đức " Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố." Năng lực phát triển nhận thức bên trong của mỗi người chính là rèn luyện đạo đức, chỉ có rèn luyện đạo đức mới giúp chúng ta có ý chí, nghị lực và phát triển các năng lực khác như kiên nhẫn, cam đảm ....Quyển sách của ông Bạt có nhiều vấn đề nhưng tôi là người đọc sách có chọn lọc, chọn cái hữu ích. Và xin nói rằng : tôi không bàn gì về những lĩnh vực nhạy cảm.
- Chỉ có những kiến thức phát triển về tâm thức, năng lực con người như trí tuệ, đạo đức, nhân cách, lối sống .... con người là những vấn đề tôi cần quan tâm. Mong anh em hiểu, thông cảm mà bỏ qua.

myhanh
06-04-2010, 08:06 AM
@HuongViet: Không sao cả bạn à, qua đây cho thấy trước một bài viết có rất ư phong phú cách hiểu nó và cách ứng xử về nó. Đó cũng là một bài học bổ ích đấy chứ.

nobipotter
06-04-2010, 03:42 PM
Khi đối tượng còn bị ru ngủ với những ngôn từ và lý luận, thì đối tượng đó không nhận thức đúng sự vật như đúng bàn chất của sự vật, hiện tượng... khi đó gọi là mất năng lực phản ánh sự thật

tananboy
07-04-2010, 03:30 PM
Nhận thức kém, đại khái vậy. Tác giả văn hoa quá, đâm ra gây phản ứng trái ngược cho độc giả!